SẢ
Cây sả được biết đến là một loại gia vị rất quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt. Không chỉ vậy, cây sả còn được dùng rất phổ biến với những tác dụng đặc biệt hữu ích đối với sức khỏe. Đồng thời, sả cũng được dùng làm nguyên liệu sản xuất ra nhiều sản phẩm làm đẹp và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như cuộc sống.
Tên gọi khác: Hương mao
Tên khoa học: Cymbopogon
Họ: Poaceae
Tìm hiểu về cây sả
1. Đặc điểm của cây sả
Sả là loài cỏ sống lâu năm mọc thành bụi, rễ chùm ăn rộng kém chịu hạn và úng, cao từ 0,8-1,5 m hay hơn. Thân rễ trắng hay hơi tím, có đốt ngắn được bao bọc kín bởi các bẹ lá, tạo thành các tép sả. Lá hẹp như lá lúa, có gân chính nổi rõ, hai mặt và mép lá có lông cứng, nhám. Độ dài của lá tuỳ theo từng loài, có thể từ 0,2-1,2 m. Cụm hoa chuỳ gồm nhiều bông nhỏ không cuống, có 2 loại hoa trên cùng một cây: hoa lưỡng tính và hoa đực. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt.
2. Khu vực phân bố
Cây sả chanh có khoảng 45 loài bản địa của vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới của Úc, Châu Phi và Châu Á. Ấn Độ là nước sản xuất sả lớn nhất. Thân của cây sả được sử dụng như một loại thảo mộc ẩm thực, đặc biệt là trong ẩm thực Đông Nam Á.
3. Bộ phận được dùng làm dược liệu
Bộ phận dùng: Thân và lá.
4. Thu hái, sơ chế
Có thể thu hoạch sả bất cứ lúc nào khi thân cây có đường kính 1,3 cm . Thu hoạch thân cây bằng cách cắt chúng ở mặt đất bằng một con dao sắc, hoặc bằng cách uốn cong và xoắn cuống.
5. Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
6. Thành phần hóa học của sả
Sả chanh chứa 1-2% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm mùi chanh với thành phần chủ yếu là citral (65-85%), geraniol 40% ( Võ Văn Chi – 1999)
Với Sả Java, lá chứa khoảng 3,18-4,72% tinh dầu (so với trọng lượng tươi), thành phần hóa học chính là citronellal (32-45%), geraniol (12-18%), citronellol (11-15%) (theo Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam)
Tùy theo loài sả, thành phần của tinh dầu thay đổi và có giá trị khác nhau. Tinh dầu sả cất từ cây sả Cymbopogon nardus (L.) Rendl. (sả Sri Lanka) và cây Cymbopogon winterianus Jowitt (sả Giava) có từ 20 đến 40% geraniola và citronellola, 40 đến 60% xitronellala. Loài thứ hai được trồng nhiều ở Giava, Đài Loan, Trung Mỹ (Guatemala), Ghinê, Mangat.
Tinh dầu sả cất từ cây sả chanh Cymbopogon flexuosus và C. citratus chứa từ 70 đến 80% citral. Loại sả chanh này đuợc trồng nhiều ở Ấn Độ, Mangat, đảo Como, Trung Mỹ (Guatemala), Châu Phi (Côngô, Kênya).
Tinh dầu sả cất từ loài Cymbopogon martinii var. motia chứa 15-95% geraniola còn var. Sofia chứa ancol perilic.
Vị thuốc của sả
1. Tính vị
Sả có vị cay hơi nồng
2. Tác dụng dược lý của sả
Củ sả có tác dụng thông tiểu tiện, làm ra mồ hôi, chữa cảm sốt; Tinh dầu Sả dùng làm thuốc trợ tiêu hóa, xông chữa cảm sốt, khử mùi hôi tanh và xua đuổi ruồi, muỗi. Ghi chú: Bên cạnh loài Sả chanh, còn 1 số loài sả khác cũng được sử dụng trong đời sống.
3. Cách dùng, liều lượng
Sả được dùng chữa cảm sốt, đau bụng, đi ngoài, đầy hơi, trướng bụng, nôn mửa, trẻ em phong kinh, ho, viêm phổi, ngộ độc. Ngày dùng 8-12g lá và rễ dưới dạng xông hay hãm nước uống.
Lá sả nấu nước gội đầu làm sạch gầu, trơn tóc, tránh bệnh về da đầu.
Tinh dầu sả, dùng trừ muỗi, khử mùi tanh hôi, dùng xoa ngoài chống cúm phòng bệnh truyền nhiễm.
Tinh dầu sả còn dùng trong công nghiệp chất thơm, làm nước hoa, xà phòng thơm…
Các bài thuốc chữa bệnh dùng sả
Trị ho do cảm lạnh, cảm cúm:
Củ sả 40g, gừng tươi 40g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày.
Trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi:
Lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4 – 6g mỗi loại nấu nước xông cho ra mồ hôi.
Giải cảm:
- Kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá)… đun sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu nghiệm.
- 15 – 30g củ sả hoặc lá tươi nấu nước xông.
- Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3 – 4 củ tỏi (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông sẽ trị được nhức đầu (do thời tiết).
- Lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi xông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm một lúc sẽ đỡ.
Giảm cảm giác buồn nôn khi có thai:
Củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày.
Giải nhiệt, thông tiểu, tiêu thực: Lá sả tươi 30 – 40g nấu với 1 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút, uống.
Trị nhức đầu:
Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu với vài củ tỏi nấu nước xông.
Trị ho:
Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 250g (4 vị này giã nát, ngâm rượu 40oC vừa đủ để được 200ml); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 500g; mạch môn bỏ lõi 300g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g (3 vị này sắc và cô đặc lại thành 300ml cao lỏng), trộn lẫn cao lỏng và rượu thuốc, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10ml.
Sạch răng miệng:
Củ sả non rửa thật sạch, xắt nhỏ, phơi hoặc sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 10g, ngâm với nước nóng, dùng để súc miệng.
Trị ho do cảm lạnh, cảm cúm:
Củ sả 40g, gừng tươi 40g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày.
Trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi:
Lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4 – 6g mỗi loại nấu nước xông cho ra mồ hôi.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Sả
Không dùng sả làm thực phẩm chế biến thức ăn cho bà bầu bởi sả có thể kích thích tử cung, gây nguy cơ sảy thai.
Không hít hà tinh dầu xả một cách trực tiếp. …
Không uống tinh dầu xả bởi có thể gây ngộ độc.
Tôi có thể mua Sả ở đâu?
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều cơ sở không uy tín, làm nhái, pha trộn sản phẩm sả với giá rẻ, ngược lại chất lượng sản phẩm kém. Cho nên bạn hãy cân nhắc, tìm hiểu kỹ đơn vị phân phối để có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm khi dùng.
Quý khách hàng hoàn toàn có thể đặt niềm tin ở Dược liệu BOTAT. Chúng tôi tự hào là đơn vị uy tín chuyên cung cấp cây thuốc nam, thảo dược, dược liệu sạch, an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm chúng tôi mang đến là sản phẩm của Việt Nam – Sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo đúng loại dược liệu, an toàn cho người sử dụng.
Tham khảo thêm: Dược liệu sạch
Bạn có thể liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 0355 818 881 để được tư vấn và hỗ trợ thêm về sản phẩm.
Reviews
There are no reviews yet.