Thịt rắn tương đối nhiều nạc, mềm, giàu đạm, ít mỡ. Thành phần dinh dưỡng khá phong phú: vitamin A 2.500 UI, vitamin nhóm B như B1, B2, B6, folic acid, vitamin D 5.000 UI, canxi, sắt, magie và kẽm… Gần như tất cả thành phần trong rắn đều có thể sử dụng: nọc dùng làm thuốc, tiết và mật pha rượu, xương và da đem chiên giòn. Thịt được chế biến cả chục món ăn ngon, bổ dưỡng như rắn xào sả ớt, rắn xào măng, rắn băm viên, chả rắn lá lốt, rắn um, cháo rắn đậu xanh…Gần đây còn có những “biến tấu” mới như rắn phơi khô (rắn biển, con đẻn), rắn thái lát tẩm gia vị…
Rắn từ xa xưa đã được coi là một vị thuốc trứ danh/Ảnh: Internet/https://suckhoeviet.org.vn/ |
Từ xa xưa, cha ông ta đã có những bài thuốc nổi tiếng để trị bệnh từ rắn. Nổi tiếng và độc đáo nhất là bài Tam Xà và Ngũ xà tinh. Bài Tam xà tinh gồm 3 loại rắn hổ mang, cạp nong và hổ lửa được ngâm với rượu. Ngũ xà tinh thì có thêm hai loại rắn khác là hổ trâu và hổ hành. Hai bài thuốc này không chỉ giúp cường gân, tráng cốt, thông kinh mạch, trừ phong hàn, giúp chữa mỏi cơ, đau lưng, thấp khớp mà còn có tác dụng bồi bổ phủ tạng, tăng cường sinh lực và sức khỏe.
Theo Nam Dược Thần Hiệu, Tuệ Tĩnh đã dùng xác rắn lột để trị bệnh ghẻ lở, cấp kinh ở trẻ em…..; dùng xác rắn lột cho vào ống tre, đốt lấy khói, xông vào cổ họng để trị viêm họng. Trong Lĩnh Nam Bản Thảo, Hải Thượng Lãn Ông cũng ghi lại việc dùng xác rắn tán thành bột để trị các mụn nhọt sưng, cứng, không có mủ.
Trong y học hiện đại cũng chứng minh, trong thịt rắn có nhiều acid amin và các dưỡng chất thiết yếu là nguyên liệu để cơ thể tổng hợp các Proteoglycan. Tác dụng của Proteoglycan là hấp thu nước và chất dịch đến nơi mà xương khớp hoạt động để bôi trơn các khớp xương. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, các proteoglycan tăng cường chất dịch không những làm giảm đau viêm khớp mà còn ngăn ngừa biến chứng, vì nó dần dần khắc phục sự tổn hại của xương khớp, giải quyết triệt để các chứng viêm.
Độc đáo nhất vẫn là tác dụng chữa khớp của rắn, đặc biệt là cao rắn. Rắn hổ mang được chọn nấu cao phải là rắn khỏe mạnh, bóng đẹp, dài trên 2m và phải đạt từ 2 tuổi trở lên. Cao rắn hổ mang được nấu toàn tính phải ướp cùng với các dược liệu quý khác theo công thức chuẩn. Sau đó, nấu liên tục trong hệ thống nồi chuyên dụng suốt một ngày, một đêm. Đáng nói là 10 phần rắn mới có được 1 phần cao rắn toàn tính.
PGS.TS Lê Lương Đống – Viện trưởng Viện nghiên cứu YHCT Tuệ Tĩnh nhận định: Cao rắn hổ mang là dược liệu đầu bảng trị các bệnh về thấp khớp, tê bì chân tay, bán thân bất toại… Các công dụng giảm đau tê, nhức mỏi, ngăn ngừa thoái hóa đã được chứng minh bằng kinh nghiệm dân gian, bằng lý luận y học cổ truyền và cả các công trình nghiên cứu của y học hiện đại. Tuy nhiên, để chữa trị bệnh khớp hiệu quả, Cao rắn hổ mang phải được phối hợp với cao xương dê cùng một số thảo dược: phòng phong, ngưu tất… thì mới giúp giảm rõ rệt mức độ đau và thời gian điều trị.
Tại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh cơ xương khớp rất cao và đang có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Những con số này đang ở mức báo động, vì vậy người bắt đầu có biểu hiện bệnh khớp (nhức mỏi các khớp xương, tê bì chân tay…) cần đi khám sớm để phát hiện bệnh, điều trị kịp thời, tránh các biến chứng. Người bị các vấn đề về xương khớp có thể sử dụng các sản phẩm từ cao rắn hổ mang vừa an toàn, vừa hiệu quả, để hỗ trợ điều trị bệnh khớp.