Nhiều công dụng chữa bệnh của nấm ngọc cẩm

Nấm ngọc cẩu có tên gọi khác là tỏa dương, củ pín, xà cô, địa mao cầu, củ gió đất…có vị chát, ngọt, tính ôn. Nấm ngọc cẩu được ví như là thần dược của phái mạnh, là vị thuốc không thể bỏ qua đối với nam giới, có nhiều tác dụng chữa bệnh như trị yếu sinh lý, liệt dương, táo bón, đau nhức xương khớp, bồi dưỡng cơ thể.

Nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu có tên khoa học là Cynomorium songaricum, thuộc họ Gió đất Balanophoraceae. Nấm ngọc cẩu còn có tên khác là tỏa dương, cây cu chó, củ gió đất, củ ngọt núi, hoa đất, cây không lá, cây xà cô,…

Ngọc cẩu là một loài cây cỏ thực vật, nhưng có ngoại hình gần giống như một cây nấm. Vì vậy, cây bị nhầm lẫn thành nấm. Ngọc cẩu toàn thân màu đỏ sẫm. Cấu tạo gồm một cán hoa lớn, bên trên mang theo hoa dày đặc. Hoa này có một lớp mo bao bọc, màu tím, mùi hôi. Cán hoa mềm mại, có hình dạng thay đổi, sần sùi, không có lá (nên có tên cây không lá).

Hoa đực và hoa cái mọc riêng biệt, có thể cùng gốc hoặc khác gốc. Hình dạng hoa gần giống như cu chó. Cụm hoa đực dạng hình trụ dài 10 – 15 cm, ở gốc có một vài lá bắc. Bao hoa xẻ nhiều thùy, dài và hẹp, dài bằng nhau. Nhị hoa có bao phấn hình móng ngựa. Trong khi đó, cụm hoa cái ngắn hơn, có hình thoi hoặc hình trứng, dài khoảng 2 – 3 cm, không có bao hoa. Trên cụm hoa cái có nhiều phần phụ hình chùy không sinh sản.

Ngọc cẩu thường mọc và sống kí sinh trên những cây cổ thụ có phần gốc rễ lớn. Ở nước ta, chúng sinh sống trong những khu rừng sâu ẩm thấp. Thường phân bố ở các tỉnh phía Bắc nước ta như Hà Tây cũ, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái.

Mùa thường rộ từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Mùa này người dân đi rừng mới dễ phát hiện.

Ngoài ra, ngọc cẩu còn tìm thấy ở vùng Ninh Hạ, Nội Mông, Cam Túc của Trung Quốc. Ở vùng này, cây lại thích nghi được với khí hậu khô và thường ký sinh trên rễ loài cây thực vật Nitraria tangutorum Bobr. và Nitraria sibirica Pall.

Người dân thường hái toàn bộ cây ngọc cẩu. Họ mang về rửa sạch, cắt mỏng rồi đem hong phơi hoặc sao cho khô ráo để cất dành.

Khi phơi khô, ngọc cẩu trở nên nặng, cứng, khó bẻ, có màu nâu nhạt hoặc nâu vàng.

Nấm ngọc cẩu - Thần dược với nhiều công dụng chữa bệnh
Nấm ngọc cẩu còn được gọi là tỏa dương, củ gió đất, cây cu chó,…

Công dụng nấm ngọc cẩu

Theo Y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, nấm ngọc cẩu được sử dụng như một loại thực phẩm, trà thảo mộc. Ngọc cẩu được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau như bất lực, xuất tinh sớm, chức năng tình dục thấp ở nam giới, di tinh mộng tinh và loét dạ dày. Do đó, ngọc cẩu đã được áp dụng rộng rãi trong y học dân gian ở Bắc Phi, Châu Âu, các nước Đông và Tây Á trong nhiều thế kỷ.

Theo y học cổ truyền, ngọc cẩu được xếp vào nhóm thuốc bổ Thận tráng dương. Có vị ngọt, tính ôn ấm, nhuận bổ, quy vào kinh Can, Thận, Đại trường. Tác dụng tương tự như nhục thung dung, công dụng thiện bổ thận dương, ích tinh huyết, nhuận trường táo. Chữa các chứng thận dương hư liệt, tinh huyết suy kém, táo bón.

Theo y học hiện đại

Tổng cộng có 76 thành phần hóa học đã được tìm thấy trong ngọc cẩu. Trong đó bao gồm nhiều thành phần hoạt tính sinh học. Cụ thể là flavonoid, terpenoid, steroid, axit hữu cơ, saccharides, glycoside, thành phần dễ bay hơi và tanin.

Ngọc cẩu và các chất chiết xuất từ ngọc cẩu vốn được sử dụng theo truyền thống như một sản phẩm tốt cho sức khỏe. Nấm ngọc cẩu có nhiều lợi ích sức khỏe thông qua ăn trực tiếp, ngâm làm rượu hoặc uống dưới dạng trà.

Nhờ các thành phần trên nấm ngọc cẩu có các công dụng cụ thể như sau:

Hiệu quả trên hệ sinh sản

Theo y học cổ truyền, ngọc cẩu dùng để điều trị chứng bất lực và rối loạn chức năng tình dục ở nam giới. Thử nghiệm động vật dùng ngọc cẩu cho thấy số lượng tinh trùng ở tinh hoàn, mào tinh hoàn và trọng lượng tinh hoàn tăng đáng kể. Thử nghiệm cũng không có tác dụng phụ đáng chú ý nào xảy ra. Điều này xác nhận tác dụng có lợi ngọc cẩu đối với việc cải thiện chức năng sinh sản của nam giới bằng cách tăng cường sinh tinh.

Gần đây, nấm ngọc cẩu cũng được ghi nhận tác dụng đối với sinh sản nữ giới. Chúng giúp phát triển nang noãn, nồng độ hormone FSH và hormone LH trong huyết thanh.

Chống lão hóa

Các nghiên cứu trên ruồi trưởng thành ghi nhận rằng chế độ ăn uống có sử dụng ngọc cẩu đã kéo dài tuổi thọ trung bình. Ngọc cẩu giúp cơ thể tăng khả năng chống lại stress oxy hóa, giảm mức độ lipid hydroperoxide. Ngoài ra, kéo dài tuổi thọ đi kèm với các tác động có lợi khác. Chẳng hạn như cải thiện khả năng sẵn sàng giao phối, tăng khả năng sinh sản và ngăn chặn tình trạng suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác ở ruồi già.

Giảm mệt mỏi, tăng sức bền khi tập thể thao

Trong quá trình luyện tập, nấm ngọc cẩu giúp cung cấp oxy cho cơ bằng cách tăng cách tăng đáng kể nồng độ hemoglobin trong máu, tăng sử dụng năng lượng và giảm quá trình thoái hóa protein trong cơ thể.

Cải thiện hệ miễn dịch

Các nghiên cứu đã chứng minh chiết xuất của ngọc cẩu điều hòa hoạt động của các cơ quan miễn dịch. Chúng giúp tăng cường khả năng thực bào, tăng nồng độ kháng thể trong máu. Từ đó cải thiện chức năng miễn dịch dịch thể ở chuột.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Chiết xuất của ngọc cẩu có thể sửa chữa tổn thương ở quai ruột và cải thiện khả năng nhu động ruột. Ngọc cẩu còn có tác dụng ngăn ngừa loét bằng cách cải thiện vi tuần hoàn và tăng cường khả năng phòng thủ của niêm mạc dạ dày. Những phát hiện này là cơ sở khoa học cho lý luận y học cổ truyền của ngọc cẩu đối với hệ thống tiêu hóa.

Một số tác dụng khác

Một số tác dụng khác được nghiên cứu bước đầu cho hiệu quả như:

Tiêu diệt được tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA);

Có hoạt tính estrogen tiềm năng trong điều trị các triệu chứng mãn kinh;

Cải thiện khả năng học tập, tăng cường trí nhớ, duy trì trí nhớ;

Ngọc cẩu cho thấy hoạt động ức chế 5α-reductase (5αR) mạnh mẽ, rút ngắn đáng kể thời gian mọc tóc, thúc đẩy quá trình mọc lại tóc;

Ngoài ra, ngọc cẩu ức chế kết tập tế bào tiểu cầu và tăng cường chức năng cơ tim.

Nấm ngọc cẩu - Thần dược với nhiều công dụng chữa bệnh
Nấm ngọc cẩu là vị thuốc quý trong YHCT

Bài thuốc chữa bệnh từ nấm ngọc cẩu

Tăng cường sinh lý, bồi bổ sức khỏe: Dùng 1kg nấm ngọc cẩu tươi cùng với 4 lít rượu trắng 40-50 độ và 200ml mật ong nguyên chất. Sơ chế toàn bộ nấm ngọc cẩu, rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất rồi vớt ra để ráo. Sau đó, tráng qua 1 lần rượu. Bổ nấm làm đôi hoặc làm 4 tùy theo kích thước rồi xếp vào trong bình. Đổ mật ong và rượu vào sao cho ngập mặt nấm, đậy nắp kín và đem bảo quản nơi thoáng mát trong 30 ngày. Mỗi lần uống một ly rượu nhỏ tương ứng với 20ml và mỗi ngày uống từ 1-2 lần.

Hoặc: Dùng 0,5kg nấm ngọc cẩu khô cùng với 5 lít rượu trắng 40-50 độ và 100ml mật ong nguyên chất. Thực hiện tương tự như cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu tươi. Tuy nhiên, nấm ngọc cẩu khô ngâm rượu cần mất nhiều thời gian hơn, thường là khoảng từ 2-3 tháng.

Làm sáng da, giảm tàn nhang, sạm nám da: Chuẩn bị 0,5g nấm ngọc cẩu khô đem hãm với nước sôi, uống trong ngày như uống trà.

Tăng cường trí nhớ: Dùng 30g nấm ngọc cẩu và 2 muỗng mật ong nguyên chất. Đem sơ chế sạch nấm ngọc cẩu và cho vào sắc cùng với khoảng 1 lít nước lọc. Sắc đến khi cô lại còn khoảng 600ml nước thì chắt lấy nước thuốc, hòa với mật ong đã chuẩn bị sẵn, chia thành 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc này ngoài có công dụng tăng cường trí nhớ còn hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương, điều trị yếu sinh lý.

Chữa liệt dương: Nấm ngọc cẩu 12g, thục địa 15g, sơn thủ nhục 15g, sơn dược 15g, câu ký 15g, phục linh 12g, dâm dương hoắc 30g, nhục thung dung 12g, ba kích 12g, bạch nhân sâm 12g, sao táo nhân 12g, thiên môn đồng 9g, thỏ ti tử 12g, lộc nhung 6g, cam thảo 9g. Đem tất cả nghiền thành bột, vo thành viên, 9g mỗi viên.Uống 3 lần 1 ngày, mỗi lần uống 1 viên, sau khi uống cần tránh đồ tanh và thức ăn lạnh.

Tráng dương: Đem ngọc cẩu nấu chung với cháo gà, dê, bò, trai, tôm, sò… Hoặc lấy nhục thung dung 5g với ngọc cẩu khô 5g, thái ra lấy nước rồi trộn với bột mỳ. Làm thành từng sợi sau đó nấu chung với thịt dê, nêm nên gia vị cho vừa miệng.

Chữa liệt dương, xuất tinh sớm: Lấy 20g ngọc cẩu khô, quả dâu tằm chín đen 20g đem nghiền nhỏ, đậy kín trong 10ml mật ong với nước sôi, khoảnh 10-15 phút có thể uống. Uống thay nưỡ hằng ngày. Không áp dụng với người bị tiêu chảy.

Hoặc: Cần chuẩn bị ngọc cẩu 20g, đỗ trọng 30g, , thục địa 20g, 8 quả táo, gừng tươi 15g, gừng tươi đập nát, 150g đuôi lợn. Cạo đuôi lợn, mang đi rửa, chặt thành khúc. Cho hết vào nồi nấu nhừ trong 2-3 giờ, chia đều mỗi bữa ăn.

Bồi bổ sức khỏe, giảm nhức mỏi tay chân, đau lưng cho sản phụ: Chuẩn bị nấm ngọc cẩu tươi hoặc khô, rượu trắng cao độ. Cứ 1 kg nấm ngọc cẩu bạn đem ngâm với 4 – 5 lít rượu. Để nơi thoáng mát trong 30 ngày. Mỗi lần uống 20ml x 2 lần/ngày. Dùng trước bữa ăn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bổ huyết, trị tàn nhang, làm sáng da, ổn định nỗi tiết tố: Chuẩn bị nấm ngọc cẩu khô. Nấu nước hoặc hãm trà uống hàng ngày, mỗi ngày dùng 0,5 lạng.

Cơ thể mệt mỏi, yếu sinh, di tinh, hoạt tinh: Nấm ngọc cấu 120g, tang phiêu tiêu 120g, bạch phục linh 40g, long cốt 40g. Đem nghiền thành bột mịn, vo thành viên, to như hạt bắp. Uống từ 15-20g cho 1 lần. Ngày uống 2 lần.

Chữa nhuận tràng, táo bón ở người cao tuổi: Ngọc cấu khô 500g, nhục thung dung 500g, thêm mật ong khoảng 250ml khuấy đều. Đợi nước nguội đổ vào bình dùng dần. Trước mỗi bữa ăn uống 2-3 thìa to.

Hoặc thái lấy nước uống từ hỗn hợp ngưu tất 10g, vừng đen 12g, chỉ xác 10g, vừng vàng 12g, ngọc cẩu khô 15g. Khi đói uống 1 lần.

Chữa bổ thận dương, khí hư nhiều: Ngọc cẩu khô 5g, hồng trà 3g, hoài sơn 3g, phúc bồn tử 2g, đảng sâm 3g. Cho tất cả vào rồi nấu sôi 10-15 phút, lấy nước uống trong ngày.

Hoặc: Nấm ngọc cẩu khô 5g, phục linh 3g, hồng trà 3g, long cốt 3g, tang phiêu tiêu 3g, nhục thung dung 3g đun lấy nước uống trong ngày.

Giúp dưỡng thận, chữa đau cơ xương khớp: Chuẩn bị nấm ngọc cẩu, đỗ trọng, hoàng cầm, hoàng bá, tri mẫu, quy bản và ngưu tất mỗi vị 16g; địa hoàng và đương quy mỗi vị 8g. Đem toàn bộ nguyên liệu tán thành bột mịn. Thêm một ít rượu trắng rồi làm thành từng viên hoàn nhỏ với khối lượng mỗi viên khoảng 7-10g. Mỗi ngày uống 2 viên cùng với nước ấm.

Nấm ngọc cẩu - Thần dược với nhiều công dụng chữa bệnh
Dược liệu nấm ngọc cẩu dạng khô

Lưu ý khi dùng nấm ngọc cẩu

Thận trọng đọc kỹ những lưu ý dưới đây khi bạn có ý định dùng nấm ngọc cẩu:

Hiện nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy trong nấm ngọc cẩu có độc tố hay bất kì hoạt chất nào gây hại cho sức khỏe. Mặc dù vậy không phải đối tượng nào cũng dùng được nấm ngọc cẩu. Một số bệnh lý có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi dùng loại nấm này.

Bạn không nên dùng nấm ngọc cẩu nếu đang gặp các vấn đề sau:

Cao huyết áp

Mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa

Đang điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị

Có tiền sử bị dị ứng với nấm ngọc cẩu hay bất cứ dược liệu nào phối hợp trong bài thuốc

Suy giảm chức năng gan thận

Các hoạt chất trong nấm ngọc cẩu có thể tương tác với một số loại thuốc tân dược, thảo dược, thực phẩm hay sản phẩm chức năng. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến thầy thuốc, bác sĩ hay những người có kinh nghiệm chuyên môn trước khi dùng.

Hiện nay, trên thị trường mỗi ký nấm ngọc cẩu tươi có giá dao động từ 200.000 – 290.000 đồng. Trong khi đó giá nấm ngọc cẩu khô thì cao hơn, mỗi ký được bán với giá khoảng 500.000 – 700.000 đồng. Do có giá trị kinh tế cao, nhiều người bán hàng vì lợi nhuận kinh tế mà pha trộn tạp chất vào trong dược liệu khô. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Nấm ngọc cẩu khô được chế biến theo 2 cách là sây khô cả cây hoặc thái lát mỏng rồi phơi khô. Nấm chất lượng tốt và nguyên chất sẽ có những đặc điểm sau:

Mùi vị: Thơm dịu, không bị ẩm mốc hoặc có mùi hôi khó chịu

Màu sắc bên ngoài: Ở dạng khô nấm có màu nâu sẫm, nếu sấy nguyên cây phải có cả phần thân dính liền với củ.

Hình dạng: Nấm không bị vụn nát. Những cây nấm ruột tím chuẩn thường có kích thước nhỏ. Loại thân to thường là nấm dại hoặc nấm ruột trắng có giá trị dược liệu kém.

Đặc điểm của nấm giả, nấm kém chất lượng:

Mùi vị: Không có mùi thơm khi đưa lên mũi ngửi. Thậm chí một số loại để lâu còn có mùi hôi.

Màu sắc: Nấm kém chất lượng có màu đen hoặc màu sắc khác lạ, có thể nổi nhiều mốc trắng trên bề mặt, thân và củ nấm tách rời.

Hình dáng: Nấm bị vụn nát nhiều, kích thước lớn.

Việc lựa chọn nấm ngọc cẩu tương dường như dễ dàng hơn vì bạn có thể dễ dàng quan sát được hình dáng bên ngoài của dược liệu. Tuy vậy cũng cần lưu ý chọn những cây nấm có ruột tím, không bị dập nát, đổi màu hoặc bị thối.

Kinh nghiệm dân gian cho thấy, dùng nấm được sẽ cho tác dụng tốt hơn là nấm cái. Bạn có thể dựa vào những đặc điểm của nấm đực đã được mô tả ở đầu bài viết để lựa chọn được những cây nấm có chất lượng tốt nhất./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *