Thảo dược được xem là “chìa khóa vàng” trong việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của con người trong hàng ngàn năm nay. Thảo dược đã có từ rất lâu trên mọi nền văn hóa. Bằng chứng bằng văn bản lâu đời nhất được tìm thấy trên một cổ vật của nền văn hóa Sumerian có niên đại 5.000 năm lịch sử ở Ấn Độ, chỉ có 12 công thức nhưng có thể chữa được vô số các loại bệnh khác nhau từ 250 loại cây.
Dưới đây là những thảo dược dùng để chữa bệnh xương khớp an toàn, hiệu quả
Ngưu tất
Trong Y học cổ truyền, ngưu tất là dược liệu có tính ôn, vị chua, đắng và quy vào kinh can thận. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh công dụng của dược liệu này là hành ứ, phá huyết và sau khi chế biến có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt nên được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị các bệnh lý về xương khớp.
Trong đó bài thuốc thường được áp dụng là dùng 3-9g ngưu tất đem sắc lấy nước uống theo đợt giúp lợi gân cốt, bổ thận, giảm các triệu chứng viêm khớp, đau khớp, đau bụng kinh. Đặc biệt, cao khô Ngưu tất bào chế dạng viên uống được dùng trong điều trị huyết áp cao, tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch.
Cây ngưu tất có tác dụng trị đau lưng gối, mỏi gân xuơng. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Lá lốt
Ngoài công dụng được dùng như một loại gia vị, lá lốt còn được biết đến là một loại thảo dược tốt cho xương khớp. Trong Y học cổ truyền, thảo dược này có tính ấm, vị cay và công dụng tán hàn, ôn trung, hàn khí chỉ thống, giúp giảm đau xương khớp.
Dùng lá lốt phơi trong bóng râm, đến khi héo đem bỏ vào nồi sắc và nấu cùng nước trong thời gian khoảng 30 phút, gạn bỏ phần cặn, lấy nước uống sau bữa ăn tối. Ngoài ra sử dụng lá lốt trong các bữa ăn hoặc dùng ngâm chân cũng rất tốt cho xương khớp.
Cây ngải cứu
Theo Y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị cay đắng, có tác dụng giảm đau, làm ấm kinh, đuổi hàn thấp, an thai và cầm máu. Ngải cứu thường được dùng cho những người bị đau nhức xương khớp do phong hàn xâm nhập, khí huyết kém lưu thông hay do các bệnh lý khác.
Trong y học hiện đại, cây ngải cứu chứa hoạt chất flavonoid có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, ngải cứu còn chứa 2 chất kháng viêm tự nhiên là asinthin và anabsinthine, cùng hàm lượng tinh dầu có khả năng gây tê tự nhiên. Ngoài ra, trong ngải cứu còn có chứa tamin có tác dụng chống phù nề, mineol chống xơ hóa, giảm đau, làm mềm gân, thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dây chằng giúp phục hồi cử động, và một số thành phần khác giúp kích thích và tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai của cơ bắp, giảm viêm sưng, thông mạch. Nhờ đó, ngải cứu được sử dụng như một trong các loại cây chữa bệnh xương khớp, giảm tình trạng sưng tấy, nóng đỏ khá hiệu quả.
Đu đủ
Đu đủ cũng là một loại cây hỗ trợ trị đau nhức xương khớp, phong thấp. Theo đông y, đu đủ có tính hàn, vị ngọt. Ngoài ra đủ đủ còn có tính kháng khuẩn cao, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn. Có rất nhiều cách chữa đau xương khớp bằng đủ đủ mà bạn có thể tham khảo.
Cách chữa đau xương bằng đu đủ: Chuẩn bị quả đu đủ xanh, miếng vải bọc. Thực hiện hơ nóng quả đu đủ trên bếp lửa cho đến khi nóng già. Bọc đu đủ vào miếng vải rồi áp trực tiếp vào vùng khớp bị đau, lăn qua lăn lại giúp máu lưu thông tốt hơn.
Ngoài ra, đắp hạt đu đủ giã nát lên chỗ đau nhức xương khớp hoặc ăn đu đủ xanh hấp cách thủy cũng là bài thuốc dân gian phổ biến.
Dây đau xương là một trong những loại thảo dược tốt cho hệ xương khớp.Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Dây đau xương
Nhắc đến các loại cây chữa bệnh xương khớp hiệu quả không thể không nhắc tới cây dây đau xương, hay còn gọi là thân cân đằng, khoan cân đằng, tục cốt đằng. Cây dây đau xương có vị hơi đắng, tính mát, công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thường dùng để chữa các bệnh như tê thấp, đau xương khớp, tê bại, đau dây thần kinh hông.
Trong các bài thuốc dân gian, người ta thường dùng lá và thân của cây để chữa bệnh. Thời điểm tốt nhất để thu hái là khi thân cây đã già, sau khi thu hái về làm sạch, thái nhỏ và đem phơi khô.
Cách dùng dây đau xương chữa đau lưng, mỏi gối: Chuẩn bị dây đau xương (12g), cẩu tích (20g), củ mài (20g), giải tỳ (20g). thỏ ty tử (12g). Cách làm các nguyên liệu trên sắc hoặc ngâm rượu uống.
Thiên niên kiện
Cây thiên niên kiện còn có tên gọi khác là sơn thục hay cây bao kim. Thiên niên kiện là cây thân cỏ, sống lâu năm, thân rễ mập, bò dài, có mùi thơm. Thiên niên kiện có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm. Người ta thường lấy rễ của cây để làm dược liệu.
Theo y học cổ truyền, thiên niên kiện có tác dụng hỗ trợ điều trị phong tê thấp, đau mỏi cổ vai gáy, nhức mỏi xương khớp, tê bì chân tay, vôi hóa đốt sống, thoái hóa xương khớp, gai đốt sống.
Cách sử dụng thiên niên kiện chữa thấp khớp, đau nhức xương: Chuẩn bị rễ thiên niên kiện (12g), rễ cỏ xước (40g), hy thiêm (28g), nhọ nồi (16g), ngài cứu (12g). Thực hiện tất cả nguyên liệu đem rửa sạch, sao vàng rồi ngâm rượu. Sau khoảng 1 tháng có thể lấy ra sử dụng. Dùng mỗi ngày khoảng 30-40ml vào bữa cơm.
Trong danh sách các loại thảo dược tốt cho hệ xương khớp thì thiên niên kiện là một trong những vị thuốc đứng đầu trong điều trị. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Đỗ trọng
Đỗ trọng là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp phổ biến. Đỗ trọng còn có tên gọi khác là tư trọng, ty liên bì. Theo Y học cổ truyền, đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ôn. Người ta thường sử dụng vỏ thân đỗ trọng đã được phơi khô.
Đỗ trọng có công dụng tăng cường sức mạnh can thận, từ đó giúp hệ xương khớp chắc khỏe từ bên trong.
Bài thuốc trị bệnh xương khớp từ đỗ trọng: Chuẩn bị đỗ trọng (320g), đa sâm (320g), xuyên khung ( 200g). Thực hiện tất cả các vị trên thái nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trắng 35-40 độ. Sau 5 ngày có thể sử dụng. Mỗi lần uống 20-30ml.
Ngoài ra, để giảm đau xương, có thể dùng đỗ trọng để chế biên cùng với các món ăn như: gan hầm, gà hầm…
Đương quy
Đương quy là loài cây thân thảo lớn, sống lâu năm với chiều cao cây từ 40-80cm, thân cây hình trụ, màu tím, có rãnh dọc.
Đương quy có vị ngọt hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm. Đây là loại cây chữa bệnh đau nhức xương khớp với tác dụng chống viêm, giảm đau, an thần, tăng lưu lượng máu.
Bài thuốc xoa trị viêm khớp từ đương quy: Chuẩn bị đương quy (12g), độc hoạt (12g), khương hoạt (12g), thiên niên kiện (10g), hồng hoa (8g). Thực hiện các vị dược liệu tán nhỏ, ngâm cùng 1 lít rượu trắng. Sau khoảng 7-10 ngày có thể sử dụng.
Lấy rượu thấm vào vải cotton rồi xoa nóp lên vùng bị đau. Tuyệt đối không dùng uống.
Như vậy, việc sử dụng các bài thuốc nam bào chế từ thảo dược tốt cho xương khớp mang lại nhiều lợi ích và giúp cải thiện triệu chứng ở người bệnh. Tuy nhiên phương pháp điều trị nào cũng có những tác dụng phụ đi kèm nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng trong điều trị bệnh.