Nghệ vốn nổi tiếng không chỉ là một một gia vị quen thuộc mà còn là một vị dược được ứng dụng trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại. Trong đó, nghệ đen được đánh giá là có công dụng và dược tính tốt nhất.
Tổng quan về nghệ đen
Nghệ đen có tên khoa học là Cucurma Caesia thuộc họ Zingiberales (Gừng). Nghệ đen còn có một số cái tên khác như: Nga truật, ngải xanh, tam nại, nghệ tím, nghệ đăm, thanh khương, bồng nga truật, phá quan phủ, thuật dược, xú thể khương,..
Dưới đây hãy cùng Viện y dược cổ truyền dân tộc tìm hiểu về vị dược này:
Đặc điểm hình dạng
Để nhận biết cây nghệ đen, ta có thể xác định qua một số đặc điểm hình dạng như sau:
-
Cây nghệ đen là cây thân thảo mọc thẳng, có thể đạt đến chiều cao trung bình 1.5m. Cây nghệ đen rừng mọc dại có thể lên đến hơn 2m.
-
Thân rễ có hình nón, thuôn về cuối, xung quanh có các khía chạy dọc. Mỗi rễ sẽ chia thành nhiều nhánh phụ, mỗi nhánh sẽ mang theo nhiều củ.
-
Lá cây có màu xanh nhợt, chiều dài lá khoảng 30 – 60cm và chiều rộng từ 7 – 8cm, có bẹ to mọc từ dưới chân cây lên. Trên lá có đốm đỏ và đường màu gân đỏ ở giữa.
-
Hoa mọc thành từng cụm từ rễ lên, có màu vàng với dài khoảng 15cm, bầu hoa có lông mịn cùng môi lõm ở đầu.
-
Quả hình trứng, bề ngoài nhẵn, hình dạng có 3 cạnh và bên trong chứa hạt thuôn màu trắng.
Rễ cây khi đủ trưởng thành sẽ phát triển và hình thành củ. Củ của cây chính là phần được dùng làm dược liệu, có đặc điểm nhận biết như sau:
-
Hình con thoi hoặc hình trứng. Phần đầu trên của củ phình to, rồi thu nhỏ dần về phía đầu dưới.
-
Chiều dài dao động từ 2 – 4cm.
-
Lớp vỏ bên ngoài của củ đen có màu vàng nâu, bề mặt trơn bóng.
-
Thịt bên trong có màu xanh thẫm hoặc tím nhạt khi còn tươi và chuyển sẫm hoặc hơi đen khi khô.
Nguồn gốc và phân bố
Cây nghệ đen vốn là loài thực vật có nguồn gốc bản địa đến từ Indonesia và Ấn Độ. Từ thế kỉ thứ VI, loài cây đã được các đoàn thương nhân Arab đưa đến Châu Âu. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, người phương Tây chưa sử dụng nghệ đen làm thảo dược chữa bệnh, mà chủ yếu dùng làm gia vị trong nấu ăn để thay thế cho gừng.
Hiện nay, cây nghệ đen được trồng rộng rãi ở nhiều nước, tập trung chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, khu vực trồng nhiều nhất là miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Loài cây này thích ứng với điều kiện sống ở những vùng đất đồng bằng ven biển, đất đồi xốp ẩm, ven suối hoặc ở rừng núi.
Bộ phận và quy trình làm dược liệu
Cây nghệ đen có bộ phận được sử dụng chính là củ tươi hoặc khô, được thu hái vào tháng 11 – 12 hàng năm. Sau khi thu hái, phần củ sẽ được rửa sạch đất cát và cắt bỏ hết rễ con trước khi được sử dụng.
Có nhiều cách để bào chế thuốc từ nghệ đen, trong đó có một số cách như sau:
- Sơ chế nghệ tươi:
Rửa sạch, cạo bỏ vỏ hoặc không, để ráo nước và tùy thuộc phương pháp sử dụng mà tiếp tục chế biến.
- Làm tinh bột nghệ:
Rửa sạch, xay nhuyễn, trộn thêm nước và lọc bã, giữ phần nước cốt và chờ vài tiếng để lắng tinh nghệ đen, thực hiện vài lần để thu được tinh bột và bã. Phần tinh bột bỏ nước, phơi khô và bóp vụn hoặc tán thành bột mịn.
- Cách bào chế theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải:
Sau khi làm sạch thì mài hoặc xay củ nghệ đen tươi ra, tiếp theo hơ phần thịt thu được trên lửa cho bột khô lại.
- Cách bào chế theo Bản Thảo Cương Mục:
Cho củ nghệ đen tươi nguyên vỏ và ủ với tro nóng (chú ý đốt tro bằng các loại gỗ tốt, lành tính) cho đến khi chín mềm. Sau đó lấy nghệ ra, loại bỏ phần tro bám bên ngoài, tiếp theo giã nát và sao với giấm.
- Cách bào chế theo Dược Tài Học:
Làm sạch nghệ, luộc nguyên củ cho chín, sau đó thái lát mỏng và phơi khô. Một cách khác cũng được ghi lại trong sách là luộc nghệ nguyên củ với giấm theo tỉ lệ 600g nghệ cùng 160g giấm, sau khi cạn nước thì tắt bếp, để nguội rồi láy nghệ ra bào mỏng, đem đi phơi khô.
Sau khi đã sơ chế và thu được dược liệu thì điều kiện bảo quản cũng rất quan trọng để giữ được chất lượng của thuốc. Sau khi đã sơ chế, các bộ phận của nghệ đen có thể được bảo quản dưới nhiều hình thức khác nhau như:
- Bảo quản loại tươi:
Các củ tươi nên được bảo quản trong một bao bì kín để tránh tiếp xúc với không khí. Nó cũng có thể được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 4-8 độ C trong khoảng 1 tháng.
- Bảo quản loại khô:
Các củ nghệ đen khô nên được bảo quản trong các bao bì kín để tránh tiếp xúc với không khí và ánh sáng mặt trời. Nó cũng có thể được bảo quản trong một hộp kín ở nhiệt độ từ 15 – 25 độ C.
- Phơi dược liệu:
Nếu không muốn sử dụng các phương pháp bảo quản trên, nghệ đen có thể được phơi khô liên tục và không cần cất giữ kín nếu đảm bảo không gian khô ráo, thoáng mát và nhiệt độ ổn định, không có ánh nắng trực tiếp mạnh chiếu vào. Khi phơi khô dược liệu dạng lát, bạn có thể đặt trong một túi lưới hoặc giấy lọc trà, treo lên để không bị nứt và sạch khỏi bụi.
Thành phần hóa học
Các nhà khoa học đã phân tích và nghiên cứu các thành phần hóa học có trong nghệ đen gồm:
- Curcumin:
Hoạt chất đặc biệt chỉ có trong củ các loài cây nghệ, được chứng minh về khả năng chống ung thư, đồng thời là một chất chống oxy hóa, tiêu viêm, kháng khuẩn, ngừa thoái hóa, chống thiếu máu cục bộ, tăng tốc phục hồi tế bào. Hàm lượng Curcumin trong nghệ đen thường cao hơn trong các giống nghệ vàng.
- Tinh dầu:
Tinh dầu nghệ đen có hàm lượng 1-1.5%, tập trung nhiều nhất tại phần củ và có khả năng chống oxy hóa mạnh bao gồm tiêu biểu như cinecol (9.6% tổng tinh dầu), d-camphen và sesquiterpen ancol (chiếm 48%), zingibezen (35%),…
- Chất nhầy:
Chiếm 3.5% cụ nghệ, mang tính kết dính cao.
- Curcemenol và sesquiterpene:
Đây là 2 hợp chất có khả năng chống viêm mạnh, đồng thời hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của khối u, dị bào,… Chúng còn tham gia vào hệ miễn dịch của gan và hệ thần kinh.
- Curcuzedoalide:
Xuất hiện ở nhiều bộ phận của cây, nhưng chủ yếu trong củ, là một hợp chất có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư đường ruột, dạ dày – đại tràng.
- Protein, vitamin và chất xơ:
Trong củ nghệ có hàm lượng chất xơ cao, ngoài ra có một lượng protein và một số nhóm vitamin C thiết yếu cho cơ thể.
- Axit và phenol:
Chiếm 11.45%, gồm Tricyclo 5.1.0.02.4, p-(2-methylallyl),…
- Một số hoạt chất khác:
Curzerenone (44.93%), Germacrone (6.16%), Camphene, Difurocumenone, Ar-turmerone, Isocurcurmenole, Curcurmenole,…
Những ứng dụng của nghệ đen trong đời sống
Nghệ đen không chỉ là một loại gia vị cũng như một dược liệu quý mà còn có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, cụ thể:
- Ẩm thực:
Được sử dụng để thêm hương vị, màu sắc cho các món ăn ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt tại các vùng Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á. Ngoài ra, nguyên liệu này cũng có thể dùng để pha thức uống, làm trà.
- Y tế:
Nghệ đen có tính chất chống viêm và kháng khuẩn cùng nhiều dược tính khác nên được sử dụng trong cả y học cổ truyền phương Đông và y học hiện đại để điều trị nhiều bệnh lý, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.
- Hương liệu:
Tinh dầu của nghệ đen có thể được ứng dụng làm hương liệu, nước hoa như một chất tạo mùi.
- Làm đẹp và mỹ phẩm:
Nghệ đen được sử dụng để chăm sóc da, làm đẹp, bào chế mỹ phẩm nhờ chứa các chất chống oxy hóa, chống lão hóa, chống viêm, tái tạo tế bào,… Các tinh chất chiết xuất và nguyên liệu thô có thể được sử dụng để làm mặt nạ, tẩy tế bào chết và sản phẩm trị mụn, mờ sẹo, kem dưỡng da chống lão hóa,…
- Công nghiệp in ấn và nhuộm màu:
Nghệ đen từ xưa còn được sử dụng để sản xuất nhiều loại mực in và thuốc nhuộm màu, ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp.
Công dụng khi làm dược liệu
Các chuyên gia tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Việt Nam cho biết, nghệ đen là loại dược liệu sở hữu nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng của dược liệu nghệ đen theo y học cổ truyền và hiện đại:
Theo y học cổ truyền
Nghệ đen là một trong những loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền với tính vị như sau:
- Theo sách Khai Bảo Bản Thảo và Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển:
Tính ôn, vị cay đắng, không chứa độc tính.
- Theo sách Y Học Khải Nguyên:
Vị đắng, tính bình.
Vị thuốc này được xếp loại thuộc hành khí, quy kinh vào can, phế, tỳ. Dược liệu có công dụng túc Quyết âm Can, phá huyết, thông kinh, tiêu tích và hóa thực,… Do đó, nghệ đen có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y chủ trị một số bệnh như sau:
- Đau bụng:
Chữa chứng đau bụng do nhiều nguyên nhân như viêm loét dạ dày – đại tràng, rối loạn tiêu hóa, đau do trào ngược dạ dày thực quản,…
- Ăn không tiêu, đầy hơi:
Giúp tiêu hóa, tăng cường chức năng bài tiết dịch tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.
- Bế kinh:
Nghệ đen cũng được sử dụng để điều trị bế kinh, giúp kích thích và cân bằng các hormone nữ trong cơ thể, điều hòa hành kinh, tăng lưu thông khí huyết,…
- Chống viêm, kháng khuẩn, trị sẹo:
Tiêu viêm, diệt khuẩn, giảm thương tổn, tăng làm lành vết thương, làm sáng da và mờ sẹo.
- Bổ can:
Hỗ trợ chức năng can (tức gan), giúp cải thiện sức khỏe gan và ngăn ngừa các bệnh gan. Nhờ đó còn giúp thải độc, ích mật, tiêu sỏi túi mật (tức chứng Thạch đởm), chữa vàng da,…
Theo y học hiện đại
Không chỉ y học hiện đại mà y học hiện đại cũng công nhận dược tính và nhiều công dụng tuyệt vời của nghệ đen đối với con người, bao gồm:
- Chống viêm, giảm đau:
Tinh bột nghệ đen chứa các hoạt chất chống viêm và curcumin giúp giảm đau khớp, làm lành vết viêm loét dạ dày và đại tràng.
- Làm đẹp:
Nghệ đen được sử dụng để chăm sóc da, giúp lành vết mụn, làm phẳng sẹo lồi, giảm quá trình lão hóa và điều trị bệnh ngoài da như vẩy nến, bệnh chàm và chứng đỏ mặt.
- Chữa bệnh về phổi:
Hợp chất curcumin và một số hoạt chất thành phần khác giúp điều trị các bệnh về phổi như hen suyễn, viêm phế quản và viêm phổi (Theo nghiên cứu của Đại học Duy Tân).
- Hỗ trợ giảm cân:
Nghệ đen giúp phân hủy tế bào chất béo và hỗ trợ quá trình giảm cân (Theo nghiên cứu của tổ chức PubMed Central).
- Chống oxy hóa:
Nghệ đen chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là các hợp chất curcumin giúp giảm tình trạng lão hóa, các bệnh mãn tính và ung thư (Theo báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí Science Direct).
- Phòng chống, ngăn ngừa ung thư:
Curcumin có tác dụng chống tế bào ung thư và hỗ trợ quá trình hóa trị (Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Cancer Research UK).
Gợi ý 17 bài thuốc và cách sử dụng nghệ đen tốt nhất
Dưới đây là một số bài thuốc theo y học cổ truyền sử dụng nghệ đen kết hợp một số vị dược khác để cải thiện các vấn đề sức khỏe hoặc hỗ trợ chữa bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ chỉ định của thầy thuốc y học cổ truyền khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào.
6 bài thuốc cải thiện tiêu hóa, chữa đau bụng, viêm dạ dày
Có nhiều cách và bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau bụng và chống viêm dạ dày – đại tràng từ nghệ đen, tuy nhiên dưới đây sẽ tổng hợp 6 bài thuốc hiệu quả nhất để bệnh nhân tham khảo:
Cải thiện tiêu hóa cho cả người lớn và trẻ nhỏ:
- Nguyên liệu:
Nghệ đen khô thái lát (10g), cam thảo (10g), sơn thù (10g), hạt sen (10g), đại táo đỏ (1 quả), nước (500ml).
- Cách thực hiện:
Lấy các nguyên liệu trên, đun cùng với nước khoảng 30 phút, chia thành 2 lần uống trong ngày.
Giảm trào ngược, cải thiện viêm dạ dày – đại tràng:
- Nguyên liệu:
Tinh bột hoặc bột nghệ đen khô (2 thìa), mật ong nguyên chất (1 thìa), nước ấm (200ml).
- Cách thực hiện:
Pha nghệ và mật ong với nước ấm ở 40 độ C và uống ngay sau khi thức dậy buổi sáng, đều đặn mỗi ngày.
Hỗ trợ trị rối loạn tiêu hóa, đau bụng ở trẻ:
- Nguyên liệu:
Nghệ đen (5g), tam lăng (5g), hồ tiêu (5g), la bặc tử (5g), chế hương phụ (6g), chỉ thực (6g), thanh bì (6g), trần bì (10g), sa nhân (3g), lô hội (3g), hồ hoàng liên (3g).
- Cách thực hiện:
Tán tất cả nguyên liệu thành bột mịn (dạng khô) hoặc xay nguyễn (dạng tươi), rồi thêm hồ (nguồn gốc tự nhiên) để trộn đều, chế thành viên. Mỗi ngày uống cùng rượu gạo loãng ấm 2 lần, 3 – 6g/lần.
Giảm đau bụng co quắp ở trẻ em:
- Nguyên liệu:
Nghệ đen tươi (15g), a ngụy (3g).
- Cách thực hiện:
Giã nhuyễn, trộn đều và đắp quanh bụng của bé. Sau khi khô thì bỏ bã, lau sạch bằng nước ấm. Có thể uống thêm nước tử tô để tăng hiệu quả.
Giảm co thắt đại tràng, táo bón, đại tiện ra máu ở người lớn:
- Nguyên liệu:
Bột nghệ đen (1kg), cồ nốc mảnh (500g), đại hoàng (40g), mè đen (200g), mật ong.
- Cách thực hiện:
Trộn các dược liệu trên với mật ong nguyên chất, chế thành viên 5g. Mỗi ngày uống 20g (tức 4 viên), chia làm 2 lần cùng nước ấm.
Hỗ trợ chữa viêm dạ dày cấp và mãn tính:
- Nguyên liệu:
Nghệ đen (1kg), ô tặc cốt (300g), trúc diệp sài hồ (200g), mật ong.
- Cách thực hiện:
Trúc diệp sài hồ sao vàng, đem xay thành bột mịn, Xay nhuyễn nghệ đen và ô tặc cốt hoặc dùng dạng bột, trộn đều cùng bột sài hồ rồi thêm mật ong vào để chế thành viên. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 20g, sử dụng trước bữa ăn 30 phút.
3 bài thuốc hỗ trợ an thần, giúp ngủ ngon với nghệ đen
Dưới đây là 3 phương pháp sử dụng nghệ đen để an thần, ngủ ngon và hỗ trợ trị bệnh thần kinh:
Bài thuốc giúp ngủ ngon:
- Nguyên liệu:
Nghệ đen (10g), hoa thiên lý (10g), đảng sâm (10g), sơn tra (10g), đại táo đỏ (1 – 2 quả), nước (500ml).
- Cách thực hiện:
Cho vào nồi/ấm để đun khoảng 30 phút, chia thành 2 lần uống mỗi ngày.
Cải thiện rối loạn thần kinh:
- Nguyên liệu:
Nghệ đen (10g), thược dược (3g), đại hoàng (3g).
- Cách thực hiện:
Xay nhuyễn các vị thuốc đã sao/phơi khô trên thành bột, hòa thêm một ít mật ong nguyên chất để chế thành viên (8g/viên). Mỗi lần uống 3 lần, mỗi lần 6 – 8 viên, duy trì 30 ngày/liệu trình.
Trà nghệ đen:
- Nguyên liệu:
Nghệ đen dạng bột hoặc lát (3 – 5g), sữa tươi hoặc nước ấm 40 độ C (1 cốc).
- Cách thực hiện:
Cho nghệ vào nước/sữa, khuấy đều (đối với dạng bột) hoặc để yên 5 phút (dạng lát) rồi uống trước khi ngủ.
3 cách bổ khí huyết, giảm đau bụng kinh cho nữ
Dưới đây là 3 bài thuốc từ vị dược này cho nữ giới suy nhược cơ thể, rối loạn kinh nguyên hoặc nhiễm lạnh:
Bài thuốc cải thiện cơn đau bụng kinh:
- Nguyên liệu:
Nghệ đen (20g), ngải cứu (8g), ích mẫu (16g) và nước (500ml)
- Cách thực hiện:
Cho tất cả vào ấm sắc, cho đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Chia thuốc uống làm 2 lần/ngày vào trước bữa ăn. Sử dụng vào trước kỳ kinh khoảng 5 – 7 ngày và dừng khi có hành kinh.
Giảm đau bụng, mệt mỏi do bị nhiễm lạnh:
- Nguyên liệu:
Nghệ đen (100g), mộc hương (50g), cả hai đều ở dạng khô.
- Cách thực hiện:
Tán nguyên liệu thành bột mịn, mỗi lần pha khoảng 5g với giấm loãng để uống, ngày 2 lần.
Bổ khí huyết, giảm suy nhược và thiếu máu:
- Nguyên liệu:
Nghệ đen (40g), xuyên khung (40g), đỗ nhược (40g), hồi hương (40g), đương quy (40g), cam thảo (40g), địa hoàng thán (40g), bạch thược (40g) ở dạng khô và mật ong nguyên chất.
- Cách thực hiện:
Tán tất cả các vị dược trên thành bột mịn, trộn đều và thêm mật ong để vo thành viên 3 – 4g. Ngày uống 3 – 4 viên, đều đặn cho đến khi sức khỏe được cải thiện.
3 mẹo làm đẹp từ nghệ đen, giảm bệnh da liễu
Nếu chị em gặp vấn đề nám, tàn nhang, da sạm hoặc da tổn thương do bỏng, rạn nhiều do quá trình mang thai thì có thể áp dụng 3 cách sau:
Cải thiện tình trạng tổn thương da do bỏng:
- Nguyên liệu:
Bột nghệ đen (2 thìa), gel lô hội (2 – 3 thìa).
- Cách thực hiện:
Trộn đều 2 nguyên liệu thành hỗn hợp để đắp lên khu vực da bị tổn thương bỏng 1 lần/ngày, mỗi lần 15 – 20 phút để kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng tốc độ lên da non, hạn chế sẹo xấu.
Làm mờ thâm nám, tàn nhang:
- Nguyên liệu:
Tinh nghệ đen (2 thìa), mật ong nguyên chất (nửa thìa), sữa chua không đường (1 – 2 thìa).
- Cách thực hiện:
Trộn tất cả thành hỗn hợp sệt để đắp mặt nạ trong khoảng 10 – 15 phút rồi rửa sạch mặt bằng nước. Nên áp dụng 2 – 3 lần/tuần.
Ngăn ngừa và làm mờ rạn ở phụ nữ mang thai:
- Nguyên liệu:
Nghệ đen và gừng tươi với lượng bằng nhau, rượu trắng.
- Cách thực hiện:
Giã nát và ngâm 2 vị thuốc với rượu, ủ khoảng 1 tuần. Khi dùng thì thoa hỗn hợp cả rượu và bã lên các vùng da dễ bị rạn do mang thai như bụng, đùi, hông, mông,… Áp dụng 1 – 2 lần mỗi ngày, mỗi lần để yên 30 – 60 phút trước khi lau sạch lại.
Một số bài thuốc khác
Ngoài những cách trên, nghệ đen vẫn còn một số cách sử dụng khác như:
Bài thuốc cải thiện suy dinh dưỡng, bệnh cam tích ở trẻ:
- Nguyên liệu:
Nghệ đen tươi hoặc khô thái lát (6g) và hạt muông trầu (4g), nước (500ml).
- Cách thực hiện:
Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm, ninh cho đến khi cạn còn khoảng 150 – 200ml thì tắt bếp, lọc lấy nước cho trẻ uống. Đây là một thang uống cho 1 ngày.
Giảm viêm gan và triệu chứng vàng da:
- Nguyên liệu:
Nghệ đen, củ gấu, uất kim, quả tắc non lượng bằng nhau và ở dạng khô, mật ong nguyên chất.
- Cách thực hiện:
Cho tất cả các nguyên liệu trên vào máy xay nhuyễn thành bột, trộn thêm mật ong. Ngày uống 2g, duy trì liên tục cho đến khi da về màu bình thường.
Lưu ý cần biết khi mua, sử dụng vị dược nghệ đen
Việc sử dụng nghệ đen như một dược liệu để cải thiện sức khỏe và chữa bệnh, dù theo phương pháp hay cách bào chế nào cũng đều cần thực hiện cẩn trọng, chú ý một số vấn đề sau:
Một số tác dụng phụ
Cây nghệ đen không có độc tính, sử dụng phù hợp đa số mọi người và độ tuổi. Tuy nhiên vẫn có một số người có thể bị mẫn cảm với thành phần bên trong và gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Đau bụng:
Do nghệ đen có tính cay, sử dụng nghệ đen trong một lúc dài có thể gây đau bụng. Để giảm khó chịu cho dạ dày, nên sử dụng bột nghệ để tiện lợi hơn.
- Tăng co bóp tử cung:
Nghệ đen có thể kích thích tử cung, có ích trong việc giúp dòng chảy kinh nguyệt. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng nghệ đen để tránh bất kỳ tác hại nào cho em bé.
- Gây ra chảy máu:
Một số hợp chất trong nghệ đen có thể tăng lưu thông khí huyết và làm chậm quá trình máu tụ, từ đó dẫn đến chảy máu. Nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc liên quan đến tiểu cầu, nên tìm hiểu thêm hoặc tránh sử dụng nghệ đen.
- Tiêu chảy và nôn:
Nếu sử dụng liều lượng lớn nghệ đen, có thể gây tiêu chảy và nôn.
- Nóng trong:
Có tính cay nóng nên sử dụng quá mức có thể gây nóng trong, toát mồ hôi nhiều,…
Chính vì những tác dụng phụ trên mà việc sử dụng nghệ đen làm dược liệu cần cẩn trọng, nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc, đồng thời tuân thủ đúng cách dùng, liều sử dụng theo chỉ dẫn.
Kiêng kỵ và tương tác dược tính
Việc nắm vững các kiêng kỵ và tương tác khi sử dụng nghệ đen đối với một số dược phẩm, đối tượng là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và phát huy được tối đa các lợi ích sức khỏe từ vị thuốc. Các tương tác và kiêng kị của nghệ đen bao gồm:
-
Không pha các dạng bào chế của dược liệu với nước sôi 100 độ C hoặc nước quá nóng. Tốt nhất nên sử dụng với nước ấm với nhiệt độ dưới 40 độ C. Điều này để tránh làm mất đi các hoạt chất trong nghệ đen do tác động của nhiệt độ cao.
-
Hoạt chất Curcumin trong tinh bột nghệ có tính chỉ bên trong môi trường kiềm nên nếu nếu uống trong lúc đói thì Curcumin sẽ nhanh chóng xuống ruột non. Ruột non nơi có môi trường kiềm, dẫn đến việc hoạt chất này sẽ bị phân hủy, như vậy thì sẽ không đạt hiệu quả cao nhất trong sử dụng.
-
Một số hợp chất trong dược liệu nghệ đen nếu tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều có thể làm chậm quá trình đông máu, đây là phản ứng trái ngược với các chất làm đông máu.
-
Khi dùng chung với thuốc kháng axit như Tagamet, Nexium Pepcid, Zantac hoặc Prevacid thì có thể gây tăng axit dạ dày, từ đố gây các cơn đau bụng.
Do đó, không nên tự ý sử dụng các pháp trị chữa bệnh và cách áp dụng nghệ đen cải thiện sức khỏe mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ có chuyên môn về y học cổ truyền và bác sĩ đang điều trị cho bạn.
Chọn mua dược liệu và lưu ý khi áp dụng trong y tế
Nghệ đen là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và hiện đại. Để chọn mua và sử dụng dược liệu nghệ đen ứng dụng trong y tế, bạn nên lưu ý các điểm sau đây:
- Mua từ nguồn cung cấp đáng tin cậy:
Khi mua bất kỳ loại dược liệu nào cùng nên chọn từ các nhà cung cấp uy tín, được kiểm định và đảm bảo chất lượng. Tránh mua dược liệu dù loại tươi hay khô từ các nguồn không rõ nguồn gốc hoặc không có giấy chứng nhận phù hợp.
- Kiểm tra trước chất lượng sản phẩm:
Nên kiểm tra mùi hương, màu sắc và hình dáng của nghệ đen theo từng phương pháp sơ chế để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nếu mua nghệ được sơ chế dưới dạng bột, hãy kiểm tra độ mịn và không có cặn.
- Sử dụng đúng liều lượng:
Khi dùng trong y học, bạn cần tìm hiểu cách sử dụng và liều lượng phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong sử dụng.
- Tìm hiểu các tác dụng phụ có thể xảy ra:
Nên tìm hiểu các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng nghệ đen và kiểm tra xem có có phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn hay không, cơ địa có mẫn của hay không.
- Chú ý kiêng kị và đối tượng sử dụng:
Nắm rõ các kiêng kỵ, tương tác thuốc, đối tượng nên và không nên dùng nghệ đen.
- Sử dụng trong thời gian hợp lý:
Nên sử dụng nghệ đen trong thời gian hợp lý và không sử dụng quá mức. Sau một thời gian sử dụng pháp trị, sản phẩm không mang lại hiệu quả như mong muốn cần tham vấn ý kiến bác sĩ để đổi phương pháp điều trị khác.
Nghệ đen tương tự như nghệ vàng, có nhiều ứng dụng trong đời sống, đặc biệt công dụng trong y học đã được công nhận và sử dụng phổ biến. Vị thuốc này dễ tìm kiếm và có thể áp dụng trong nhiều pháp trị, song cần cẩn trọng khi sử dụng để đảm bảo an toàn, hiệu quả.