Cây Hoàn ngọc là một trong những loại dược liệu quý, mọc rất nhiều tại nước ta. Qua nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong loại cây này có chứa nhiều hoạt chất có đặc tính kháng nấm, chống viêm nên được dùng chủ trị một số bệnh lý về dạ dày, đường ruột như viêm loét, nhiễm khuẩn…, bệnh về gan, đường tiết niệu, viêm thận…
Tổng quan về dược liệu cây Hoàn ngọc
- Tên gọi khác: cây xuân hoa, cây con khỉ, cây nhật nguyệt, cây thần tượng, cây lan điều, cây trác mã, cây thần dưỡng sinh, cây điền tích, cây tu lình, cây mặt quỷ…
- Tên khoa học: Pseuderanthemum palatiferum (Wall.) Radlk
- Họ: Ô rô (danh pháp khoa học: Acanthaceae)
- Phân loại: Cây Hoàn ngọc đỏ và cây Hoàn ngọc trắng
1. Đặc điểm và hình dạng nhận biết
Cây Hoàn ngọc là loài cây dại mọc hoang trên khắp cả nước, nhưng nhiều nhất là ở các vùng núi sâu. Khoa học ghi nhận cây Hoàn ngọc mọc trong tự nhiên có rất nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là cây Hoàn ngọc trắng và Hoàn ngọc đỏ.
Để nhận biết được cây Hoàn ngọc trong tự nhiên, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau đây:
- Cây Hoàn ngọc thường mọc thành từng khóm, bụi và là loại thực vật lâu năm. Cây cao từ 1 – 3m mọc thẳng đứng, thân cây non mềm, thường có màu tím hoặc xanh lúc còn non, khi cây già chuyển thành màu nâu. Trên thân mọc ra nhiều nhánh.
- Lá cây Hoàn ngọc mọc đối nhau trên cành, thon dài giống hình mũi mác, chiều dài từ 12 – 17cm. Mép lá nguyên, phần gốc lá thuôn đầu nhọn, phần cuống lá khá ngắn, nhỏ từ 1.5 – 2.5cm.
- Hoa Hoàn ngọc mọc thành từng chùm ở đầu cành hoặc kẽ lá. Tràng hoa hình ống, cánh hoa màu trắng lẫn màu tím. Mùa hoa nở rộ là vào tháng 1 – 3 hằng năm.
- Quả của loài cây này dạng nang, mỗi quả có chứa 4 hạt bên trong.
Một số hình ảnh về cây Hoàn ngọc
2. Phân bố
Cây Hoàn ngọc mọc hoang chủ yếu ở các vùng núi cao, loại cây này ưa ẩm, ưa sáng và chịu bóng, nhất là khi cây còn nhỏ. Cây mọc rất nhiều trên khắp cả nước, tuy nhiên phổ biến nhất là ở các tỉnh thành miền núi phía Bắc, các tỉnh đồng bằng phía Nam.
Kể từ khi được phát hiện loại cây này có chứa nhiều thành phần dược chất, đem lại hiệu quả cao trong việc chữa bệnh, nó đã được nhân giống trồng ngày càng phổ biến nhằm mục đích làm dược liệu.
Loại cây này rất dễ trồng, chỉ cần dùng một nhánh cây con cắm xuống đất là có thể phát triển thành cây. Loại cây này thường sinh trưởng vào mùa hè, rụng lá vào mùa đông. Mùa mưa cũng là mùa cây Hoàn ngọc phát triển mạnh mẽ nhất, khoảng 20 – 30 ngày kể từ ngày trồng cây sẽ phát triển nhanh, sinh sôi nhiều lá.
3. Phân biệt
Hiện nay, trên thị trường phổ biến nhất là cây Hoàn ngọc trắng và cây Hoàn ngọc đỏ. Cả hai loại này đều được sử dụng làm dược liệu trị bệnh, tuy nhiên cây Hoàn ngọc đỏ có dược tính cao hơn nên được sử dụng nhiều hơn. Để phân biệt điểm khác nhau giữa hai loại dược liệu này có thể dựa vào các đặc điểm sau:
- Cây Hoàn ngọc đỏ: Khi cây trưởng thành phần thân sẽ có màu tím, lá non có màu ửng đỏ. Trên bề mặt lá được phủ một lớp lông tơ mềm mại, lá có vị chát và hơi chua.
- Cây Hoàn ngọc trắng: Lá có màu xanh lục ở cả hai mặt, khi vò nát lá sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy.
4. Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế
- Bộ phận dùng: Đối với lá của cây Hoàn ngọc còn nhỏ sẽ được hái dùng trực tiếp hoặc phơi khô dưới bóng mát để sử dụng lâu dài. Còn phần rễ cây Hoàn ngọc sống rất lâu năm, từ 7 năm trở lên sẽ được đào lên và sử dụng như một loại dược liệu trị bệnh hiệu quả.
- Thu hái: Có thể thu hái quanh năm. Thu hái lá sau khoảng 1 tháng trồng tại nhà và thu hoạch rễ khi cây được 7 năm tuổi.
- Sơ chế: Sau khi thu hái về, rửa sạch, có thể dùng tươi trực tiếp hoặc sấy khô/ phơi khô và bảo quản ở nơi thoáng mát sử dụng dần. Lưu ý phơi Hoàn ngọc ở bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp để không làm giảm dược tính của dược liệu.
5. Thành phần hóa học
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong chiết xuất từ lá cây Hoàn ngọc có chứa nhiều hoạt chất hóa học có lợi cho sức khỏe như:
- Sterol
- Acid hữu cơ
- Carotenonl
- Flavonoid
- Saponin
- Đường khử
- Các axit hữu cơ
- …
Trong đó có 7 chất được thành lập gồm Hỗn hợp đồng phân epimer của stigmasterol và poriferasterol, beta-D- glucopyranosyl-3-O- sitosterol, phytol, beta – sitosterol. Trung bình cứ trong 1g lá tươi sẽ chứa 2.65mg thành phần diệp lục toàn phần, 30.08% protein và N toàn phần 4.9%.
Công dụng của cây Hoàn ngọc
Theo y học cổ truyền
Theo các tài liệu ghi chép về cây Hoàn ngọc, phần lá cây khi còn non hơi nhớt, khi già sẽ hơi bột, ít có mùi vị. Còn vỏ và rễ cây có vị đắng. Trong các bài thuốc Đông y, dược liệu này có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, kháng viêm chống khuẩn, thanh lọc giải nhiệt, hỗ trợ đào thải độc tố, điều trị một số bệnh lý thường gặp như cảm cúm, sốt, kiết lỵ, tiểu ra máu, nổi mụn lồi, tiêu chảy, cầm máu, hỗ trợ cải điều trị bệnh ung thư…
Theo y học hiện đại
Theo thông tin từ Viện nghiên cứu Quốc tế về Nông nghiệp Fuchu (Nhật Bản) phối hợp với Đại học Cần Thơ cho biết cây Hoàn ngọc có khả năng hỗ trợ chữa trị một số chứng bệnh như:
- Tiểu đường
- Huyết áp
- Gan nhiễm mỡ
- Rối loạn chức năng
- Ức chế sự hình thành và phát triển của các khối u ác tính
- Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt, u xơ phổi
- Chữa vết thương ngã tụ máu, viêm loét, làm tan mụn lồi
- Chữa rối loạn tiêu hóa
- Viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa
- Hỗ trợ chữa bệnh trĩ nội
- Cầm máu ngoài da
- Tăng hàm lượng hemoglobin trong máu
- …
Liều dùng và cách dùng
- Có thể dùng dược liệu tươi hoặc phơi khô bảo quản sử dụng dần.
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tán thành bột mịn hoặc nấu đặc thành cao để pha nước uống hằng ngày.
- Liều dùng tối đa khoảng 10 – 15g/ ngày.
Tổng hợp hơn 20 bài thuốc chữa bệnh hay từ cây Hoàn ngọc
Sau đây là một số ứng dụng của dược liệu cây Hoàn ngọc trong các bài thuốc chữa bệnh phổ biến trong y học cổ truyền.
1. Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng
Cách thực hiện
- Dùng khoảng 7 lá Hoàn ngọc tươi, rửa sạch qua nhiều nước và ngâm 15 phút vào nước muối.
- Trộn lẫn vào trong các loại rau sống khác để ăn kèm các món ăn chính, ngày dùng 2 lần và liên tục trong vòng 7 ngày để đạt được hiệu quả tối đa.
2. Bài thuốc chữa viêm nhiễm đường tiêu hóa
Cách thực hiện
- Dùng lá Hoàn ngọc tươi rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút thì vớt ra để ráo.
- Nhai trực tiếp lá tươi cho đến khi nhuyễn nhừ.
- Mỗi lần nhai 7 lá và thực hiện ngày 2 lần. Kiên trì thực hiện nhai khoảng 50 lá sẽ đạt được kết quả điều trị rõ rệt.
3. Bài thuốc chữa tiểu buốt, tiểu ra máu
Cách thực hiện
- Dùng khoảng 15 – 25 lá Hoàn ngọc tươi, đem rửa sạch và ngâm nước muối.
- Cho vào cối giã nát, vắt lấy phần nước cốt sánh đặc để uống hằng ngày.
4. Bài thuốc cầm máu
Cách thực hiện
- Nhai kỹ 7 – 9 lá Hoàn ngọc tươi đã rửa sạch hoặc sắc 10g dược liệu khô để lấy nước uống thay trà hằng ngày.
- Kiên trì thực hiện liên tục trong vòng 5 – 7 ngày sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh.
- Bài thuốc cầm máu này không chỉ giúp cầm máu các vết thương ngoài da mà còn hỗ trợ điều trị chứng ho ra máu, xuất huyết đường tiêu hóa, bị trĩ xuất huyết… khá tốt.
5. Bài thuốc trị bệnh viêm đại tràng
Cách thực hiện
- Dùng 40g dược liệu cây Hoàn ngọc khô bao gồm cả phần thân và lá rửa sạch.
- Chuẩn bị thêm 10g khổ sâm và cho hết số dược liệu đã chuẩn bị vào siêu thuốc sắc lấy nước uống hằng ngày.
6. Bài thuốc trị bệnh đường ruột
Cách thực hiện
- Chuẩn bị khoảng 7 – 9 lá Hoàn ngọc tươi, đem rửa sạch rồi tráng sơ qua nước sôi rồi nhai trực tiếp.
- Ngày thực hiện 4 lần và liên tục trong vòng 3 – 4 ngày sẽ đạt hiệu quả cải thiện bệnh tốt
7. Bài thuốc trị xuất huyết đường ruột
Cách thực hiện: Dùng khoảng 7 – 10 lá Hoàn ngọc tươi, rửa sạch, giã nhuyễn và vắt lấy nước cốt uống. Ngày thực hiện 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
8. Bài thuốc chữa bệnh viêm đại tràng co thắt
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một nắm lá tươi, để cho ráo nước và sử dụng.
- Có nhiều cách thực hiện như nhai 7 – 10 lá tươi, giã nát lấy nước cốt uống hoặc kết hợp với lá mơ lông cho vào rau sống ăn kèm trong các bữa ăn.
- Kiên trì thực hiện trong vòng 1 – 2 tháng để đạt được hiệu quả cải thiện triệu chứng rõ rệt.
9. Bài thuốc trị sốt cao, cảm cúm
Cách thực hiện:
- Lá Hoàn ngọc tươi rửa sạch, nhai trực tiếp 8 lá.
- Cứ sau khoảng 1 tiếng nhau lại một lần, lưu ý ăn tối đa 3 lần để đạt kết quả giảm sốt hiệu quả.
10. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Cách thực hiện
- Chuẩn bị khoảng 10 lá Hoàn ngọc tươi, rửa sạch và nhai kỹ. Mỗi ngày thực hiện 5 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 – 2 tiếng.
- Với những người bị ung thư lâu năm cũng có thể áp dụng bằng cách tăng liều lượng lên khoảng 15 lá Hoàn ngọc cho mỗi lần dùng, tối đa 6 lần trong ngày. Dùng lá Hoàn ngọc xay lấy nước cốt uống kết hợp cũng sẽ làm tăng hiệu quả điều trị.
11. Bài thuốc chữa các bệnh về thận
Cách thực hiện: Liên tục trong vòng 1 tháng, người bị bệnh thận nhai sống 9 lá Hoàn ngọc, mỗi ngày nhai 3 lần sẽ đạt được kết quả cải thiện bệnh khả quan.
12. Bài thuốc hỗ trợ chữa trị u xơ phổi, tuyến tiền liệt
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá Hoàn ngọc tươi, rửa sạch và ngâm vào thau nước muối pha loãng.
- Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn nhừ và lọc lấy nước cốt ra chén, chia làm 3 phần và uống hết trong ngày.
- Kiên trì thực hiện mẹo này trong vòng 1 tháng sẽ đạt được kết quả khả quan.
13. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan, viêm gan, xơ gan cổ chướng
Cách thực hiện
- Có thể sử dụng lá Hoàn ngọc tươi hoặc khô đều được.
- Nếu là dược liệu tươi thì dùng khoảng 10 lá, đem đi rửa sạch, ngâm qua nước muối và ăn sống khi bụng còn rỗng. Thực hiện tối đa ngày 3 lần.
- Nếu là dược liệu khô thì đem tán nhuyễn, nghiền thành bột và hòa cùng với bột tam thất tỷ lệ 1:1. Mỗi lần sử dụng 1 muỗng cà phê hỗn hợp này hòa vào nước ấm. Mỗi ngày uống 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
14. Bài thuốc hỗ trợ kiểm soát huyết áp, ổn định tinh thần
Cách thực hiện
- Chuẩn bị lá và rễ cây Hoàn ngọc đã phơi khô, cho vào ấm hãm thành trà uống mỗi ngày. Cách này giúp kiểm soát chỉ số huyết áp trong cơ thể bạn một cách hiệu quả, dù là huyết áp cao hay thấp.
- Trong trường hợp huyết áp lên xuống thất thường, đột ngột hãy dùng 9 lá Hoàn ngọc nhai thật kỹ. Sau khi nhai xong, nằm xuống nghỉ ngơi 15 phút sẽ giúp huyết áp ổn định lại bình thường.
15. Bài thuốc chữa lở loét
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một nắm lá Ngọc hoàn tươi, rửa thật sạch và ngâm vào nước muối pha loãng.
- Cho vào cối giã nhuyễn cùng một ít muối hạt rồi đắp trực tiếp lên vết thương.
- Giữ nguyên khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch. Kiên trì thực hiện vài ngày sẽ giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng viêm loét, tan mủ, giảm sưng, đau nhức.
16. Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường
Cách thực hiện
- Dùng rễ cây Hoàn ngọc trên 7 năm tuổi phơi khô.
- Cho vào ấm sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày.
- Kiên trì dùng đều đặn sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu ở mức ổn định.
17. Bài thuốc chữa tiêu chảy, tả, kiết lị
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 10 – 15 lá Hoàn ngọc, ngâm vào nước muối rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Dùng để nhai trực tiếp ngày 2 lần và thực hiện liên tục trong vòng 7 ngày sẽ thấy hiệu quả cải thiện rõ rệt.
18. Bài thuốc dành cho người bị chấn thương
Cách thực hiện:
- Nhai kỹ hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương, dùng băng gạc quấn cố định lại trong vòng 2 – 3 tiếng thì tháo ra rửa lại bằng nước sạch.
- Lưu ý chỉ chọn những lá Hoàn ngọc tươi và già sẽ tốt hơn những lá còn non.
19. Bài thuốc giúp ổn định và duy trì sức khỏe
Cách thực hiện
- Nhai chậm thật kỹ vài lá Hoàn ngọc đã rửa sạch trước khi ăn sáng.
- Trước khi đi ngủ cũng thực hiện tương tự, nhai vài lá thật kỹ.
- Thực hiện thường xuyên sẽ giúp sức khỏe phục hồi nhanh chóng, nhất là sau khi vừa ốm xong.
20. Bài thuốc trị sẹo lồi, mụn lồi
Cách thực hiện: Giã vài lá hoàn ngọc tươi cùng một ít muối hạt rồi đắp trực tiếp lên vết sẹo lồi ngày 3 lần. Kiên trì thực hiện cho đến khi nào sẹo được cải thiện thì ngưng.
21. Bài thuốc trị đau mắt đỏ, mắt ứ tụ máu
Cách thực hiện: Dùng khoảng 3 lá Hoàn ngọc tươi, không sâu rầy rửa thật sạch và đắp trực tiếp lên mắt rồi để qua đêm. Mẹo này rất phổ biến trong dân gian và được nhiều người áp dụng.
22. Bài thuốc dành cho phụ nữ sau sinh bị sa dạ con
Cách thực hiện: Các mẹ sau sinh bị sa dạ con có thể rửa sạch vài lá Hoàn ngọc nhai thật kỹ hoặc xay nhuyễn vắt lấy nước cốt uống. Lưu ý mỗi ngày chỉ dùng một lượng nhỏ để uống sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Một số lưu ý khi sử dụng dược liệu cây Hoàn ngọc
Để đạt được hiệu quả cao từ các bài thuốc chữa bệnh bằng dược liệu Hoàn ngọc, người dùng cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Đối với những cách dùng như nhai sống hoặc giã lấy nước cốt để uống cần chú ý rửa sạch dược liệu và ngâm qua nước muối. Khi nhai nên nhai thật kỹ, nhai chậm mới phát huy hiệu quả tối đa.
- Tuân thủ liều dùng dược liệu vừa phải, trong mức cho phép. Tránh lạm dụng liều cao trong thời gian dài để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn.
- Không tự ý kết hợp cây Hoàn ngọc với các loại dược liệu khác hoặc dùng kết hợp với thuốc Tây khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Nếu không thể tìm hái được cây Hoàn ngọc tươi, bạn hoàn toàn có thể tìm mua dược liệu khô để dụng.
- Hiệu quả của dược liệu còn phụ thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh nặng hay nhẹ của từng người cũng như cách chăm sóc bệnh.
- Thăm khám định kỳ và tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng.
- Chống chỉ định sử dụng cho những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong dược liệu. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người có nhiều bệnh lý nền muốn sử dụng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Hy vọng những thông tin cơ bản về dược liệu cây Hoàn ngọc trong bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích để điều trị bệnh. Lưu ý nên tìm mua dược liệu ở những cửa hàng uy tín, đáng tin cậy và tham vấn ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tối ưu.
Nguồn: Cây Hoàn Ngọc: Đặc Điểm, Công Dụng Và 20 Bài Thuốc Trị Bệnh