Viêm loét dạ dày là gì?
Theo y học hiện đại
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm sưng, lâu dần tạo thành các vết loét gây triệu chứng. Những vết loét nhỏ trong giai đoạn đầu có thể tự lành lại mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đối với các vết loét lớn, gây nhiều triệu chứng, người bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và có phương án điều trị hiệu quả nhất.
Viêm loét dạ dày được chia làm 2 giai đoạn là viêm loét cấp tính và mãn tính.
Viêm loét dạ dày cấp tính
Điểm đặc trưng của viêm loét dạ dày cấp tính là các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, biểu hiện rõ nét và diễn tiến trong thời gian ngắn. Ở giai đoạn này, nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, đa số người bệnh thường bỏ qua các triệu chứng, chủ quan không đi khám, khiến bệnh tình trở nên phức tạp hơn.
Viêm loét dạ dày mãn tính
Viêm loét dạ dày cấp tính khi không được điều trị sẽ khiến tình trạng viêm sưng kéo dài, sau một thời gian có thể chuyển sang dạng mãn tính. Ở giai đoạn mãn tính, các tổn thương lan rộng, bệnh khó điều trị hơn, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm teo, chuyển sản ruột, hẹp môn vị, xuất huyết, thủng, ung thư dạ dày, viêm nhiễm các cơ quan lân cận…
Theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền viêm loét dạ dày thuộc phạm vi chứng vị quản thống, vị thống. Các triệu chứng chung của viêm dạ dày như:
Đau bụng vùng thượng vị (dưới xương ức), đau âm ỉ thoáng qua hoặc kéo dài.
Đau lan ra sau lưng, lên ngực.
Cơn đau liên quan đến ăn uống, như quá no hoặc quá đói, đau sau khi ăn những chất cay, chua…
Ợ hơi, ợ chua nhiều có thể kèm theo buồn nôn, nôn, nấc.
Ấn vùng thượng vị thấy đau.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên để chữa viêm loét dạ dày là khuynh hướng được nhiều người lựa chọn. |
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày
Theo y học hiện đại
Viêm loét dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, hai nguyên nhân phổ biến nhất là:
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter. pylori (vi khuẩn HP)
Nhiễm H.pylori là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày. Sau khi xâm nhập vào dạ dày, vi khuẩn này sẽ chui vào lớp nhầy của niêm mạc dạ dày, tiết ra độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dày, ức chế sản xuất yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày hình thành các vết loét.
Sử dụng lâu dài thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Việc sử dụng các loại thuốc NSAID như ibuprofen, naproxen, diclofenac… trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày bị tổn thương. Các loại thuốc này gây ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, làm giảm hiệu quả bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày dễ bị viêm loét.
Bên cạnh hai nguyên nhân trên, bệnh còn có thể do các nguyên nhân ít gặp hơn gây ra, bao gồm:
Tăng tiết axit trong dạ dày: Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm yếu tố di truyền, hút thuốc lá, căng thẳng hoặc tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định.
Hội chứng Zollinger-Ellison: Đây là một tình trạng hiếm gặp gây ra tình trạng dư thừa axit trong dạ dày.
Theo Y học cổ truyền
Theo quan điểm của Y học cổ truyền, nguyên nhân gây viêm dạ dày gồm có:
Do tình chí: tinh thần căng thẳng kéo dài, u uất buồn giận lâu ngày làm cho can khí uất kết mất khả năng sơ tiết điều đạt (rối loạn chức năng của dạ dày). Từ đó gây ra các chứng đau, ợ hơi, ợ chua.
Do bất nội ngoại nhân: ăn uống thất thường không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay chua nóng, thức ăn sống lạnh.
Do tỳ vị hư hàn: do tỳ vị hư hàn trước đó kết hợp hàn tà (thời tiết lạnh, nhiễm lạnh, ăn đồ lạnh) gây bệnh.
Do hỏa uất: tích nhiệt bên trong ảnh hưởng tỳ vị (dạ dày), gây đau thượng vị kèm nóng rát.
Theo Y học cổ truyền viêm loét dạ dày thuộc phạm vi chứng vị quản thống, vị thống |
Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày
Cây đu đủ: Chất papain của loại cây này có thể phá hủy protein trong cơ thể, thúc đẩy tiêu hóa đạm trong cơ thể nhanh hơn, kích thích đào thải độc tố, tăng cường miễn dịch. Sử dụng đu ngoài chữa bệnh còn giúp cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 quả đu đủ chín, bỏ vỏ ngoài, bỏ hạt rồi cắt thành từng miếng vừa ăn. Hấp đu đủ cùng ít đường và ăn trước bữa ăn chính khoảng 30 phút. Mỗi ngày dùng 2 lần, thực hiện trong vòng 1 tuần bệnh sẽ khỏi. Bạn có thể ăn ít để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày.
Bên cạnh đó, lá đu đủ có khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, điều trị đau dạ dày, ợ hơi, đầy bụng, hội chứng ruột kích thích nhờ chứa một lượng lớn chất papain. Cách chữa đau dạ dày dân gian bằng lá đu đủ được thực hiện như sau:
Dùng 2 lá đu đủ tươi, rửa sạch để ráo nước, thái nhỏ rồi đun sôi lá đu đủ với 500ml nước. Để nguội bớt rồi uống trực tiếp 1 lần trong ngày, không để qua đêm. Không ăn sống lá đu đủ, không sử dụng khi đang đói. Trẻ em, phụ nữ mang thai không nên sử dụng lá đu đủ.
Những công dụng và bài thuốc quý từ cây đu đủ |
Cây chè dây: Cây chè dây còn có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày. Chiết xuất từ chè dây có khả năng trung hòa axit, giảm lượng axit dư thừa tồn tại trong dạ dày, giúp nhanh lành vết loét.
Cách thực hiện: Dùng 10 – 15g lá chè dây phơi khô sau đó sao vàng. Cho vào ấm, hãm chè dây khô với 100ml nước sôi. Chờ khoảng 15 phút cho nước rồi rót ra uống dần, áp dụng trong 2 – 3 tuần liên tục. Nếu dùng dạng túi lọc thì pha uống 2 túi mỗi ngày. Người bị bệnh do vi khuẩn Hp có thể tăng lên khoảng 4 túi/ngày.
Chè dây – dược liệu được sử dụng nhiều cho người mắc bệnh dạ dày |
Cây trầu không: Lá trầu không là vị thuốc nam có tính ấm, có khả năng sát trùng, tiêu viêm, khử khuẩn. Dược liệu này được đông y sử dụng để trị viêm da, khó tiêu, bệnh trĩ, nhiễm trùng phụ khoa, hôi nách và cả bệnh viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, lá trầu chứa nhiều tinh dầu, bao gồm chủ yếu các thành phần là tanin và betel phenol. Đây là hai hợp chất quý có tác dụng tích cực trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và thúc đẩy quá trình hồi phục của vết loét.
Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá trầu đem rửa sạch rồi vò nhẹ cho lá hơi nát. Bỏ vào ấm hãm với nước sôi tương tự như pha trà. Gạn ra uống 2 – 3 lần mỗi ngày trong vòng 1 tháng liên tục để nâng cao chức năng tiêu hóa, giúp bệnh tình được cải thiện rõ rệt.
Cây trầu không- Dược liệu quý trong đông Y |
Cây lược vàng: Hoạt chất flavonoid trong cây lược vàng giúp an thần, giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Nhờ đó, tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng đối với viêm loét dạ dày tá tràng và viêm đại tràng mang lại hiệu quả rất tốt.
Cách thực hiện: Lấy 3 – 5 lá cây lược vàng, giã nhuyễn, lấy nước cốt pha thêm chút mật ong rồi uống sau ăn hoặc trước ăn đều được.
Nhiều công dụng chữa bệnh từ cây dược liệu lược vàng |
Cây hoắc hương: Hoắc hương trong y học cổ truyền có công dụng kiện tỳ vị, mạnh dạ dày, làm dịu nhanh các triệu chứng do bệnh lý bao tử gây ra. Vị cay, tính ấm và kháng khuẩn mạnh của thảo dược giúp kháng được 5 loại vi khuẩn e – coli và tụ cầu khuẩn.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 12g hoắc hương, 12g gừng tươi, 16g gạo nếp, 16g rau má và 8g lá dành dành. Trộn đều hỗn hợp hoắc hương, gừng, gạo nếp, lá dành dành và rau má vào nấu cùng 3 chén nước cạn còn 1 chén thì dừng lại. Nước thu được thì chia đều 3 lần uống sau bữa ăn khoảng 30 phút là được.
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hoắc hương |
Cây mơ lông: Lá của cây mơ lông chứa nhiều hoạt chất sulfur dimethyl disulphide có đặc tính giảm viêm, giải độc, kích thích tiêu hóa.
Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm lá mơ lông rồi xắt nhuyễn và trộn với 2 quả trứng gà. Có thể thêm gia vị muối, tiêu, hạt nêm,… cho vừa ăn rồi đem đi chiên (rán) đều 2 mặt. Mỗi ngày ăn 1 – 2 lần, các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng sẽ được thuyên giảm.
Lá mơ lông: 18 bài thuốc trị bệnh hay và lưu ý khi sử dụng |
Cây cỏ nhọ nồi
Đây là loài thảo dược chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe như: tanin, carotene, flavonozit giúp chống oxy hóa, kháng viêm, làm se vết loét, thúc đẩy tốc độ hồi phục.
Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm lá cỏ nhọ nồi, ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút. Thái nhỏ rồi xay nhuyễn cùng 1 cốc nước đun sôi để nguội. Lọc lấy nước cốt, chia làm 2 lần trong ngày để uống.
Hoặc bạn có thể kết hợp thêm liên cập thảo, lộ thảo và táo đỏ, mỗi nguyên liệu khoảng 20g, đem sắc cùng 1 lít nước đến khi nước cạn còn 300ml là được. Lưu ý là mỗi ngày uống 2 lần và nên uống sau mỗi bữa ăn.
Cây cỏ mực (cỏ nhọ nồi) vị thuốc tự nhiên có lợi cho sức khỏe |
Cây ổi: Theo Y học đã thử nghiệm và tìm thấy trong búp ổi có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, cầm tiêu chảy, giảm dịch vị dạ dày, làm se bề mặt tổn thương và làm chậm hoạt động cơ trơn trong ruột.
Cách thực hiện: Dùng 20g lá ổi non và búp ổi sao vàng cùng 1 nắm gạo lứt. Cho hỗn hợp vào ấm sắc với 500ml nước còn 300ml thì dừng lại. Nước thu được chia làm 2 để uống trong ngày trước khi ăn.
Công dụng chữa bệnh bất ngờ của lá non cây ổi |
Cây tía tô: Theo Đông y, lá tía tô có tác dụng chống viêm, giảm đau, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, giảm đau dạ dày.
Theo y học hiện đại, lá tía tô có chất glycosid, tanin, axit alpha-linolenic,… có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm đau, làm giảm vết loét dạ dày, kiềm chế dịch acid gây loét dạ dày,…
Cách thực hiện: Dùng 10-15g lá tía tô rửa sạch lá tía tô, để ráo nước. Ăn trực tiếp hoặc ăn kèm với món ăn hàng ngày.
Ăn quá nhiều lá tía tô 1 lần có thể gây tác dụng phụ như nóng trong người, toát nhiều mồ hôi,…Nên ăn 10-15g/lần.
Cây tía tô – công dụng và bài thuốc bạn nên biết |
Hoa cúc: Hoa cúc không chỉ có tác dụng an thần, điều hòa giấc ngủ mà còn có thể hỗ trợ chứng đầy hơi, cải thiện đau dạ dày buồn nôn và làm dịu cơn đau của dạ dày. Khả năng chống viêm của thảo dược tương tự với thuốc chống viêm không chứa steroid nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
Cách thực hiện: Lấy 5 đến 6 bông hoa cúc nhỏ, có thể là màu trắng hoặc vàng làm sạch nếu đã khô, hoa còn tươi thì cần phơi khô trước khi dùng. Cho hoa cúc vào bình trà, thêm nước sôi vào để hãm 5 phút để uống. Uống trà hoa cúc trước bữa ăn chính khoảng 30 phút sẽ phòng ngừa được tình trạng trào ngược dạ dày.
Cúc tím – thảo dược tăng cường miễn dịch tự nhiên trong Y học cổ truyền |
Chuối hột: Theo Đông y, chuối hột vị chát, tính bình, tác dụng giảm đau, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, làm lành vết loét trong niêm mạc dạ dày.
Theo Y học hiện đại, trong vỏ chuối hột có chứa enzyme polyphenol oxidase, hạt chứa saponin, tanin, flavonoid,…có tác dụng giảm đau, làm se vết thương trong niêm mạc dạ dày, trung hòa dịch vị dạ dày.
Cách thực hiện: Lấy 5 quả chuối hột xanh, 30g đu đủ chín, 50g mía lau, 1 quả táo. Đem tước vỏ ngoài chuối hột xanh, cắt lát mỏng, gọt vỏ đu đủ, mía lau, táo, cắt tất cả thành miếng nhỏ rồi cho tất cả nguyên liệu vào nồi chứa 500ml nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút. Lọc lấy phần nước uống thay nước lọc trong ngày.
Chuối hột – “thần dược” chữa sỏi thận, tiểu đường, huyết áp cao |
Cây nha đam: Không chỉ được sử dụng để cải thiện nhan sắc, nha đam còn là cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả. Bởi nha đam có tính mát, vừa giúp giải nhiệt cho cơ thể, vừa đào thải độc tố trong đường ruột. Đặc biệt, khi kết hợp nha đam với mật ong thì sẽ gia tăng khả năng kháng viêm, giúp cải thiện các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng.
Cách thực hiện: Rửa sạch 5 nhánh nha đam rồi nạo lấy phần ruột đem đi xay nhuyễn. Tiếp đến, trộn phần xay nhuyễn này với ½ lít mật ong nguyên chất, có thể cho thêm 1 chén rượu trắng rồi cho vào bình thủy tinh đậy kín nắp. Cuối cùng, để vào ngăn mát tủ lạnh và sử dụng từ từ, mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10ml.
Tác dụng và bài thuốc từ cây nha đam |
Cây khôi tía: Lá khôi tía chứa các thành phần quan trọng là tanin và glucosid. Những chất này đã được chứng minh về khả năng ức chế vi khuẩn Hp, chống viêm, làm se lành vết loét và giúp tổn thương nhanh liền sẹo, đồng thời ức chế sản xuất axit ở dạ dày. Nhờ những tác dụng trên mà cây thuốc nam này được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh ở đường tiêu hóa như: Đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
Cách thực hiện: Lấy 60g lá khôi, 40g lá cây diếp dại (bồ công anh), 12g lá khổ sâm và 20g tương tư đằng ( cam thảo dây. Cho tất cả cho vào ấm, đổ thêm vào 1,5 lít nước đun sôi kỹ trong 20 phút. Uống thuốc sắc ngày 3 lần khi đang đói bụng, tốt nhất là trước các bữa ăn khoảng 30 phút.
Sử dụng lá khôi tía quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, da xanh, sắc mặt tái nhợt… Người bệnh không nên vì nôn nóng muốn chữa khỏi bệnh nhanh mà lạm dụng quá mức.
Cây thuốc Nam: Bài thuốc dân gian từ lá khôi |
Cây bắp cải: Trong bắp cải tươi có chứa axit lactic là chất hỗ trợ giảm tình trạng viêm dạ dày vì nó thúc đẩy cơ thể sản xuất acid amin giúp kích thích lưu thông dẫn máu đến niêm mạc dạ dày, giúp giảm đau và làm lành các thương tổn. Trong bắp cải tươi còn chứa một lượng lớn vitamin C có khả năng chống lại H.pylori, một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.
Cách thực hiện: Trước khi sử dụng cần chọn bắp cải tươi, rửa sạch bằng nước sau đó cắt nhỏ vừa đủ, đem đi xay thành sinh tố hoặc nước ép. Sử dụng nước ép đều đặn mỗi ngày trước khi ăn góp phần cải thiện tình trạng bệnh.
Cây đơn tướng quân: Theo y học cổ truyền, cây đơn tướng quân có khả năng làm giảm sản xuất dịch vị, trung hòa axit dạ dày. Các ổ loét ở dạ dày hoặc tá tràng nếu được giảm cường độ tiếp xúc với acid sẽ tạo điều kiện nhanh lành các vết loét, từ đó giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng.
Cách thực hiện: Lấy một nắm lá đơn tướng quân sắc kỹ lấy nước đặc uống hàng ngày. Người bệnh có thể sử dụng thay nước uống hoặc nước trà.
Hoặc: Lá đơn tướng quân (80g), khổ sâm (12g), rau diếp hoang (40g). Sắc 1 thang thuốc với 2 lít nước, đun sôi khoảng 10 phút và gạn uống một lần cho hết.
Cam thảo: Cam thảo là vị thuốc có khả năng giảm tiết axit dịch vị dạ dày, hỗ trợ làm lành tổn thương và vết loét dạ dày nhanh chóng. Ngoài ra, cam thảo làm tăng nồng độ prostaglandin trong hệ tiêu hóa giúp sản xuất tế bào mới, thúc đẩy bài tiết chất nhầy trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Cách thực hiện: Dùng 3-5g cam thảo khô rửa sạch rồi sắc với 500ml nước trong 15 phút. Chắt lấy phần nước, bỏ bã uống thành nhiều lần trong ngày.
Nghệ vàng: Nghệ vàng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, từ lĩnh vực ẩm thực, chăm sóc sắc đẹp đến chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Người bị viêm loét dạ dày mãn tính được khuyến khích nên thường xuyên sử dụng nghệ trong chế biến món ăn để cải thiện các triệu chứng ở đường tiêu hóa, đồng thời ngăn ngừa ung thư hóa.
Cách thực hiện: Dùng 1 củ nghệ tươi đem giã nát, hòa thêm vào một ít nước đun sôi để nguội, trộn đều lên vắt lấy nước cốt. Thêm mật ong vào nước cốt nghệ rồi uống. Trường hợp sử dụng bột nghệ thì trộn trực tiếp với mật ong ăn là được. Mỗi ngày áp dụng 2 lần.
Hoặc: Chuẩn bị 1 thìa tinh bột nghệ, 100ml nước ấm 40 độ có thể thêm vào một chút mật ong để tăng công dụng điều trị. Tuy nhiên không sử dụng nghệ điều trị viêm loét dạ dày cho phụ nữ mang thai. Người bị sỏi thận, sỏi túi mật hoặc chuẩn bị được làm phẫu thuật cũng không nên dùng nghệ.
Gừng: Củ gừng có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là với người bị đau dạ dày. Loại gia vị này có tác dụng kích thích tiêu hóa, kháng viêm, giảm đầy bụng, khó tiêu, chống buồn nôn, ức chế hoạt động co thắt của cơ trơn trong ruột, qua đó làm dịu cơn đau dạ dày.
Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, băm nhỏ, đem nấu với 300ml nước. Đun sôi trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Lọc bỏ bã rồi thêm 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất vào khuấy đều lên. Chia uống làm 3 lần trong ngày.
Hoặc: Lấy 30ml nước mía, 1 muỗng nước cốt gừng tươi trộn đều 2 nguyên liệu trên với nhau và uống hết 1 lần vào buổi sáng. Kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tháng liên tục để bệnh viêm loét dạ dày có sự thuyên giảm rõ rệt.
Củ tỏi: Tỏi chứa lưu huỳnh giúp chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn, đặc biệt là chống lại vi khuẩn H.pylori gây viêm loét dạ dày. Để chữa viêm loét dạ dày, ăn 2-3 tép tỏi mỗi ngày và uống nước khi dạ dày đói.
Sữa dừa hoặc nước dừa: Nước dừa và các sản phẩm từ dừa có tính kháng khuẩn và chống loét, rất hữu ích trong việc chữa viêm dạ dày.
Để cải thiện viêm loét dạ dày, người bệnh có thể uống nước dừa tươi hoặc nước cốt dừa hàng ngày, ăn phần thịt dừa và sử dụng dầu dừa. Việc uống một thìa dầu dừa vào buổi sáng và buổi tối trong một tuần cũng giúp cải thiện triệu chứng và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Lưu ý chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên
Kết hợp sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ hoặc các phương pháp điều trị y khoa khác như châm cứu, bấm huyệt… Tuy nhiên một số cây thuốc nam có thể tương tác làm giảm tác dụng của thuốc tân dược nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi phối hợp trị liệu.
Điều chỉnh lối sống cho khoa học, lành mạnh. Tránh hút thuốc lá hoặc uống bia rượu. Ngủ sớm, đủ giấc và đúng giờ. Không để thần kinh bị căng thẳng quá mức.
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, chú ý ăn chín, uống sôi. Bổ sung đủ nước cho cơ thể, tăng cường chất xơ và các thực phẩm chứa nhiều omega 3 trong khẩu phần ăn. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ muối chua, thực phẩm đóng hộp, đồ ngọt, sữa, gia vị cay nếu không muốn các dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.