Vậy bài thuốc chữa xương khớp này có thực sự tốt không? Cách thực hiện thế nào? Cần lưu ý những điều gì khi ứng dụng? Dưới đây, chuyên gia Viện Y Dược cổ truyền dân tộc Việt Nam sẽ chia sẻ chi tiết.
Tìm hiểu tác dụng chữa gãy xương của cây bìm bịp
Cây bìm bịp còn được gọi với nhiều tên khác như cây xương khỉ, lá cầm, cây mảnh cộng, ưu độn thảo,… Từ xa xưa, loại cây này đã nổi tiếng với công dụng hỗ trợ điều trị viêm gan, làm mát gan, lợi mật, cân bằng huyết áp, đặc biệt là chữa các bệnh xương khớp như chữa gãy xương, đau lưng, đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống, bong gân,…
Công dụng chữa gãy xương khớp đã được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại phân tích và công nhận đem đến hiệu quả tốt. Cụ thể như sau:
- Theo Y học cổ truyền, cây bìm bịp có vị ngọt, tính bình, qui kinh can đởm, chủ trị các bệnh như đau nhức xương khớp, kháng viêm, sát trùng và bồi bổ xương khớp.
- Theo khía cạnh Y học hiện đại, cây bìm bịp chữa gãy xương nhờ thành phần chứa nhiều vitamin, tanin, cerebrosid, glycosid, glycerol,… Đây đều là những hoạt chất có tính kháng viêm mạnh, chống sưng tấy và hỗ trợ giảm cơn đau nhanh chóng. Đặc biệt hơn, các chuyên gia đã tìm thấy trong cây bìm bịp có một lượng khoáng chất canxi khá cao. Điều này giúp hỗ trợ thúc đẩy phần xương gãy mau liền.
Chính vì những đặc điểm trên, các thầy thuốc/bác sĩ khẳng định cây bìm bịp mang đến công dụng chữa gãy xương và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác liên quan đến xương khớp như đau nhức xương, thoái hóa cột sống, bong gân, đau lưng,…
Hướng dẫn bài thuốc từ cây bìm bịp chữa gãy xương và đau nhức xương
Để phát huy công dụng chữa gãy xương và đau nhức xương khớp, bạn cần áp dụng đúng bài thuốc, kết hợp với những dược liệu phù hợp. Cụ thể, dưới đây Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ hướng dẫn chi tiết 4 bài thuốc được đánh giá cao về hiệu quả trị bệnh.
Bài thuốc dùng cây bìm bịp chữa gãy xương
Đối với tình trạng gãy xương mức độ nhẹ, vết thương kín, không bị hở, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng bài thuốc với cây bìm bịp như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: 100g lá bìm bịp, 2 thìa muối.
Cách thực hiện:
- Đem lá bìm bịp rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 10 phút để diệt khuẩn.
- Sau khi lá dược liệu ráo nước, đem giã nát cùng 2 thìa muối hạt.
- Đắp lá thuốc vào vùng xương gãy, sau đó dùng gõ nẹp cố định.
Cần lưu ý, trước khi bó thuốc, cần nắn chính cho phần xương khớp về đúng vị trí ban đầu. Đồng thời, lúc đắp thuốc phải nhẹ tay, tránh xương bị xô lệch khỏi vị trí. Cứ 2 ngày sẽ thay thuốc 1 lần, thực hiện đều đặn trong 7 – 10 ngày để thấy hiệu quả.
Bài thuốc đắp trị bong gân, sái khớp
Tình trạng bong gân, sái khớp tại các vị trí như cổ chân, cổ tay, đầu gối, vai,… làm cho khả năng vận động bị giảm sút. Để thuyên giảm tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc với cây bìm bịp như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: 80g lá bìm bịp tươi, 50g củ sâm đại hành tươi, 50g lá ngải cứu tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các dược liệu trên, để ráo nước.
- Giã nát các dược liệu, sau đó trộn thêm với 200ml ngấm gạo và sao nóng trên chảo.
- Đợi khi hỗn hợp thuốc giảm bớt nhiệt thì đắp trực tiếp lên vùng xương khớp đang bị bong gân, sái khớp và quân băng gạc cố định.
Giữ hỗn hợp trên vết thương qua đêm. Thực hiện liên tục từ 7 – 10 ngày để triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ cây bìm bịp
Khi bìm bịp được kết hợp cùng các dược liệu phù hợp sẽ giúp phát huy công dụng trị đau xương khớp hiệu quả hơn. Cụ thể, trong Y học cổ truyền, thầy thuốc thường áp dụng 1 trong 3 bài thuốc sau giúp giảm các cơn đau nhức xương khớp hữu hiệu.
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 30g bìm bịp khô, đem rửa sạch rồi cho vào ấm, hãm với 400ml nước nóng. Sau 20 phút có thể uống được. Hãm nước bìm bịp mỗi ngày để thúc đẩy giảm đau xương khớp.
- Bài thuốc 2: Cần chuẩn bị các dược liệu gồm 30g cây bìm bịp, 20g gối hạc, 20g tầm gửi dâu, 20g cổ trâu. Cho dược liệu vào sắc với 1.5 lít nước. Đợi đến khi nước sôi, cạn còn 800ml nước thì chia rót ra cốc, chia đều 3 phần uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 15 ngày, triệu chứng đau xương khớp lâu ngày sẽ thuyên giảm rõ rệt.
- Bài thuốc 3: Bài thuốc cần có các dược liệu gồm 16g tang ký sinh, 16g thục địa, 10g dây tơ hồng và 12g mỗi loại bìm bịp, đương quy, ba kích, đỗ trọng, cẩu tích, dây trâu cổ, đậu đen. Cho dược liệu trên vào ấm sắc với 1.5 lít nước, sau khi nước thuốc sôi, cạn còn 500ml thì tắt bếp, chắt đều ra 3 cốc nhỏ để uống trong ngày. Lưu ý, không để thuốc qua đêm vì sẽ làm giảm công dụng trị bệnh.
Ngâm rượu thuốc bìm bịp trị bệnh xương khớp
Ngoài phương pháp sắc nước uống hoặc làm thuốc đắp, phương pháp ngâm rượu thuốc bìm bịp trị bệnh xương khớp cũng được nhiều người áp dụng. Các hoạt chất từ dược liệu sau 1 thời gian ngâm đã tiết hoàn toàn ra rượu. Sử dụng rượu thuốc này xoa bóp sẽ giúp giảm đau nhức và sưng tấy xương khớp hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu: 100g rễ bìm bịp, 300ml rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rễ cây bìm bịp, để ráo nước, sau đó đem sao vàng trong khoảng 30 phút.
- Cho toàn bộ rễ đã sao vàng vàng bình, thêm 300ml rượu trắng vào và đậy kín nắp bình.
- Ủ rượu bìm bịp trong khoảng 15 – 30 ngày là có thể sử dụng được.
Mỗi tối trước khi đi ngủ hoặc mỗi khi đau nhức xương khớp, bạn có thể lấy 1 ít rượu ngâm để xoa bóp massage để thuyên giảm triệu chứng khó chịu.
Cây bìm bịp chữa gãy xương thực sự hiệu quả không?
Không thể phủ nhận những thành phần hoạt chất trong cây bìm bịp giúp hỗ trợ điều trị những bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, tùy tình trạng bệnh hiện tại và cơ địa mỗi người mà hiệu quả phương pháp này mang lại sẽ không giống nhau. Có nhiều người chỉ sau 1 thời gian áp dụng, tình trạng gãy xương hoặc đau nhức xương đã được cải thiện đáng kể. Nhưng cũng có không ít trường hợp người bệnh không cảm nhận được hiệu quả trị bệnh, thậm chí tình trạng sưng đau càng nghiêm trọng hơn.
Vậy nên, sau 1 thời gian dùng cây bìm bịp chữa gãy xương hoặc bệnh xương khớp khác, nếu không thấy cải thiện, người bệnh cần đến bệnh viện, phòng khám đến được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp hơn.
Lưu ý quan trọng khi dùng cây bìm bịp chữa gãy xương khớp
Trong quá trình sử dụng cây bìm bịp chữa bệnh xương khớp, người dùng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo kết quả điều trị đạt mức tốt nhất, đồng thời không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
- Thuốc sắc chỉ nên sử dụng trong ngày, không để qua đêm vì sẽ làm giảm tác dụng và có nguy cơ nhiễm khuẩn, khiến người dùng dễ bị đau bụng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Sử dụng đúng theo định lượng các dược liệu trong bài thuốc và không tự ý kết hợp hay giảm bớt dược liệu. Điều này không chỉ làm giảm tác dụng trị bệnh mà còn có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn.
- Tương tự như các bài thuốc nam khác, bài thuốc dùng cây bìm bịp trị xương khớp sẽ không phát huy công dụng ngay tức thì mà cần 1 thời gian. Vậy nên, người bệnh cần kiên trì thực hiện, không bỏ liệu trình điều trị giữa chừng.
- Một số đối tượng không nên sử dụng bìm bịp trị bệnh như: Người bị cao huyết áp, người có thể hàn, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú,…
- Người bệnh cần lưu ý, không sử dụng thuốc Tây cùng lúc với cây bìm bìm. Nếu cần dùng thì cần cách nhau khoảng 60 phút, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trong trường hợp này để đảm bảo an toàn sức khỏe.
- Bên cạnh đó, người bệnh cần nghỉ ngơi, không vận động quá mạnh, kết hợp một chế độ dinh dưỡng giàu canxi, vitamin và khoáng chất khác để bồi bổ xương cốt, giúp giảm sưng đau và mau lành phần xương gãy.
Trên đây là thông tin giải đáp về tác dụng của cây bìm bịp chữa gãy xương. Đồng thời, hướng dẫn chi tiết 4 bài thuốc trị gãy xương và các bệnh xương khớp khác hiệu quả và an toàn. Tuy vậy, bạn không nên phụ thuộc hoàn toàn vào phương pháp này mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng.