Một số cây thuốc Nam chữa đau thần kinh tọa hiệu quả

SKV – Có rất nhiều vị thuốc chữa đau thần kinh tọa trong y học cổ truyền Việt Nam. Có thể kể đến như ổi, cỏ xước, lá lốt,… Mỗi cây thuốc đều có những công dụng riêng giúp phòng, chữa bệnh hiệu quả và ngày càng được nhiều người sử dụng bởi tính an toàn, tiết kiệm và hiệu quả bền vững.

Đau thần kinh tọa là bệnh lý chỉ tình trạng tổn thương dây thần kinh tọa, loại dây thần kinh dài nhất trong cơ thể kéo từ phần thắt lưng đến các ngón chân. Biểu hiện nổi bật của bệnh là đau nhức tại các bộ phận mà dây thần kinh chạy qua như thắt lưng, hông… Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 30 – 50 và mắc nhiều ở nam giới.

Một số cây thuốc Nam chữa đau thần kinh tọa hiệu quả
Ảnh minh họa

Đau thần kinh tọa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại dẫn đến yếu cơ, thậm chí yếu liệt. Bệnh cần được chữa trị từ sớm để ngăn chặn các biến chứng và tăng khả năng hồi phục.

Các bài thuốc dân gian chữa đau thần kinh tọa hiện nay chủ yếu sử dụng cây thuốc Nam để bào chế.

Một số cây thuốc Nam trị đau thần kinh tọa hiệu quả

Lá lốt trị đau thần kinh tọa hiệu quả

Trong Đông y, lá lốt là một loại thảo dược có vị ngọt, tính ấm. Lá lốt thường được sử dụng để điều trị một số bệnh rối loạn cơ xương khớp hay thoát vị đĩa đệm. Chuẩn bị bài thuốc chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt như sau:

– Chuẩn bị nguyên liệu: 100g lá nguyệt quế, 1 củ gừng, 1 thìa cà phê muối (30g), nước ấm.

– Cách dùng: Rửa sạch lá lốt, gừng sau đó để cho ráo nước. Giã nát lá lốt và gừng tiếp theo cho hỗn hợp vừa giã cho vào chậu, thêm muối và nước ấm để ngâm chân. Trong quá trình ngâm, bạn hãy xoa bóp các huyệt đạo trên bàn chân để tăng hiệu quả chữa bệnh. Ngâm chân trong khoảng 30 phút, sau đó dừng lại, rửa sạch và lau khô chân.

Một số cây thuốc Nam chữa đau thần kinh tọa hiệu quả
Lá lốt và ngải cứu điều trị đau thần kinh tọa tốt

Chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu

Sách Đông y cho rằng ngải cứu là một loại thảo dược có vị đắng, tính ấm, có tác dụng chống viêm và thúc đẩy tuần hoàn. Vì vậy, ngải cứu rất tốt cho người bệnh đau dây thần kinh tọa.

Y học hiện đại cũng chỉ ra rằng trong thành phần của ngải cứu có chứa một lượng rất lớn hoạt chất Thujone. Nó là một chất làm giảm đau do quá trình ngăn chặn hệ thống thần kinh trung ương.

– Nguyên liệu chuẩn bị: 300 – 500g ngải cứu, 50g muối hột, khăn xô.

– Cách dùng: Rửa sạch ngải cứu sau đó để ráo. Cho ngải cứu vào chảo nóng sao khô, thêm muối hạt vào để đảo cùng. Đổ hỗn hợp vào khăn xô đã chuẩn bị, chườm lên vùng dây thần kinh đang cảm thấy bị đau. Chườm nóng khoảng 30 phút. Thực hiện 2-3 lần/ngày, mất khoảng 3 tuần để thấy được hiệu quả tốt.

Cỏ xước trị đau thần kinh tọa

– Dược liệu: cỏ xước 20g, ý dĩ 20g, lá lốt 16g, đỗ trọng 16g, lá thông 12g, thiên niên kiện 12g, tô mộc 12g, củ ráy khô 12g, ngải cứu 12g, cẩu tích 12g.

– Cách dùng: sắc tất cả dược liệu với 1 lít nước rồi nấu đến khi nước chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp, chắt lấy nước uống thành 2 lần/ngày. Duy trì bài thuốc trị bệnh thần kinh tọa này trong 10 ngày sẽ cải thiện rõ các triệu chứng bệnh.

Cây đinh lăng điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả

Một số cây thuốc Nam chữa đau thần kinh tọa hiệu quả
Điều trị đau thần kinh tọa bằng đinh lăng rất tốt

Hoạt chất saponin trong cây đinh lăng có khả năng phục hồi tổn thương do xương khớp, giảm đau. Đặc biệt, rễ của loài dược liệu này còn được ví quý không kém nhân sâm nên rất tốt với người bị bệnh thần kinh tọa.

– Dược liệu: 20- 30g rễ đinh lăng.

– Cách dùng: rửa sạch dược liệu, tẩm cùng chút gừng và mật ong rồi sao vàng hạ thổ, đem sắc lấy nước uống trong ngày.

Mặc dù các dược liệu trong bài thuốc trị bệnh thần kinh tọa trên đây tương đối dễ tìm và dễ thực hiện nhưng hiệu quả mà nó đạt được gần như chỉ ở trong trường hợp mắc bệnh nhẹ với các triệu chứng ít và không nghiêm trọng.

Vì thế, trước khi áp dụng những bài thuốc này, bạn nên hiểu đúng về tình trạng bệnh của mình để không rơi vào vòng luẩn quẩn mất thời gian chữa trị vừa không được hiệu quả như ý muốn vừa dễ khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Nếu muốn áp dụng cách chữa bệnh dân gian và đẩy lùi bệnh thần kinh tọa, tốt nhất bạn nên đến chuyên khoa xương khớp khám và xin tư vấn của bác sĩ về ý định lựa chọn phương pháp điều trị của mình.

Chung Phạm

https://suckhoeviet.org.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *