Sim
Sim là quả không quá xa lạ gì với đại đa số mọi người bởi vị ngọt thanh dễ chịu mà nó sở hữu. Không những thế, quả sim còn được đưa vào rất nhiều bài thuốc Đông y với tư cách dược liệu tự nhiên vì những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
Tên gọi khác: sơn nhậm
Tên khoa học: Rhodomyrtus tomentosa.
Họ: Sim
Tìm hiểu về cây Sim
1. Đặc điểm của cây Sim
Cây sim có chiều cao trung bình từ 1 – 1.5m, lá cây mọc đối xứng và có hình trứng thuôn dài. Hoa có màu tím, thường mọc riêng lẽ hoặc chùm 2 – 3 bông ở kẻ lá. Quả màu tím sẫm, thuộc họ quả mọng nên ăn được và có vị ngọt, hạt có hình móng ngựa.
Quả sim thuộc họ quả mọng, có màu tím sẫm khi chín, ăn ngọt, có nhiều hạt nhỏ. Đây là dược liệu quý được Đông y cho rằng có tính bình, vị ngọt chát, rất tốt đối với việc chỉ huyết, dưỡng huyết, cố tinh, sáp trường. Nhờ đặc điểm này mà quả sim được dùng để chữa chứng thổ huyết, huyết hư, chảy máu mũi, lị, tiểu tiện ra máu, thoát giang, di tinh, tai ù, băng huyết,…
2. Khu vực phân bố
Cây sim mọc nhiều ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc và ven biển, đặc biệt là ở đảo Phú Quốc có rất nhiều cây sim rừng.
Ngoài Việt Nam, cây sim cũng mọc nhiều ở miền Nam Trung Quốc, ở Malaysisa, Indonesia,… hay các quốc gia thuộc vùng nhiệt đới ở Châu Á.
3. Bộ phận được dùng làm dược liệu
Bộ phận dùng của cây hoa sim bao gồm lá, quả và rễ. Lá và rễ cây sim có thể thu hái quanh năm. Quả sẽ được hái lúc đã chín.
4. Thu hái, sơ chế
Các bộ phận rễ sim, quả sim, lá sim thường được dùng để làm thuốc. Người dùng có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Các bộ phận được chế biến có thể được dùng để sắc uống, ngâm rượu hoặc giã nát để đắp ngoài da.
5. Bảo quản
Giữ ở nơi khô ráo tránh ẩm làm hỏng.
6. Thành phần hóa học của Sim
Lá sim chứa nhiều chất ellagi tannin, rhodomyrtone. Hoa sim chứa nhiều chất tannin, a-xít nicotinic, riboflavin (vitamin B2), flavonoid.
7 . Bào chế
Dùng trực tiếp hoặc phơi khô, sấy khô để dùng dần làm thuốc với liều 12 – 15g khô (tương đương 30 – 60g tươi).
Vị thuốc của Sim
1. Tính vị
Theo Đông y, lá sim có vị ngọt, chát.
Nụ sim có vị ngọt, chát, tính bình
2. Tác dụng dược lý của Sim
Rễ sim, quả sim và lá sim đều có những tác dụng dược lý riêng:
- Rễ sim có khả năng giảm đau, trừ phong thấp và cầm máu. Vì vậy được dùng để trị bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp, trị vết bỏng lửa, bệnh trĩ, da lở loét, băng huyết, viêm gan, đau bụng..
- Lá sim có tác dụng giảm đau, sinh cơ, cầm máu, hút mủ và tán nhiệt độc. Lá sim được dùng để trị ghẻ lở, lở loét ngoài da, ngoại thương xuất huyết, đau dạ, tả lị…
- Quả sim có tác dụng dưỡng huyết, cầm máu, cố tinh, sáp trường. Quả sim được dùng để trị băng huyết, đới hạ, ù tai, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, các chứng huyết hư…
3. Cách dùng, liều lượng
Lá sim 1kg, rửa sạch, băm nhỏ, nấu với 20 lít nước, nấu nhiều lần rồi cô thành 250g cao.
Nụ sim 8 – 10g, gừng tươi (nướng cháy sém vỏ ngoài) 8 – 10g, củ riềng 10 – 12g, củ sả 10 – 12g. Tất cả sao chín, nấu với 500 ml nước, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
4. Độc tính
Reviews
There are no reviews yet.