Những người không nên ăn gừng |
Dưới đây là một số lý do chúng ta nên ăn gừng mỗi ngày:
1. Tác dụng của gừng
1.1 Gừng chống đầy bụng (chướng bụng)
Đầy bụng do nhiều nguyên nhân, bao gồm hình thành khí dư thừa trong dạ dày, thói quen ăn uống không tốt, căng thẳng và hút thuốc… và một trong những cách để kiểm soát tình trạng này là uống nước gừng.
Gừng rất hiệu quả trong việc giảm đầy hơi. Mặc dù không chữa khỏi hoàn toàn chứng đầy hơi nhưng uống nước gừng mỗi ngày một lần, có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về khí và axit trong dạ dày.
Gừng giúp kích thích dịch tiêu hóa, do đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nó cũng có đặc tính giãn cơ giúp giải phóng khí bị mắc kẹt trong đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều khi uống nước gừng. Đầu tiên, nên tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe, trước khi bổ sung gừng vào thói quen của bạn. Nồng độ nước gừng cũng quan trọng, vì nó có thể gây cảm giác nóng rát ở miệng và dạ dày, khi uống ở nồng độ cao hơn.
1.2 Hỗ trợ giảm đau khớp
Gừng có thể giúp hỗ trợ giảm đau khớp. |
Viêm khớp có thể gây sưng, đau đớn và suy nhược, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số loại viêm khớp thậm chí có thể gây tổn thương lâu dài cho xương và sụn. Mặc dù không có cách chữa khỏi bệnh viêm khớp, nhưng bạn có thể sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị khác và một cách tiếp cận khác là sử dụng các biện pháp tự nhiên như gừng để kiểm soát các triệu chứng viêm khớp.
Gừng được biết là có đặc tính chống viêm mạnh, giúp hỗ trợ giảm đau liên quan đến viêm khớp. Gừng chứa các chất dinh dưỡng như mangan, đồng, magiê và vitamin B6, cần thiết cho chức năng khớp khỏe mạnh. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, gừng có thể giúp giảm sản xuất prostaglandin gây viêm, loại hormone gây đau ở những người bị viêm khớp.
Gingerol, shogaol và zingerone có trong gừng có thể giúp giảm sưng và viêm do viêm khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiết xuất gừng có thể ức chế việc sản xuất các protein gây viêm như yếu tố hoại tử khối u (TNF) và interleukin-1 beta (IL-1b). Điều này giúp giảm thiểu đau và sưng do viêm khớp.
Gừng cũng có thể giúp hỗ trợ giảm sự thoái hóa của sụn và cải thiện chức năng khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất gừng có thể giúp bảo vệ các tế bào sụn và ức chế sự phân hủy collagen, điều cần thiết để duy trì các khớp khỏe mạnh. Ngoài ra, gừng có chứa chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp bảo vệ chống lại tác hại của các gốc tự do và giảm viêm khớp.
1.3 Giảm đau bụng kinh
Nhiều phụ nữ bị đau bụng dưới khi đến kỳ kinh nguyệt và đôi khi tình trạng này làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Gừng có thể là một biện pháp khắc phục tại nhà để trị chứng đau bụng kinh.
Các nghiên cứu cho thấy, gừng có thể hiệu quả như ibuprofen và các loại thuốc không kê đơn khác trong việc giảm đau bụng kinh.
Trong thời kỳ kinh nguyệt, hormone prostaglandin làm co cơ trong tử cung. Sự co thắt cơ này gây viêm, đau và chuột rút. Chuột rút gây khó chịu và cơn đau thường lan xuống lưng dưới, dẫn đến đầy bụng, đau đầu, buồn nôn, nôn hoặc đôi khi là tiêu chảy. Gừng có thể làm giảm chuột rút và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
1.4. Phòng chống bệnh đái tháo đường
Gừng đã được chứng minh là hỗ trợ giảm lượng đường trong máu và giúp điều chỉnh phản ứng insulin ở những người mắc bệnh đái tháo đường.
Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai nên nói chuyện với bác sĩ về lượng sử dụng được khuyến nghị. Đối với người đang dùng bất kỳ thuốc làm loãng máu nào cần thận trọng khi dùng gừng, vì gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc huyết áp nào vì gừng có thể làm giảm huyết áp, có thể gây ra nhịp tim không đều.
1.5. Ngăn ngừa cúm
Chúng ta liên tục tiếp xúc với nhiều loại virus và nhiễm trùng khác nhau và một trong những căn bệnh phổ biến nhất mà mọi người mắc phải là cúm. Cúm có thể gây ra một loạt các triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau nhức cơ thể và mệt mỏi. Mặc dù có nhiều loại thuốc để điều trị bệnh cúm, nhưng biện pháp tự nhiên như dùng gừng cũng rất hiệu quả. Điều này là do đặc tính kháng virus, chống viêm của gừng.
1.6 Bảo vệ trái tim của bạn
Gừng tốt cho người bệnh tim mạch |
Loại thảo dược này chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa có trong gừng có thể làm giảm sự hình thành mảng bám trong động mạch do cholesterol cao. Điều này có thể ngăn ngừa cục máu đông và giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), cholesterol cao được coi là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, vì vậy việc kiểm soát mức cholesterol của bạn, cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim.
Hơn nữa, gừng cũng có thể giúp hỗ trợ giảm huyết áp cao, một yếu tố nguy cơ đối với các bệnh tim mạch. Gừng có thể hỗ trợ cải thiện lưu thông máu và thư giãn các cơ xung quanh mạch máu. Cơ chế này có thể giúp hỗ trợ giảm huyết áp chung của bạn trên toàn cơ thể.
2. Cách dùng gừng
Gừng có thể dùng làm gia vị trong các món ăn. |
Dưới đây là một số cách để kết hợp gừng vào thói quen của bạn:
– Uống trà gừng là một cách thuận tiện để gặt hái những lợi ích của gừng hàng ngày. Đun gừng tươi đã gọt vỏ trong nước, trong 10 phút và thưởng thức đồ uống.
– Thêm gừng vào bữa ăn như thêm vào món salad, món hầm, súp hoặc món xào với các thực phẩm chống viêm khác như nghệ và tỏi…
– Bạn có thể thêm một vài lát gừng tươi vào dầu ô liu và để yên trong vài ngày trước khi sử dụng.
– Hãy thử xoa bóp khớp của bạn bằng dầu gừng hoặc kem dưỡng da chứa gừng… để giúp giảm viêm và đau khớp…