SÀI ĐẤT
Cây sài đất vừa là một loại thảo dược có nhiều công dụng, rất hữu ích trong Y học cổ truyền, vừa là một loài cây cây cảnh phổ biến. Những dưỡng chất bên trong cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống oxy hóa, chống ung thư,…
Tên gọi khác: Cúc nhám, ngổ núi.
Tên khoa học: Wedelia chinensis.
Họ: Asteraceae
Tìm hiểu về cây sài đất
1. Đặc điểm của cây sài đất
Sài đất là dòng cây thân thảo, thường bò lan trên mặt đất với thân màu xanh với đặc điểm thân cây mọc lan đến đâu thì rễ mọc đến đó. Lá sài đất mọc sát cây, vị trí đối xứng nhau. Lá cây có các răng xẻ mạnh, hai mặt lá có lông thô, gần như không có cuống và có hình bầu dục nhọn về hai đầu.
Ở một số địa phương sẽ ngắt sài đất để ăn như một loại rau sống, một số khác thì trồng sài đất để làm cảnh. Sài đất thường được thu hoạch lúc đang ra hoa và có khá nhiều tác dụng khác nhau.
2. Phân bố
Sài đất ưa sống ở nơi ẩm mát. Ở nước ta, loại cây này mọc hoang khắp nơi. Chúng ta có thể tìm thấy sài đất ở ven đường, bờ ruộng hay ven các đồi đất ẩm. Do có hoa màu vàng rất đẹp mắt, sài đất còn được trồng làm cảnh ở các công viên hay công ty, xí nghiệp.
Ngoài Việt Nam, một số quốc gia khác như Ấn Độ hay Malaysia cũng trồng hoặc thu hái cây sài đất về làm thuốc.
3. Bộ phận được dùng làm dược liệu
Toàn bộ cây sài đất, bao gồm cả rễ, lá và phần thân.
4. Thu hái, sơ chế
Sài đất có thể được thu hoạch quanh năm nhưng chủ yếu là vào tháng 4 & 5 vì lúc này cây đang ra hoa và có dược tính tốt nhất. Cây được cắt sát gốc và đem về dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Đối với những cây đã bị cắt, người ta tiếp tục tưới nước và bón phân để cây đâm chồi mới. Sau khoảng nửa tháng lại tiếp tục thu hoạch được.
5. Bảo quản
Nếu dùng sài đất dưới dạng tươi, sau khi thu hái về bạn nên dùng ngay. Đối với sài đất khô, cách bảo quản tốt nhất là cho vào bịch ni lông hoặc hộp có nắp đậy kín miệng. Để thuốc nơi khô, thoáng nhằm tránh bị nấm mốc.
6. Thành phần hóa học của sài đất
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện rất nhiều hợp chất quý trong cây sài đất như:
- Tanin
- Saponin,
- Pectin,
- Mucin
- Lignin
- Cellulose
- 3,75% chlorophylle
- 1,14% caroten
- 3,75% phytosterol
- Các chất khác: Dầu hòa tan, hợp chất béo, tinh dầu, muối vô cơ, Wedelolacton
Vị thuốc của sài đất
1. Tính vị
Sài đất tính mát, không độc, vị hơi chua và đắng nhẹ
2. Quy kinh
Can và Phế
3. Tác dụng của cây sài đất, chủ trị
Theo y học cổ truyền, sài đất có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, tiêu nhọt, kháng viêm, long đờm. Chủ trị các chứng ho, đau họng, viêm tuyến vú, rôm sảy, nổi mẩn, cao huyết áp… Ngoài ra, dược liệu này cũng được dùng trong dự phòng bệnh sởi, bạch hầu, hỗ trợ điều trị ung thư môn vị.
4. Cách dùng và liều lượng
Sài đất được dùng dưới nhiều hình thức như sắc uống, nấu nước tắm hay giã đắp ngoài da. Tùy theo mỗi bệnh mà điều chỉnh liều dùng cho thích hợp.
Các bài thuốc chữa bệnh dùng sài đất
Mụn nhọt: Kết hợp 30gr sài đất cùng với 12gr thổ phục linh, 10gr ké đầu ngựa, 12gr bồ công anh cùng với 10gr kim ngân hoa rửa sạch. Sau đó cho tất cả vào ấm sắc thuốc để vừa uống vừa tắm sẽ giúp mụn nhọt nhanh chóng biến mất.
Viêm bàng quang: Kết hợp 35gr sài đất, 20gr bồ công anh cùng với 16gr cam thảo đất, 20gr mã đề rồi đun với 1 lít nước. Sắc với lửa vừa đến khi còn lại khoảng một phần ba là dừng. Lọc lại phần nước rồi dùng để uống sau bữa trưa và bữa tối.
Viêm gan: Kết hợp 20gr sài đất, 20gr thổ phục linh với 12gr cam thảo đất với 20gr kim ngân đun lấy nước. Sắc lấy khoảng 200gr nước cốt chia uống thành 2 lần trong ngày, mỗi lần 100gr sau một tháng kiên trì sẽ giúp thanh lọc phần nào tình trạng viêm gan.
Cảm cúm: Kết hợp 10gr sài đất, 10gr kinh giới, 30gr kim ngân hoa với 10gr tía tô, 10gr cam thảo đất và 3gr lá sinh khương, 2gr mạn kinh đun với 4 chén nước. Đun dần dần với lửa nhỏ đến khi còn một nửa, chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Thực hiện liên tục 3 ngày sẽ giúp khỏi bệnh. Để tác dụng tốt hơn có thể dùng sài đất với tía tô, kinh giới, cúc tần để đun xông người giúp giải cảm.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng sài đất
Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng sài đất trị bệnh tại nhà
Một số trường hợp có thể quá mẫn với thành phần của sài đất. Trước khi sắc uống hoặc đắp sài đất trên diện rộng, nên bôi một ít nước ra cổ tay. Nếu trong 1 ngày da không có biểu hiện bị kích ứng thì có thể dùng được.
Hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng sài đất cùng lúc với thuốc điều trị bệnh trong tây y vì chúng có thể tương tác gây ra phản ứng phụ có hại cho sức khỏe.
Cây sài đất rất dễ bị nhầm lẫn với cây lỗ cúc địa nên cần chú ý nhận biết để không hái nhầm thuốc. Cây lỗ cúc địa thường có lá ngắn hơn, hoa có hình dáng tương tự như sài đất nhưng màu vàng nhạt.
Tôi có thể mua Sài đất ở đâu?
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều cơ sở không uy tín, làm nhái, pha trộn sản phẩm sài đất với giá rẻ, ngược lại chất lượng sản phẩm kém. Cho nên bạn hãy cân nhắc, tìm hiểu kỹ đơn vị phân phối để có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm khi dùng.
Quý khách hàng hoàn toàn có thể đặt niềm tin ở Dược liệu BOTAT. Chúng tôi tự hào là đơn vị uy tín chuyên cung cấp cây thuốc nam, thảo dược, dược liệu sạch, an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm chúng tôi mang đến là sản phẩm của Việt Nam – Sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo đúng loại dược liệu, an toàn cho người sử dụng.
Tham khảo thêm: Dược liệu sạch
Bạn có thể liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 0355 818 881 để được tư vấn và hỗ trợ thêm về sản phẩm.
Reviews
There are no reviews yet.