THIÊN MÔN ĐÔNG
Cây thiên môn đông có dạng bụi beo, sống nhiều năm, cao từ 1.2- 1.5m. Rễ cây được thu hoạch vào tháng 10 – tháng 12 khi cây được 2 năm tuổi trở lên để sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh lý.
Tên gọi khác: Thiên môn chùm
Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis
Họ: Asparagaceae
Tìm hiểu về cây Thiên môn đông
1. Đặc điểm của cây Thiên môn đông
Thiên môn đông được biết đến với tên gọi khác là thiên môn hay dây tóc tiên, là một loài cây bụi leo có tuổi thọ lâu dài. Thân cây có chiều dài từ 1 – 1,5m và đôi khi còn dài hơn. Rễ củ có hình dạng thoi, cuống dài, mọc thành chùm. Cây mọc nhiều cành, có hình dạng trụ và mọc xoắn vào nhau tạo thành một bụi dày, nhẵn và có gai cong. Những cành nhỏ tạo thành thành lá được gọi là diệp chi có hình dạng lưỡi liềm với đầu nhọn. Lá thu nhỏ thành những vảy nhỏ. Hoa nở ở kẽ giữa diệp chi và thường có 1 – 2 hoa màu trắng. Quả cây là quả mọng hình cầu với hạt có màu đen.
2. Khu vực phân bố
Thiên đông môn phân bố rộng rãi ở các vùng ôn đới và nhiệt đới, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
3. Bộ phận được dùng làm dược liệu
Rễ củ (Radix Asparagi) gọi là Thiên đông. Sau khi thu hái, rễ được tẩm nước cho mềm, cạo bỏ vỏ, đồ chín, rút bỏ lõi rồi phơi hoặc sấy khô.
4. Thu hái, sơ chế
Tháng 10 – 12 ở những cây đã mọc trên 2 năm. Đào về, rửa sạch, đồ chín, rút lõi, phơi hoặc sấy khô.
Cạo vỏ, bỏ lõi, đồ chín, phơi khô, tẩm rượu 1 đêm, đồ lại, phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
Rửa sạch, bỏ lõi, thái phiến, phwoi khô để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Rửa sạch, bỏ lõi, ủ mềm, thái phiến, phơi khô (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
5. Bảo quản
Để nơi khô ráo, dễ ẩm mốc.
6. Thành phần hóa học của Thiên Đông Môn
Yamogenin, Diosgenin, Sarsasapogenin, Smilagenin, Xylose, Glucose, Rhamnose (Hắc Liễu Chính Điển, Nhật Bản Dược Học Hợp Quyển 107, Trung Y Trung Dược Thủ Sách 1988, 10 (1): 56).
Sucrose, Ologosaccharide(Tomoda Masashi và cộng sự, Chem Pharm Bull 1974, 22 (10): 2306).
5-Methoxymethyl fùrural, beta-Sitosterol5
Citrulline, Asparagine, Serine, Threonine, Proline, Glycine, Alanine, Valine, Methionine, Leucine, Isoleucine, Phenylalanine, Tyrosine, Aspartic acid, Glutamic acid, Histidine, Lysine 6,7
Asparagi Cochinchinensisne, b-Sitosterol, Smilagenin, 5-Methoxymethylfùrural, Rhamnose (Trung Dược Học).
Trong Thiên môn có acid Amin, chủ yếu là Asparagin, thủy phân trong nước sôi cho Aspactic acid và Amoniac. Ngoài ra, còn có chất nhầy, tinh bột, Sacarosa (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
7 . Bào chế
Thường được phơi khô để sử dụng
Vị thuốc của Thiên Đông Môn
1. Tính vị
Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
Vị ngọt, tính rất hàn, không độc (Biệt Lục).
Vị ngọt, đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
2. Quy kinh
Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).
Vào kinh thủ Thái âm Phế, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Giải).
Vào kinh Phế, thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
3. Tác dụng dược lý của Thiên Đông Môn
Thiên môn đông có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, tiêu đờm, lợi tiểu, nhuận tràng. Thường dùng Thiên môn để chữa ho, viêm họng, viêm mũi, đái tháo đường (dạng thuốc sắc), chữa mụn nhọt, viêm da có mủ, rắn cắn (giã cây tươi, đắp ngoài da); còn dùng để chữa táo bón (dạng thuốc sắc).
4. Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 3 lần, mỗi lần uống một lượng to bằng quả táo. – Nguyên liệu: thiên môn đã chế biến 12g, mạch môn (bỏ lõi) 12g, huyền sâm 12g. – Cách làm và liều dùng: Sắc uống ngày 1 thang như trên, chia thành 3 lần uống sau ăn. – Cách làm: thiên môn đông mang đi tán mịn thành bột.
5. Độc tính
Thiên Đông Môn không mang độc tính
Các bài thuốc chữa bệnh dùng Thiên Đông Môn
Trị đau nhức bằng thiên môn đông
– Nguyên liệu: một lượng thiên môn đông vừa đủ
– Cách làm và liều dùng: Tán dược liệu thành bột mịn. Mỗi lần dùng 1 thìa uống cùng với rượu. Ngày dùng 3 lần cho đến khi khỏi.
Trị ho, khạc nhiều đờm. Miệng khô, khát nhiều.
– Nguyên liệu: lượng vừa đủ để thu được 7 chén nước cốt, 7 chén rượu, 1 chén mạch nha, tử uyển 160g
– Cách làm và liều dùng: thiên môn để sống mang đi giã để vắt được 7 chén cốt. Cho nước cốt thiên môn, 7 chén rượu, 1 chén mạch nha, tử uyển vào nồi đồng hoặc nồi sành. Đun trên lửa nhỏ, nấu thành cao đặc. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần uống một lượng to bằng quả táo.
Trị miệng lở lâu ngày không khỏi
– Nguyên liệu: thiên môn đã chế biến 12g, mạch môn (bỏ lõi) 12g, huyền sâm 12g.
– Cách làm và liều dùng: Sắc uống ngày 1 thang như trên, chia thành 3 lần uống sau ăn.
Trị chứng nóng, khát, phong nhiệt
– Nguyên liệu: thiên môn đông đã chế biến, mật ong
– Cách làm: thiên môn đông mang đi tán mịn thành bột. Sau đó trộn cùng mật ong để vo thành viên cỡ hạt bắp. Mỗi lần dùng 20 viên với nước trà.
Trị suy nhược cơ thể sau khi nhiễm bệnh, sốt lâu ngày
– Nguyên liệu: Nhân sâm 4 – 8g, thiên môn 10 – 20g, thục địa 10 – 20g
– Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu vào cùng lúc rồi mang đi sắc nước uống.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Thiên Đông Môn
Chống chỉ định cho người có đàm ẩm nhưng không có hư hỏa, tỳ vị hư hàn. Không ăn cá chép, cá chầy và cá trắm khi đang trong thời gian dùng thuốc.
Tôi có thể mua Thiên Đông Môn ở đâu?
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều cơ sở không uy tín, làm nhái, pha trộn sản phẩm Thiên Đông Môn với giá rẻ, ngược lại chất lượng sản phẩm kém. Cho nên bạn hãy cân nhắc, tìm hiểu kỹ đơn vị phân phối để có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm khi dùng.
Quý khách hàng hoàn toàn có thể đặt niềm tin ở Dược liệu BOTAT. Chúng tôi tự hào là đơn vị uy tín chuyên cung cấp cây thuốc nam, thảo dược, dược liệu sạch, an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm chúng tôi mang đến là sản phẩm của Việt Nam – Sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo đúng loại dược liệu, an toàn cho người sử dụng.
Tham khảo thêm: Dược liệu sạch
Bạn có thể liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 0355 818 881 để được tư vấn và hỗ trợ thêm về sản phẩm.
Reviews
There are no reviews yet.