Vì sao nhiều thang thuốc đông y cần có cam thảo? |
Trong đông y mai mực được xem là vị thuốc quý, có thể kết hợp được với nhiều loại thảo dược tự nhiên. |
Tác dụng của Mai mực
Mai mực: Là dược liệu có vị mặn, tính ôn có một số tác dụng chính như:
- Trung hòa dịch vị dạ dày do hàm lượng canxi cacbonat trong mai mực có khả năng giảm tình trạng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn sau khi ăn.
- Giảm kích thích ở niêm mạc dạ dày và hỗ trợ phục hồi các tế bào bị viêm loét
- Ngăn chặn quá trình sản sinh axit dịch vị nhờ khả năng ức chế kháng cholinergic – ức chế dẫn truyền thần kinh.
- Chất keo trong mai mực có khả năng tạo thành lớp màng bảo vệ các ổ loét dạ dày, hạn chế tình trạng xuất huyết dạ dày.
- Mai mực tán bột còn có công dụng cầm máu tại chỗ.
-
– Theo Đông Y:
Tác dụng: Trừ khí hư, làm lành vết loét, cầm máu, cố tinh và khử hàn thấp.
Chủ trị: Mắt mờ, bế kinh, xích bạch đới, băng huyết, tai chảy mủ, loét dạ dày, ho lao lực, thừa nước chua.
Bài thuốc từ Mai mực
Chữa viêm loét dạ dày tá tràng và đại tiện táo: Chuẩn bị 40g mai mực, 24g cam thảo và 12g bối mẫu. Tất cả đem sơ chế sạch và tán thành bột nhỏ, trộn đều rồi bảo quản trong hũ kín. Mỗi lần dùng 10g, uống với nước ấm, nên dùng trước bữa ăn khi bụng còn đói.
Trị táo bón và ợ hơi, ợ chua: Lấy 20g mai mực, 6g thổ bối mẫu, 12g cam thảo đem tán nhỏ và rây mịn. Mỗi lần uống 6g, dùng ngày 2 lần trước bữa ăn 30 phút.
Chữa bệnh đau dạ dày: Chuẩn bị bột mai mực, bột mụn kê nội kim, bột cam thảo và bột gạo nếp rang, mỗi vị 4g. Tất cả đem trộn đều rồi bảo quản trong hộp dùng dần. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng lượng khoảng 1 muỗng cà phê. Kiên trì sử dụng trong thời gian dài để cải thiện bệnh.
Trị chứng thổ huyết: Sử dụng mai mực tán nhuyễn uống với nước cơm hoặc nước sắc bạch cập (sắc 15 – 20g dược liệu này với 300ml nước). Mỗi lần dùng từ 1-2g, dùng 4-5 lần/ ngày đến khi khỏi.
Chữa tai chảy mủ: Sơ chế 2g mai mực và 0.4g xạ hương rồi đem tán mịn dược liệu. Sau đó dùng bông tăm chấm bột thuốc và khoáy nhẹ nhàng vào bên trong tai.
Trị chứng xuất huyết trĩ, đại tiện ra máu, băng huyết ở nữ: Chuẩn bị 16g mai mực, 4g cam thảo, 6g tông thán, 6g ngũ bội tử, 8g xuyến thảo, mẫu lệ, bạch truật, long cốt, địa du, bạch thược và hoàng kỳ mỗi thứ 12g. Tất cả đem sắc với nước, dùng uống hằng ngày.
Trị chảy máu do vết thương hở: Lấy mai mực và phấn hoa tùng mỗi thứ một lượng bằng nhau đem nghiền thành bột rồi rây mịn. Sau đó cho thêm một ít băng phiến vào, trộn đều và rắc lên vết thương, dùng băng gạc buộc lại để cầm máu.