Lương y Đinh Văn Trần người thầy thuốc có tâm với bệnh nhân

SKV – Đến nay, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước vẫn không ngớt trầm trồ về vị lương y tuổi trung niên, có biệt tài và sở hữu những bài thuốc quý, chữa khỏi bệnh cho hàng ngàn người từ khắp mọi nơi.

Lương y Trần tốt nghiệp trường trung cấp y Tuệ Tĩnh tại Hà Nội. Là một người có kiến thức sâu rộng cả về Đông và Tây y cùng với tấm lòng cao cả, lương y đã để lại trong mắt bệnh nhân hình ảnh người thầy thuốc hết mình, tận tụy với công việc cứu người.

Lưu giữ, phát huy được nghề truyền thống của gia đình là trách nhiệm và niềm tự hào của người làm con, làm cháu. Song, với lương y Đinh Văn Trần ở ấp 2, xã Đồng Tâm (Đồng Phú) còn làm được nhiều hơn thế. Từ những bài thuốc nam gia truyền, lương y Trần đã kết hợp với các phương pháp chẩn đoán, chữa bệnh của tây y để chữa khỏi nhiều căn bệnh. Tiếng lành đồn xa, cơ sở khám chữa bệnh đông y tại gia của lương y Trần luôn có nhiều người đến khám chữa bệnh.

DUYÊN VỚI NGHỀ

Chúng tôi đến cơ sở khám chữa bệnh tại gia của lương y Trần vào những ngày cuối năm, dù trời mưa nhưng người đến khám chữa bệnh vẫn rất đông. Chị Hoàng Thị Liễu, xã Nghĩa Trung (Bù Đăng) cho biết: Nghe người dân mách có thầy Trần bốc thuốc chữa bệnh rất hiệu quả nên tôi đến đây khám bệnh. Một phụ nữ đến từ miền Tây nói: Nhiều người quê tôi lên nhờ thầy chữa bệnh nay đã khỏi hẳn. Tôi bị đau lưng, đau khớp nhiều năm nay, dù đã điều trị bằng tây y nhưng bệnh chỉ thuyên giảm một thời gian rồi lại tái phát. Uống thuốc nam của lương y Trần được 2 tuần, tôi thấy bệnh thuyên giảm 4-5 phần.

Lương y Đinh Văn Trần người thầy thuốc có tâm với bệnh nhân
Lương y Trần bắt mạch, kê đơn thuốc cho bệnh nhân

Dịp cuối năm, bệnh nhân đến cơ sở khám chữa bệnh của lương y Trần ngày một đông. Lương y Trần kể: “Nghề bốc thuốc nam cứu người đã có từ thời ông nội là Đinh Văn Khoan, sau đó được truyền lại cho cha tôi là ông Đinh Văn Trước. Về sau, bài thuốc được cha truyền lại cho tôi cùng anh em trong gia đình”. Ngoài cuốn sách về các bài thuốc thì anh em của lương y Trần còn được truyền đạt kinh nghiệm khám chữa bệnh thực tế.

Lương y Trần nhớ lại: 7 anh em tôi lần lượt được cha dẫn vào rừng tìm cây thuốc. Mỗi khi hái lá thuốc gì cha đều chỉ cho chúng tôi cách nhận biết qua bề ngoài và mùi vị, công dụng chữa bệnh. “Mưa dầm thấm lâu”, anh em tôi thuộc các vị thuốc và tự vào rừng tìm. Ngày đó cây thuốc nhiều, dân thì nghèo nên gia đình tôi chữa bệnh không lấy tiền. Những người được chữa khỏi bệnh tỏ lòng biết ơn bằng con gà, chai rượu thôi.

HỢP SỨC GIỮ NGHỀ

Không những lương y Trần mà các anh trai là ông Đinh Thế Công (1962) và ông Đinh Quang Toàn (1953) cũng ngày đêm đồng hành với bệnh nhân. Ông Công cho biết: Ngoài bài thuốc gia truyền, tôi còn được học tây y, băng bó vết thương và châm cứu tại Trường 308 thuộc Cục Hậu cần Quân khu 1 (Cao Bằng) trong thời gian đi bộ đội. Năm 1986, sau khi xuất ngũ, tôi về nhà phụ cha bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Năm 1991, tôi và anh trai Đinh Quang Toàn vào Đăng Hà (Bù Đăng) lập nghiệp, khi nào người thân bị bệnh mới kiếm cây thuốc về chữa.

Lương y Đinh Văn Trần người thầy thuốc có tâm với bệnh nhân
Bốc thuốc tại gia đình lương y Đinh Văn Trần

Khi nhiều người biết đến các bài thuốc của họ Đinh, ông Công và ông Toàn cùng hợp sức với em trai để phát triển nghề. Hằng ngày, lương y Trần bắt mạch, kê đơn, ông Công và ông Toàn đảm nhiệm đốt hỏa châm huyệt đạo cho bệnh nhân. Để có thêm kiến thức về đông và tây y, lương y Trần học trung cấp y học cổ truyền tại Trường trung cấp y khoa Pasteur (Hà Nội). Được đào tạo bài bản, cùng với kiến thức y học từ gia đình và bài thuốc gia truyền, những năm qua lương y Trần đã chữa khỏi bệnh cho nhiều bệnh nhân trong và ngoài tỉnh.

Hiện cơ sở khám chữa bệnh của lương y Trần có 10 phòng nội trú để bệnh nhân ở xa lưu lại. Phương pháp điều trị bệnh và các bài thuốc của lương y Trần cũng đơn giản nhưng có thể chữa được rất nhiều bệnh, kể cả một số bệnh nan y. 2 anh trai của ông thay phiên nhau đốt hỏa châm huyệt bằng tinh dầu một số cây thuốc cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân được đốt hỏa châm huyệt kết hợp với sắc thuốc uống hằng ngày theo đúng chỉ dẫn, thì những người bệnh nhẹ chỉ từ 2-3 tháng là khỏi hẳn, bệnh nặng, mãn tính thì thời gian lâu hơn.

Điều khó nhất hiện nay tại phòng khám của lương y Trần là thiếu nguồn dược liệu. Hiện nay ở Bình Phước diện tích rừng ngày càng thu hẹp, cây thuốc đã cạn kiệt nên việc tìm các vị thuốc là rất khó. Vì vậy, lương y Trần phải nhập các vị thuốc từ tỉnh Cao Bằng. Hiện tại, phòng khám của lương y có khoảng 100 vị thuốc chuyên chữa các bệnh viêm họng, thoái hóa khớp, thoái vị đĩa đệm, tiểu đường, sỏi thận, vô sinh…

Trong thời gian ngắn, lương y Trần đã nhận được nhiều phần thưởng. Năm 2011, được Hội Đông y tỉnh tặng giấy khen. Năm 2013 được Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ (thành phố Hà Nội) trao tặng Bảng vàng “Vì sức khỏe cộng đồng” và cúp 100 doanh nhân xuất sắc năm 2013. Đặc biệt năm 2015, lương y Trần nhận 3 giải thưởng: Bảng vàng gia tộc do Ban tổ chức chương trình ấn tượng cuối năm (tổ chức ở Hà Nội) trao tặng; cúp doanh nhân tiêu biểu do Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội tặng và giấy chứng nhận “Sản phẩm xanh vì sức khỏe người Việt” do Viện Chính sách pháp luật và quản lý (do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) trao tặng.

NIỀM VUI CHỮA BỆNH CỨU NGƯỜI

Trong suốt 10 năm hành nghề, lương y Trần vẫn nhớ như in một trường hợp là cụ Năm (86 tuổi) quê Cà Mau. “Cụ bị ung thư thận giai đoạn cuối và đã cắt một quả thận. Nhưng bệnh quá nặng đã di căn sang quả thận còn lại nên bệnh viện trả về. Năm 2014, gia đình đưa cụ lên chỗ tôi khám. Ngày đầu tiên tôi phải cho cụ uống 4 lần thuốc giảm đau, kết hợp với sắc thuốc nam uống hằng ngày 3 cữ. Hết tuần đầu, bài thuốc đã có tác dụng, cụ Năm không còn đau nhiều. Sang tuần thứ 2, tôi cắt thêm 20 thang thuốc cho người nhà mang về sắc cho cụ uống hằng ngày. Đến nay, cụ Năm vẫn sống rất khỏe mạnh” – lương y Trần cho biết.

Thần kỳ nhất là trường hợp một bé trai 8 tuổi ở xã Thống Nhất (Bù Đăng) bị câm từ nhỏ. Khi gia đình đưa bé đến, lương y đã dùng phương thuốc gia truyền vừa đốt hỏa châm kết hợp uống thuốc. Sau 8 lần đốt, cậu bé đã nói được. Hay trường hợp một bệnh nhân nam ở tỉnh Kon Tum bị mắc bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối. Căn bệnh khiến bệnh nhân này nằm liệt không thể đi lại được. Gia đình đã đưa anh xuống khám và bốc 36 ngày thuốc về sắc uống. Mới đây, anh xuống khám lại thì bệnh đã thuyên giảm được 70%.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *