Tổng quan về ba kích tím
Cây ba kích có một số tên gọi khác là ba kích thiên, nhàu thuốc, ruột gà,… Danh pháp khoa học của loại thực vật này là Morinda officinalis How., được xếp trong chi Nhàu, họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây ba kích là một dược liệu quý trong y học cổ truyền |
Ba kích có hai loại là ba kích trắng và ba kích tím, trong đó loại màu tím có hàm lượng dược chất cao hơn và rất khó tìm. Trong bài viết này sẽ cùng Viện y dược cổ truyền dân tộc tìm hiểu về ba kích màu tím.
Đặc điểm, hình dạng nhận biết
Dưới đây là các đặc điểm nhận dạng cây ba kích nói chung bao gồm:
-
Là cây dây leo, thân mảnh và có lông mịn, sống nhiều năm.
-
Lá cây đơn nguyên, mọc đối chữ thập và tạo thành những lóng thân có chiều dài từ 5 – 10cm. Phiến lá hình bầu dịch, thuôn, đầu ngọn hơi gấp, đuôi lá hình tròn hoặc tim. Mặt dưới lá có gân cập thứ cấp, số lượng từ 8 – 9. Lá non có màu xanh, lá già có màu trắng mốc, khi khô sẽ chuyển thành nâu tím.
-
Hoa ban đầu màu trắng, sau đó chuyển dần thành màu vàng.
-
Quả kép, bên ngoài phủ lông mịn. Quả chín có màu đỏ.
-
Phần rễ phình to tạo thành các củ thuôn dài.
Về vẻ ngoài thì hai loại ba kích không khác nhau là mấy, tuy nhiên vẫn có một số đặc điểm nổi bật giúp chúng ta phân biệt ba kích tím là bao gồm:
-
Vỏ của cây có màu đậm hơn so với ba kích trắng.
-
Phần thịt bên trong củ rễ có màu tím hoặc ánh tím.
-
Khi ngâm rượu với ba kích tím, sau một thời gian có thể thấy rượu đổi sang màu tím.
Phân bố
Ba kích có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng hiện nay đã phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng đồi núi cao.
Ở Việt Nam, cây ba kích phân bố chủ yếu ở các vùng đồi núi và trung du Bắc bộ, bao gồm các tỉnh Quảng Ninh, Hà Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nội và các tỉnh miền núi phía Trung và Tây Nguyên. Cây thường mọc leo thành bụi ven rừng đồi núi có độ cao tuyệt đối dưới 500m.
Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế – Bảo quản
Bộ phận của cây ba kích được sử dụng làm thuốc là rễ. Rễ cây ba kích được thu hái khi cây đã đủ tuổi, từ 3 – 5 năm tuổi trở lên. Thời điểm thu hoạch thường vào mùa thu hoặc mùa đông, khi cây đã rụng lá. Khi đào rễ, cần lấy toàn bộ rễ và tránh gây tổn thương cho cây.
Củ ba kích tím được thu hái để làm dược liệu
Rễ ba kích sau khi thu hái về được rửa sạch, bỏ đi các cành rễ, cỏ dại hoặc đất bám trên bề mặt rễ rồi đem đi phơi. Khi gần khô thì đập nhẹ cho bẹp phần thịt để rút lõi gỗ bên trong, nhưng cần chú ý không để dập nát.
Sau đó, rễ được cắt thành từng đoạn dài khoảng 10cm và sấy khô hoàn toàn bằng nắng hoặc máy sấy. Nếu sử dụng máy sấy, nhiệt độ sấy nên được điều chỉnh để đảm bảo chất lượng của dược liệu.
Dược liệu ba kích cần được bảo quản trong môi trường khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp. Nên đóng gói dược liệu trong bao bì kín để tránh bị ẩm, bụi hoặc nhiễm mốc.
Ba kích có thể dùng ở dạng dược liệu tươi hoặc khô để sắc uống, phối hợp cùng các loại dược liệu khác để dùng theo đường uống. Đặc biệt, ngâm rượu ba kích là cách sử dụng được ưa chuộng nhất.
Thành phần hóa học
Sau khi thực hiện nghiên cứu thành phần hóa học, các nhà khoa học phát hiện hàm lượng dược chất chủ tập trung ở phần củ rễ cây ba kích. Rễ cây ba kích chứa các thành phần hoạt chất như:
- Anthraglucosid:
Tectoquinon và Rubiadin, Gentianine,…
- Iridoid:
Asperulosid, Morindolid, Monotropein,…
- Các hoạt chất:
β-sitosterol, Oxositosterol, Lacton,…
- Các khoáng muối vô cơ:
Mg, K, Na, Cu, Fe và Co.
- Các thành phần khác:
Acid hữu cơ, đường, nhựa và một chút tinh dầu. Ngoài ra, rễ cây tươi chứa nhiều vitamin B1 và C, trong khi đó củ khô thì không.
Các nghiên cứu so sánh cây ba kích tím và trắng cho thấy thành phần các hoạt chất là tương tự, tuy nhiên hàm lượng dược chất ở loại tím cao hơn từ 20 – 30% so với ba kích trắng thông thường. Bên cạnh đó, dược liệu mọc dại trong rừng cũng thường có hàm lượng các chất cao hơn so với ươm trồng.
Công dụng dược liệu ba kích tím
Thực tế, công dụng của ba kích tím tương tự ba kích trắng, tuy nhiên nhờ hàm lượng dược chất cao nên tác dụng có phần mạnh mẽ hơn. Đông và Tây y đều đã công nhận một số công dụng của vị dược này trong chữa bệnh và cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe.
Theo y học cổ truyền
Trong Dược học cổ truyền, cả ba kích tím và trắng đều là vị dược quý có đặc điểm như sau:
- Tính vị:
Vị cay ngọt, tính ôn (ấm).
- Quy kinh:
Thận và can.
- Công năng:
Bổ thận tráng dương, cường gân cốt, tiêu viêm, trừ thấp, giảm đau.
- Chủ trị:
Điều trị các chứng yếu sinh lý ở nam (liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm,…), phong thấp tê đau, viêm khớp, rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh, suy nhược cơ thể,…
Dưới đây là các công dụng chính của ba kích tím theo Đông y:
- Bổ thận tráng dương:
Ba kích tím được coi là một trong những loại dược liệu tốt nhất để bổ thận tráng dương, giúp tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới. Đây là một dược liệu xuất hiện nhiều trong các bài thuốc điều trị chứng di tinh, liệt dương, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm,… để cải thiện tình trạng yếu sinh lý cho các quý ông.
- Cường gân cốt:
Vị thuốc nào cũng được sử dụng để cường gân cốt, giúp tăng cường sức mạnh và độ bền của xương, khớp và cơ thể.
- Giảm đau và chống viêm:
Đây là một loại dược có tính nóng và chứa nhiều chất kháng viêm tự nhiên, mang lại tác dụng giảm đau và chống viêm. Điều này làm giảm đau, sưng và viêm do các chấn thương và bệnh lý, cải thiện các tình trạng đau do viêm khớp, đau nhức cơ bắp.
- Giảm các triệu chứng tiền mãn kinh:
Ba kích tím có tác dụng giảm các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ, bao gồm đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, giảm nội tiết tố và suy nhược cơ thể.
- Tăng cường tuần hoàn máu:
Dược liệu này có tác dụng kích thích sản xuất hồng cầu và tăng cường lưu thông máu. Điều này giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường khả năng chống chọi với bệnh tật.
- Điều kinh và giảm đau bụng:
Vị dược này cũng có tác dụng cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều, rong kinh, đau bụng kinh dữ dội,… Ngoài ra còn có tác dụng giảm các tình trạng lạnh tay chân, lạnh bụng ở nữ giới.
Theo y học hiện đại
Dưới đây là một số tác dụng của ba kích tím và các thành phần hóa học giúp đạt được chúng:
- Tăng cường sinh lý nam giới:
Ba kích tím được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng giúp tăng cường sinh lý nam giới, bổ thận, tăng cường khả năng cương cứng và kéo dài thời gian quan hệ. Các thành phần hóa học của ba kích tím như tectoquinon và rubiadin có tác dụng kích thích tuyến tiền liệt và tăng cường sản xuất testosterone, một hormone nam giới quan trọng.
- Hỗ trợ tiêu hóa:
Ba kích tím còn được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón. Các lacton và muối vô cơ có trong ba kích tím có tác dụng làm tăng nhu động ruột và giảm hấp thu nước trong đường ruột, giúp tạo ra chất lỏng phân dễ tiêu hóa.
- Chống viêm và chống oxy hóa:
Ba kích tím cũng có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Các thành phần hóa học như asperulosid, monotropein, morindolid và các β-sitosterol, oxositosterol có khả năng chống viêm và giảm tình trạng viêm. Ngoài ra, tectoquinon và rubiadin cũng có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến oxy hóa như ung thư, đột quỵ và các bệnh tim mạch.
- Tăng cường sức đề kháng:
Các thành phần hóa học của ba kích tím cũng có khả năng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp phòng ngừa các bệnh lý nhiễm trùng và bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch. Các muối vô cơ trong ba kích tím như K, Na, Cu, Fe, Co cũng có tác dụng hỗ trợ chức năng miễn dịch của cơ thể.
Gợi ý 10 bài thuốc chữa bệnh hay từ ba kích tím
Có nhiều cách sử dụng vị dược ba kích tím trong pháp trị y học cổ truyền như sắc thuốc nước uống, chế viên hoàn, ngâm rượu thuốc và làm dược thiện. Vị thuốc này kết hợp các dược liệu khác sẽ mang đến các công dụng khác nhau. Dưới đây là 10 bài thuốc hiệu quả từ ba kích tím để bạn tham khảo:
Bài thuốc viên hoàn chữa thận hư
Đây là bài thuốc áp dụng cho nam giới yếu sinh lý, bị các chứng di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm,…
Nguyên liệu:
Ba kích tím 300g, đảng sâm 300g, thần khúc 300g, phúc bồn tử 300g, thỏ ty tử 300g, củ mài 600g. Các vị dược ở dạng khô.
Cách thực hiện:
Tán các vị dược trên thành bột mịn, hòa thêm mật ong để chế thành viên 8 – 10g.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 2 – 3 viên hoàn.2. Nâng cao sức khỏe, giảm suy nhược cơ thể
Bài thuốc áp dụng cho bệnh nhân huyết áp cao, chán ăn, thường xuyên mất ngủ, chân tay đau nhức,…
Nguyên liệu:
Ba kích tím hoặc trắng 150g, lá dâu non 250g, hà thủ ô 150g, ngưu tất 150g, vừng đen 150g, rau má 500g. Các vị dược ở dạng khô.
Cách thực hiện:
Phơi khô các vị dược, vừng đen sao thơm, sau đó trộn đều và tán thành bột. Thêm mật ong vừa đủ để chế thành viên 8 – 10g.
Cách dùng:
Uống 3 lần/ngày.
Viên hoàn ba kích tím bổ thận tráng dương
Đây là một bài thuốc khác có tác dụng bổ thận tráng dương, cải thiện sinh lý nam, đồng thời có thể dùng cho nữ giới dương hư, lạnh tay chân.
Nguyên liệu:
Ba kích tím 300g (có thể thay bằng loại trắng), cốt toái bổ 300g, nhục thung dung 300g ,đảng sâm 300g, long cốt 300g, ngũ vị tử 150g. Các vị dược liệu đều cần ở dạng khô.
Cách thực hiện:
Tán tất cả thành bột mịn, hòa với mật ong nguyên chất chế thành viên hoàn 8 – 10g.
Cách dùng:
Dùng mỗi ngày, 2 – 3 lần/ngày.
Cường gân cốt, cải thiện đau lưng, mỏi gối
Bài thuốc này giúp giảm các tình trạng đau lưng, đau xương, mỏi gối, mỏi cơ bắp.
Nguyên liệu:
Ba kích trắng hoặc tím 400g, đỗ trọng bắc 400g, nhục thung dung 400g, thỏ ty tử 400g và tỳ giải 400g.
Cách thực hiện:
Phơi khô các dược liệu, đối với đỗ trọng bắc cần tẩm muối và sao vàng. Sau đó, trộn đều các nguyên liệu và tán thành bột mịn, hòa với mật ong nguyên chất rồi hoàn viên 8 – 10g.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 2 – 3 viên thuốc.
Bài thuốc sắc uống cho nam giới yếu sinh lý
Bài thuốc uống này áp dụng cho nam trưởng thành, trung niên bị thận hư, di tinh, liệt dương.
Nguyên liệu:
Ba kích tím 12g, thục địa 12g, sơn thù du 10g, kim anh 10g ở dạng khô.
Cách thực hiện:
Cho các vị dược vào ấm, thêm 500ml nước sạch để sắc. Khi cạn còn khoảng 1/2 thì tắt bếp, lọc lấy nước uống.
Cách dùng:
Mỗi ngày chia uống 2 lần, 1 thang/ngày.
Rượu thuốc ba kích tím cho các quý ông
Đây là một cách ngâm rượu ba kích tím mang lại nhiều công dụng tốt như: Bổ thận tráng dương, giảm đau và tiêu viêm, cải thiện hoạt động tiêu hóa,…
Nguyên liệu:
Ba kích tím 1kg, trần bì 50g, tiểu hồi 20g, rượu trắng 3l.
Cách thực hiện:
Ba kích tím có thể dùng loại khô hoặc tươi đều được, trần bì cần sao vàng. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào bình thủy tinh sạch, thêm rượu, đậy nắp kín để ngâm. Trong khoảng thời gian ngâm ủ, cứ vào ngày nên lắc hoặc quấy bình một lần. Sau 1 tháng có thể lọc lấy rượu để dùng, còn phần bã có thể thêm rượu trắng để ngâm tiếp 2 – 3 lần nữa.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 1 chén, dùng trong khi ăn.
Bài thuốc trị đái dầm, tiểu lắt
Đây là bài thuốc sắc uống cho người bị dương hư, thận yếu dẫn đến chứng đái dầm, tiểu đêm nhiều lần.
Nguyên liệu:
Ba kích tím 12g, thỏ ty tử 12g, sơn thù du 12g và tang phiêu tiêu 12g.
Cách thực hiện:
Sao vàng hạ thổ tất cả các vị dược (vốn ở dạng khô), sau đó cho vào ấm hoặc nồi, thêm nước khoảng 400ml. Đun lửa to cho sôi rồi nhỏ lửa để cạn dần, khi còn khoảng 200ml tắt bếp.
Cách dùng:
Mỗi ngày lọc nước sắc chia uống 1 – 2 lần, mỗi ngày uống một thang.
Chữa tay chân lạnh, mặt nhợt nhạt, đau bụng kinh
Bài thuốc phù hợp cho nữ giới bị lạnh bụng, lạnh tay chân, mặt tái, thường xuyên rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh.
Nguyên liệu:
Ba kích tím 12g, tục đoạn 12g, bổ cốt chi 12g và hồ đào nhục 5 quả.
Cách thực hiện:
Tán bột mịn, thêm mật ong để chế viên hoặc sắc lấy nước uống.
Cách dùng:
Đối với dạng viên thì mỗi ngày dung 8 – 10g, đối với dạng uống thì uống 1 thang mỗi ngày.
Rượu ba kích tím câu kỷ tử
Công thức rượu ba kích tím này không chỉ dùng cho nam mà còn có tác dụng điều kinh, cải thiện sức khỏe cho nữ giới.
Nguyên liệu:
Ba kích tím hoặc trắng 60g, cúc hoa 60g, thục địa 45g, xuyên tiêu 30g, câu kỷ tử 30g, phụ tử chế 20g và rượu trắng 1.5l.
Cách thực hiện:
Cho tất cả nguyên liệu bào bình thủy tinh, ngâm ủ trong 7 – 10 ngày là có thể dùng.
Cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống từ 20 – 30ml. Nên hâm nóng rượu trước khi uống và dùng ngay trước bữa ăn.
Bài thuốc hỗ trợ trị huyết áp cao
Dùng cho bệnh nhân cao huyết áp nhưng có sức khỏe ổn định.
Nguyên liệu:
Ba kích tím 12g, dâm hoặc hương 12g, tiên mao 12g, tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, đương quy 12g.
Cách thực hiện:
Cho các vị dược vào ấm, thêm 600ml nước sạch và sắc. Khi còn khoảng 200ml thì tắt bếp, lọc lấy nước.
Cách dùng:
Chia thuốc uống 3 lần/ngày, mỗi ngày một thang và áp dụng 3 tháng.
Tác dụng phụ, tương tác thuốc và kiêng kỵ
Ba kích tím nói riêng và ba kích nói chung là thảo dược có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng vị thuốc cũng cần phải được thận trọng và đúng liều lượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây là các tác dụng phụ, tương tác thuốc và kiêng kỵ của ba kích mà bạn cần chú ý:
Tác dụng phụ:
- Gây nôn và buồn nôn:
Nếu dùng quá liều, ba kích tím có thể gây ra cảm giác buồn nôn và nôn.
- Tăng huyết áp:
Có thể tăng huyết áp, do đó, những người bị tăng huyết áp nên hạn chế sử dụng.
- Gây ra rối loạn nhịp tim:
Dùng nhiều có thể gây ra rối loạn nhịp tim, vì vậy, những người bị bệnh tim mạch nên hạn chế sử dụng.
- Ảnh hưởng chức năng sinh lý:
Dù có tác dụng bổ thận, tráng dương, cải thiện các vấn đề yếu sinh lý ở nam giới. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sai cách sẽ khiến người dùng có thể bị liệt dương, rối loạn cương dương.
Tương tác thuốc:
- Với thuốc trợ tim:
Vị dược có thể tương tác với thuốc trợ tim, gây ra tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim.
- Tương tác với thuốc giảm đau Opioid:
Hoạt chất bên trong dược liệu có thể tương tác với thuốc giảm đau opioid, gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi và đau đầu.
- Thuốc kháng Cholinergic:
Ba kích tím có thể tương tác với thuốc kháng Cholinergic, gây ra các tác dụng phụ như khô miệng, tiểu buốt và táo bón.
Đối tượng chống chỉ định:
-
Người bị bệnh huyết áp thấp.
-
Trẻ nhỏ dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn hiện.
-
Chi em phụ nữ đang có thai hoặc trong thời kỳ cho bú.
-
Người bị tiểu buốt, khó tiểu.
-
Những người đang trong giai đoạn chuẩn bị phẫu thuật.
-
Người có tiền sử bệnh tim mạch, người bị xơ gan, viêm thận mạn, bệnh về đường tiêu hóa và bệnh về mắt,…
-
Bệnh nhân có thần kinh không minh mẫn.
Khi mua và sử dụng dược liệu ba kích tím, bạn nên lưu ý các thông tin sau đây:
- Chọn mua dược liệu:
Nên mua ba kích tím từ các nhà cung cấp uy tín, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nên chọn những sản phẩm ba kích tím có chất lượng tốt, không bị mốc, ẩm mốc hay có mùi hôi khó chịu.
- Thời gian sử dụng:
Ba kích tím có thể bảo quản trong thời gian lâu nhưng vẫn cần lưu ý thời gian sử dụng để đảm bảo tác dụng của sản phẩm không bị giảm sút.
- Tương tác dược tính:
Không dùng các bài thuốc, dược thiện hay rượu thuốc chứa ba kích khi đang sử dụng thuốc Tây. Đó là điều vì có thể gây nên tình trạng tương tác thuốc, tạo nên tác dụng phụ và ảnh hưởng sức khỏe người bệnh.
- Cách chế biến:
Khi sắc hoặc bào chế thuốc, nấu dược thiện từ ba kích, bạn nên sử dụng nồi, bình và các dụng cụ bằng sành, sứ, thủy tinh. Không sử dụng các dụng cụ làm bằng nhựa, kim loại dễ gây biến chất và suy giảm dược tính của thuốc.
- Liều lượng sử dụng:
Mỗi ngày không dùng quá 15g ba kích tím ở dạng khô. Nên sử dụng ba kích tím theo đúng liều lượng hướng dẫn trên nhãn sản phẩm hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Tránh tự ý tăng liều dùng để tránh các tác dụng phụ có thể gây ra.
Ba kích tím quý hiếm hơn ba kích trắng nhờ hàm lượng dược chất cao, dược tính mạnh giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, dù dùng ba kích loại nào cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, sử dụng đúng cách để mang lại hiệu quả cao, đảm bảo an toàn.
Nguồn: Ba kích tím có đặc điểm gì? Tìm hiểu tác dụng và cách dùng