Măng tre
Măng tre có tên khoa học là Bambusa vulgaris hoặc Phyllostachys edulis. Đây là loại cây thuộc nhóm thực vật thân gỗ rỗng, phân thành nhiều đốt. Tại Việt Nam, nơi có nhiều tre phải kể đến Thanh Hóa, Hòa Bình, Nam Định, Thái Bình,… Và đây cũng là nơi xuất hiện nhiều măng tre.
Măng tre có 2 loại măng ta và măng tây:
Măng tre (măng ta) là phần non của cây tre, một loại thực vật thân gỗ, đặc trưng cho miền quê Việt Nam, tên khoa học Bambusa vulgaris và Phyllostachys edulis.
Măng tây là loại cây dạng bụi, thân thảo, trồng lâu năm ở các vùng có nhiệt độ trung bình khoảng 25oC. Cây măng tây có tên khoa học là asparagus officinalis L. thuộc họ măng tây Asparagaceae, là một loại rau cao cấp.
Măng có hàm lượng calo thấp, giàu chất xơ và giàu chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng chính trong măng là chất đạm, chất bột đường, axit amin, chất khoáng, chất béo, đường, chất xơ và muối vô cơ.
Các chồi chứa nhiều khoáng chất tốt, bao gồm chủ yếu là kali (K), canxi (Ca), mangan, kẽm, crom, đồng, sắt (Fe), cùng với một lượng nhỏ phốt pho (P) và selen. Măng tươi là nguồn cung cấp dồi dào thiamine, niacin, vitamin A, vitamin B6 và vitamin E.
Măng tre không chỉ dùng chế biến món ăn chúng còn được dùng làm thuốc trong Y học cổ truyền |
Công dụng của măng tre
Theo Y học cổ truyền
Lá tre có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lạnh, vào các kinh : tâm, phế, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm sốt.
Nước ép từ cây tre non để tươi, đem nướng, có vị ngọt, tính lạnh, vào các kinh : tâm, vị, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, giảm sốt.
Tinh tre có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, vào các kinh : phế, can, vị, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cầm nôn.
Cặn silic đọng ở trong gióng cây tre già có vị ngọt, hơi mặn, tính lạnh, có tác dụng giảm sốt. Măng tre có vị ngọt, mát, hơi đắng, có tác dụng thanh nhiệt.
Thúc đẩy giảm cân
Măng tre là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang muốn giảm cân. Chúng không chỉ chứa ít calo mà còn giàu chất xơ, một chất dinh dưỡng quan trọng cũng có thể hỗ trợ giảm cân.
Tăng cường miễn dịch
Măng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho các hoạt động trơn tru của cơ thể. Măng tre giúp nâng cao khả năng miễn dịch. Sự hiện diện của các vitamin thiết yếu như vitamin A, C, E, và B giúp tăng cường chức năng miễn dịch.
Chữa các vấn đề hô hấp
Măng tre rất hiệu quả trong chữa trị các vấn đề về hô hấp và rối loạn như khó thở, hen suyễn, viêm phế quản. Do có đặc tính chống viêm, măng cũng giúp chữa bệnh viêm đường hô hấp. Bạn có thể luộc măng và thêm một chút mật ong để làm long đờm một cách hiệu quả.
Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa
Ngoài việc thúc đẩy giảm cân, chất xơ có trong măng tre cũng có thể giúp hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa. Đặc biệt, chất xơ có thể bổ sung số lượng lớn vào phân, có lợi cho những người bị táo bón.
Ngoài ra, chất xơ có thể hỗ trợ phòng ngừa và điều trị một số vấn đề tiêu hóa, bao gồm trào ngược axit, bệnh trĩ, viêm túi thừa và loét dạ dày.
Giúp giảm huyết áp
Một chén măng tre có thể cung cấp khoảng 18% giá trị kali, một vi chất dinh dưỡng quan trọng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch.
Tăng lượng chất xơ bằng cách ăn nhiều măng tre cũng có thể giúp giảm huyết áp. Việc bổ sung chất xơ có hiệu quả trong việc giảm đáng kể mức huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Chất chống oxy hóa
Măng tre là một nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời, đây là những hợp chất quan trọng có thể trung hòa các gốc tự do để ngăn ngừa tổn thương tế bào. Đặc biệt, măng tre rất giàu chất chống oxy hóa và flavonoid như catechin, axit caffeic, axit chlorogenic và axit p-coumaric.
Chất chống oxy hóa không chỉ có thể giúp giảm viêm và stress oxy hóa, một số nghiên cứu cho thấy rằng chúng cũng có thể bảo vệ chống lại bệnh mãn tính. Trên thực tế, chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa các bệnh như bệnh tim, ung thư và tiểu đường.
Chống viêm
Măng tre cũng thể hiện đặc tính chống viêm hiệu quả. Măng làm giảm đau, viêm cũng như chữa lành vết loét. Măng có thể luộc lên rồi ăn hoặc ép lấy nước và bôi trực tiếp lên vết thương để giảm viêm.
Giảm mức cholesterol
Nhờ hàm lượng giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, nên thêm măng tre vào chế độ ăn uống của bạn để giúp giảm đáng kể mức cholesterol trong máu.
Đặc biệt là chất xơ hòa tan có trong măng đã được chứng minh là làm giảm mức cholesterol toàn phần và LDL (có hại) để hỗ trợ sức khỏe tim mạch tốt hơn.
Măng có thành phần hóa học phong phú |
Bài thuốc từ măng tre
Chữa cảm sốt, miệng khô khát: Lá tre 30g, thạch cao 12g, mạch môn 8g, gạo tẻ 7g, bán hạ 4g, nhân sâm (hoặc đảng sâm) 2g, cam thảo 2g. Sắc uống trong ngày.
Chữa cảm sốt và cúm có sốt cao: Lá tre, kim ngân, mỗi vị 16g; cam thảo đất 12g; kinh giói, bạc hà, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.
Lá tre 20g, bạc hà 40g; kinh giới, tía tô, cối xay, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa say nắng, cảm nắng: Nước măng tre chua 300 ml; gừng gió, muối ăn mỗi vị 20g; hành tươi, tỏi tươi, mỗi vị 10g; gừng tươi 5g, trứng gà 1 quả. Đun sôi nước măng chua; những vị khác giã nát, trộn lẫn, bỏ vào nước măng sôi, đập trứng vào, khuấy đều cho chín, uống lúc còn nóng. Sau khi uống thuốc, ủ ấm người cho ra mồ hôi.
Chữa viêm đại tràng mạn tính thể táo: Trúc nhự 8g; sài hồ, đương quy, nhân trần, chi tử (sao), vỏ cây khế, đảng sâm, chỉ thực, thương truật, bạch thược, táo nhân (sao đen), mỗi vị 12g; cúc hoa 8g, bạc hà 6g. sắc uống ngày một thang.
Chữa vết thương chảy máu: Lá tre non, gạo tẻ, mỗi vị 40g; thuốc lào 20g. Phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn, rắc vào vết thương và băng lại.
Chữa đái buốt, đái nhắt: Búp tre, rau má, mỗi vị 20g (tươi). Giã nát vói vài hạt muối, thêm nước, gạn uống. Mỗi ngày dùng một thang.
Chữa lỵ mạn tính: Búp tre 4g, chè tươi 10g, hạt cau già 2g. Sao vàng, sắc uống ngày một thang.
Chữa tăng huyết áp: Búp tre non 10g, lá diễn tươi 100g, lá dâu tươi 50g, hoa cúc vàng 15g. Sắc uống thay nước trà, mỗi ngày một thang.
Chữa lỗ rò lao hạch hay tràng nhạc ở cổ: Tinh tre 10g; lá chanh, lá tầm xoọng, mỗi vị 20g. Các vị phơi khô, tán nhỏ. Rửa sạch vết loét, rắc thuốc rồi băng lại.
Chữa viêm phế quản cấp tính: Lá tre 12g, thạch cao 16g; tang bạch bì, mạch môn, sa sâm, thiên môn, hoài sơn, mỗi vị 12g; lá hẹ 8g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa hen phế quản khi đang có cơn hen: Trúc lịch 20 ml, tang bạch bì 20g; hạnh nhân, hoàng cầm, mỗi vị 12g; bán hạ chế 8g, ma hoàng 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm phổi ở giai đoạn khởi phát: Trúc nhự 8g; kim ngân, sài đất, bồ công anh, mỗi vị 20g; kinh giới, cỏ mần trầu, mỗi vị 16g; tang bạch bì 12g, hạnh nhân 8g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm phổi ở giai đoạn chưa có biến chứng: Trúc nhự 8g; thạch cao, cỏ mần trầu, mỗi vị 20g; hoàng liên, hoàng bá, kim ngân hoa, bồ công anh, sài đất, mỗi vị 16g; tang bạch bì, hạnh nhân, mỗi vị 12g; bối mẫu, cam thảo, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm thanh quản nói không ra tiếng: Trúc nhự, lá tre, tang bạch bì, mỗi vị 12g; thổ bối mẫu 10g; thanh bì, cát cánh, mỗi vị 8g; nam tinh chế 6g, gừng 4g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm màng phổi do lao, tràn dịch màng phổi: Lá tre 10g, phục linh 12g, thương truật 10g; hồng hoa, đào nhân, mỗi vị 8g; cam thảo 6g; nguyên hoa, cam toại, đại kích, mỗi vị 4g; đại táo 10 quả. Sắc uống ngày một thang. Cần theo dõi mạch và huyết áp người bệnh vì bài thuốc gây tiêu chảy nhiều.
Chữa viêm cầu thận cấp tính: Lá tre 16g; bồ công anh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 20g; sinh địa, mộc thông, hoàng bá, hoàng cầm, mỗi vị 12g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm bàng quang cấp tính: Lá tre 16g; sinh địa, mộc thông, hoàng cầm, mỗi vị 12g; cam thảo, đăng tâm, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa đái ra dưỡng trấp: Lá tre, kim tiền thảo, mía dò, mỗi vị 20g; giá đỗ xanh, tỳ giải, mỗi vị 16g; ý dĩ 12g, hoạt thạch 10g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác: Trúc nhự 8g, cam thảo dây 12g; bán hạ chế, trần bì, đởm nam tinh, chỉ thực, củ gấu, ô dược, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Trúc nhự 6g, phục linh 12g; bán hạ, trần bì, chỉ thực, mỗi vị 8g; cam thảo 6g, gừng 2g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa giai đoạn sau cơn kịch phất của bệnh tâm thẩn thể hưng phấn (chứng cuồng): Lá tre 16g; sinh địa, mạch môn, huyền sâm, mộc thông, mỗi vị 12g; tâm sen, cam thảo nam, mỗi vị 8g; đăng tâm 6g. sắc uống ngày một thang.
Trúc lịch 12 ml; tiểu mạch, đại táo, mạch môn, mỗi vị 12g; sơn thù, bạch thược, bán hạ chế, mỗi vị 8g; cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa co giật trẻ em: Lá tre 16g; sinh địa, mạch môn, câu đằng, lá vông, mỗi vị 12g; chi tử 10g; cương tàm, bạc hà, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa sởi ở thời kỳ đang mọc: Lá tre 20g; sài đất, ngân hoa, mỗi vị 16g; mạch môn, sa sâm, sắn dây, cam thảo đất, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.
Chữa thủy đậu: Lá tre, liên kiều, mỗi vị 8g; cát cánh, đạm đậu sị, mỗi vị 4g; bạc hà, sơn chi, cam thảo, mỗi vị 2g; hành tăm 2 củ. Sắc uống ngày một thang.
Chữa nôn mửa khi mang thai: Trúc nhự 6g, đảng sâm 16g; bạch truật, ý dĩ, mỗi vị 12g; trần bì, bán hạ chế, mỗi vị 8g; gừng tươi 2g. Sắc uống trong ngày.
Trúc nhự 8g, đảng sâm 16g; trần bì, bán hạ chế, bạch linh, mạch môn, tỳ bà diệp, đại táo, mỗi vị 8g; gừng tươi 2g. Sắc uống.
Trúc nhự 8g; trần bì, bán hạ chế, mỗi vị 6g; tô diệp, hoàng liên, mỗi vị 4g. sắc uống.
Trúc nhự 6g; hoàng liên, bán hạ chế, phục linh, mỗi vị 8g; trần bì, chỉ xác, mỗi vị 6g; cam thảo 4g. Sắc uống trong ngày.
Chữa loét miệng: Lá tre 16g, thạch cao 20g; sinh địa, chut chít, cam thảo nam, mỗi vị 16g; huyền sâm, ngọc trúc, mộc thông, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang
Măng tre là thực phẩm phổ biến tại Việt Nam |
Lưu ý khi sử dụng măng tre
Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao. Dưới tác động của các enzym tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.
Trẻ em, người già yếu dễ nhạy cảm với độc tính của nó.
Đối với những bệnh nhân đau nhứt xương khớp, nên hạn chế ăn. Và cẩn trọng khi dùng kèm với các thuốc khác, vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
Măng có thể gây phản ứng dị ứng khi ăn
Munro, một chiết xuất từ lá cây tre được sử dụng để phá thai trong y học dân gian Nigeria. Một chiết xuất trong nước của lá tre, có chứa ancaloit, tannin, phenolics, glycosid, saponin, flavonoid và anthraquinon, được phát hiện làm tăng đáng kể tần suất sẩy thai và giảm tỷ lệ sống sót của bào thai ở thỏ mang thai với liều 250–500 mg/ kg thể trọng mỗi ngày.
Vì vậy, hãy sử dụng măng tre như một loại thực phẩm ngon với một lượng vừa phải. Nếu đang uống thuốc, hãy hỏi bác sĩ của bạn về việc sử dụng măng tre phù hợp nhất.