Quang cảnh hội nghị nghiệm thu. Ảnh: Mai Ka |
Đề tài “Nghiên cứu xác định thành phần các hợp chất có hoạt tính sinh hoạt của cây lan kim tuyến và cây sâm đá để tạo ra các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân ung thư” được thực hiện trong 30 tháng với tổng kinh phí hơn 2,1 tỷ đồng.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu thành phần một số các hợp chất, đánh giá tác dụng kháng ung thư và khả năng gây độc của cây sâm đá và lan kim tuyến trên mô hình tế bào in vitro và mô hình động vật in vivo. Dựa trên các kết quả này, nhóm nghiên cứu đề xuất và xây dựng các bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ sở cho sản phẩm cao chiết và các sản phẩm chứa cao chiết (viên nang, viên nén) theo tiêu chuẩn. Kết quả nghiên cứu góp phần làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng các loại cây này trong việc phòng-chống hay hỗ trợ điều trị ung thư.
Ông Nguyễn Nam Hải-Giám đốc sở KH-CN tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Mai Ka |
Cây sâm đá và lan kim tuyến được xác định phân bố chủ yếu ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai). Tuy nhiên, hiện nay nhóm các cây dược liệu này chưa được quan tâm khai thác đúng mức và đang bị khai thác tràn lan cho mục đích điều trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu xác định thành phần các hợp chất có hoạt tính sinh hoạt của cây lan kim tuyến và cây sâm đá để tạo ra các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân ung thư” đã góp phần thúc đẩy kế hoạch phát triển dược liệu của địa phương và tạo định hướng phát triển cây dược liệu như sâm đá và lan kim tuyến trên địa bàn tỉnh Gia Lai; đồng thời việc nghiên cứu và đánh giá thành phần hóa học, tác dụng sinh học, khả năng gây độc… và tạo sản phẩm liên quan là cần thiết để nâng cao giá trị của hai loại cây dược liệu này.
Kết quả, đề tài được Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai xếp loại xuất sắc.
Nguồn: Đề tài nghiên cứu cây lan kim tuyến và sâm đá tạo ra sản phẩm hỗ trợ sức khỏe đạt loại xuất sắc