Một số bài thuốc y học cổ truyền trị cảm lạnh

Để điều trị cảm lạnh, y học cổ truyền chủ yếu sử dụng các vị thuốc có tính cay, ấm, làm cho ra mồ hôi…

Bài thuốc nam chữa Cảm Lạnh đã lưu truyền trong dân gian từ thời ông cha | CÂY THUỐC QUANH TA
Nồi lá xông

Biểu hiện của cảm lạnh

Khoảng 2 – 3 ngày sau khi nhiễm virus, người bệnh biểu hiện gần như đầy đủ các triệu chứng bao gồm ho, hắt hơi, đau họng, đau đầu, chảy nước mũi, chảy nước mắt và có thể có sốt.

Các triệu chứng thường cải thiện sau 7 – 10 ngày nhưng triệu chứng ho có thể kéo dài 10 – 14 ngày và có thể tiến triển đến các bệnh nặng hơn như viêm phổi, viêm phế quản.

Theo Y học cổ truyền, cảm lạnh thường có những biểu hiện tương ứng với thể bệnh ngoại cảm phong hàn.

Bệnh do phong hàn tà xâm phạm vào phần ngoài của cơ thể (phạm biểu) làm cản trở chức năng của phế và vệ phận. Những người cơ thể hư yếu, chính khí suy giảm, sức đề kháng kém càng dễ mắc bệnh.

Cảm lạnh thường gặp khi thời tiết trở lạnh hay khi tắm nước lạnh.

Để điều trị cảm lạnh, y học cổ truyền chủ yếu sử dụng các vị thuốc có tính cay, ấm, làm cho ra mồ hôi, có thể kết hợp thêm những vị thuốc bồi bổ chính khí nhằm mục đích phát tán phong hàn, giải biểu, phù chính khu tà. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc y học cổ truyền có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, điều hòa miễn dịch, giúp cải thiện bệnh.

Một số bài thuốc trị cảm lạnh:

Bài thuốc uống

Bài thuốc nam chữa Cảm Lạnh đã lưu truyền trong dân gian từ thời ông cha | CÂY THUỐC QUANH TA
Ảnh minh hoạ

1. Quế chi thang: Quế chi (bỏ vỏ) 09g, gừng tươi 09g, bạch thược 09g, đại táo (tách hạt) 06g, cam thảo chích 06g. Ngày dùng 1 thang sắc lấy nước chia 2 lần uống.

2. Nhân sâm bại độc tán: Sài hồ 9g, chỉ xác (bỏ thịt, sao cám) 9g, khương hoạt 9g, độc hoạt 09g, cam thảo 09g, xuyên khung 9g, phục linh 9g, nhân sâm 9g, tiền hồ 9g, cát cánh 09g. Thang thuốc cho vào gừng tươi 3g, bạc hà 2g sắc lấy nước chia 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc xông

  • Thành phần: Lá tre, sả, lá bưởi, ngải cứu, bạc hà, tía tô, kinh giới, hương nhu mỗi thứ 1 nắm to.
  • Cách làm: Cho lá tre vào nồi nước đun trước. Tiếp tục cho ngải cứu vào lúc nước gần sôi và những dược liệu còn lại được cho vào sau khi nước đã sôi. Cần canh lửa vừa phải, nắp nồi đậy kín, khi nước sôi trở lại 2 – 3 phút thì bắc xuống và xông ngay. Lưu ý nhiệt độ xông không quá nóng để tránh bị bỏng.
  • Bài thuốc nam chữa Cảm Lạnh đã lưu truyền trong dân gian từ thời ông cha | CÂY THUỐC QUANH TA
    Nồi lá xông

    Một số lưu ý khi xông hơi:

    Khi xông thời gian nhiều hay ít tùy theo mỗi người. Nếu cảm do đi mưa nhiễm nước lạnh nhiều, người mập còn khỏe nên xông thời gian lâu có thể 30-40 phút.

    Người cao tuổi, người gầy yếu, da khô, huyết áp thấp, dễ ra mồ hôi xông nhanh 5-10 phút. Nếu xông lâu mất nhiều mồ hôi, làm tổn thương đến âm huyết ảnh hưởng dương khí, dễ làm người mệt thêm. Xông giải cảm chỉ nên xông một lần cho ra mồ hôi là được.

    Những người có thai, trường hợp đang tiêu chảy, nôn ói, mất máu, cảm ôn bệnh sốt cao, bệnh lâu ngày mất nước không nên xông hơi.

Bài thuốc ngâm chân

  • Thành phần: Gừng hoặc ngải cứu.
  • Cách làm: Rửa sạch dược liệu, cho vào bồn ngâm cùng với nước ấm. Ngâm chân từ 15 – 20 phút. Trong quá trình ngâm thuốc, người bệnh tự xoa bóp 2 chân để tăng hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *