TRẮC BÁCH DIỆP
Cây trắc bách diệp là một loài thực vật hạt trần thuộc họ Hoàng đàn – Cupressaceae, có tên khoa học là Platycladus orientalis. Loài cây này được mô tả khoa học học lần đầu tiên vào năm 1949 bởi L. Franco. Cây trắc bách diệp có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó được du nhập sang các quốc gia Đông Nam Á và một số nước khác như Nga, Trung Quốc,…
Tên gọi khác: Bá tử nhân
Tên khoa học: Thuja orientalis L. (Biota orientalis Endl).
Họ: Thuộc họ Trắc bách (Cupressaceae)
Tìm hiểu về cây Trắc bách diệp
1. Đặc điểm của cây Trắc bách diệp
Trắc bách diệp là loài cây rất đẹp, xanh tốt quanh năm. Cây có thể cao tới 6- 8m. Thân phân nhánh nhiều trong những mặt thẳng đứng làm cho cây có dáng đặc biệt. Lá mọc đối, dẹp hình vẩy. Nón hình trứng 6-8 vẩy dày. Hạt hình trứng, không có cạnh, màu nâu sẫm, có một sẹo rộng màu nhạt hơn ở phía dưới.
2. Khu vực phân bố
Cây được trồng ở khắp nơi để làm cảnh và làm thuốc. Còn mọc ở Trung Quốc, Liên Xô cũ (vùng Capcazơ). Lá có thể hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào tháng 9-11, hái cả cành, cắt bỏ cành to, phơi khô trong mát.
3. Bộ phận được dùng làm dược liệu
Bộ phận được dùng làm thuốc là cành lá và nhân hạt.
4. Thu hái, sơ chế
Lá trắc bách diệp có thể hái quanh năm, nhưng tốt nhất từ tháng 9 đến tháng 11 (hái cả cành, cắt bỏ cành to, phơi khô trong mát, cất đi dùng dần). Còn hạt thu hái vào mùa thu, mùa đông (phơi khô, xát bỏ vẩy ngoài, rồi lấy hạt phơi khô).
5. Bảo quản
Để nơi khô ráo, đậy kín, tránh nóng quá.
6. Thành phần hóa học của trắc bách diệp
Trong lá cây Trắc bá chứa:
- Tinh dầu (chủ yếu là pinen, cariophylen).
- Các hợp chất flavon.
- Phần sáp, sau khi xà phòng hóa sẽ được 21% acid hữu cơ, trong đó chủ yếu gồm những acid sabinic, acid juniperic.
- Các chất béo.
- Nhựa.
7 . Bào chế
- Trắc bách diệp: Loại bỏ tạp chất và cành cứng, đem dùng.
- Trác bách thán: Lấy Trắc bách diệp đã nhặt sạch, cho vào nồi, đun to lửa, sao cho có màu sém nâu bên ngoài và màu sém vàng bên trong (sao tổn tinh).
Vị thuốc của trắc bách diệp
1. Tính vị
Khổ, sáp, hàn.
2. Quy kinh
Vào các kinh phế, can tỳ.
3. Tác dụng dược lý của trắc bách diệp
Tác dụng cầm máu:
Nước sắc Trắc bá diệp đối với thời gian chảy máu của chuột nhắt và thời gian đông máu của thỏ đều có tác dụng rút ngắn, thuốc có tác dụng cầm máu, nhưng than Trắc bá diệp tác dụng đông máu kém hơn.
Tác dụng giảm ho:
Phần lắng đọng của nước sắc với rượu, dịch chiết xuất cồn có tác dụng giảm ho rõ. Có thể là thuốc tác dụng lên trung khu thần kinh.
Tác dụng long đờm:
Dịch chiết xuất cồn của thuốc có tác dụng long đờm.
Tác dụng giảm cơn hen:
Cặn lắng nước sắc cồn có tác dụng làm giãn cơ trơn của khí quản cô lập của chuột Hà lan và chuột nhắt. Nhưng trên mô hình chuột Hà lan gây hen bằng Histamin thì lại không có tác dụng rõ rệt.
Tác dụng an thần:
Thuốc có tác dụng tăng cường tác dụng gây mê của Pentobarbital sodium, làm giảm rõ rệt sự hoạt động của súc vật thực nghiệm.
Ảnh hưởng đối với hệ tuần hoàn:
Nước sắc thuốc lắng cặn bằng cồn chích tĩnh mạch hoặc thụt dạ dầy cho mèo đều có tác dụng hạ áp nhẹ, có tác dụng giãn mạch tai thỏ cô lập.
4. Cách dùng, liều lượng
Ngày uống từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc.
Các bài thuốc chữa bệnh dùng trắc bách diệp
Trị khái huyết do cảm nhiễm phong tà
Bệnh nhân mắc cảm nhiễm phong tà xuất hiện các biểu hiện là sốt, ho ra đờm lẫn máu, miệng khô, mũi ráo. Bệnh nhân dùng bài thuốc gồm 20g lá trắc bá diệp, 40g lá sen tươi, 40g cỏ nhọ nồi, 20g lá ngải cứu, sắc cùng 600ml còn 300ml thì dùng uống 2 lần/ngày (đối với người lớn).
Trị đại tiện ra máu (viêm trực tràng chảy máu hoặc trĩ)
- Chuẩn bị 30g lá trắc bá diệp sao đen, 30g hoa kinh giới sao đen, 30 hoa hòe sao đen, 20g chỉ xác bỏ ruột.
- Các vị thuốc trên đem sấy khô, tán nhỏ, rây kỹ rồi cho vào lọ, đậy nắp kín.
- Người lớn mỗi lần dùng thuốc với 8g, uống với nước đun sôi để nguội.
Trị bệnh ngoài da
- Dùng 20g trắc bá diệp, 20g địa long, 25g hoàng liên, 25g địa hoàng, 15g hùng hoàng, 10g khinh phấn, 6g tùng hương.
- Các vị thuốc trên đem tán thành bột mịn, trộn đều với dầu thơm, ngày bôi 1 lần để trị bệnh zona, lở loét chảy nước vàng.
- Dùng bài thuốc trên trung bình 3 – 7 ngày sẽ khỏi.
Trị ho gà
- Chuẩn bị 30g trắc bá diệp tươi gồm cả nhánh, sắc với nước còn 100ml nước thì cho thêm 20ml mật ong vào.
- Với trẻ dưới 2 tuổi thì mỗi lần uống 15 – 20ml, dùng 3 lần/ngày.
- Sau khi dùng thuốc khoảng 4 – 10 ngày hầu như đều tiến triển tốt hoặc khỏi.
Trị trĩ xuất huyết
- Dùng 30g trắc bá diệp sao đen, 15g kinh giới sao đen, 20g than địa hoàng, đem tán bột.
- Sau đó, bạn cho 200ml nước sôi chế vào bột trên, thụt ruột, lưu tới khi không nhịn được, thực hiện 1 lần/ngày;
Trị rụng tóc
Để cải thiện tình trạng rụng tóc từ cây trắc bá diệp, bạn có thể áp dụng công thức sau:
- Chuẩn bị 25 – 35g trắc bá diệp tươi (gồm cả quả non), xắt nhỏ, cho vào ngâm với 100ml cồn 60 – 75%.
- Sau khoảng 7 ngày thì lọc lấy nước, xát vào chỗ rụng tóc, thực hiện 3 – 4 lần/tuần. Hiệu quả có thể đạt trên 77%;
Những điều cần lưu ý khi sử dụng trắc bách diệp
Không dùng cho người có nhiều đờm, tiêu lỏng nhiều lần trong ngày hoặc bị dị ứng với các thành phần hóa học của trắc bá diệp.
Bệnh nhân thể hàn thận trọng khi dùng
Sử dụng thuốc đúng liều lượng và kiên trì để mau thấy được hiệu quả tích cực.
Tôi có thể mua trắc bách diệp ở đâu?
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều cơ sở không uy tín, làm nhái, pha trộn sản phẩm trắc bách diệp với giá rẻ, ngược lại chất lượng sản phẩm kém. Cho nên bạn hãy cân nhắc, tìm hiểu kỹ đơn vị phân phối để có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm khi dùng.
Quý khách hàng hoàn toàn có thể đặt niềm tin ở Dược liệu BOTAT. Chúng tôi tự hào là đơn vị uy tín chuyên cung cấp cây thuốc nam, thảo dược, dược liệu sạch, an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm chúng tôi mang đến là sản phẩm của Việt Nam – Sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo đúng loại dược liệu, an toàn cho người sử dụng.
Tham khảo thêm: Dược liệu sạch
Bạn có thể liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 0355 818 881 để được tư vấn và hỗ trợ thêm về sản phẩm.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.