Cây đinh lăng |
Bài thuốc từ cây đinh lăng: Đinh lăng là một loại dược liệu quen thuộc thường được dùng làm rau gia vị và làm thuốc. Lá cây đinh có đặc tính kháng viêm, giảm sưng nên thể hiện hiệu quả tốt trong điều trị những tình trạng viêm da gây ngứa ngáy và sưng đỏ. Lấy một nắm lá đinh lăng, rửa sạch và để ráo. Đem lá đinh lăng đã được làm sạch đi phơi hoặc sấy khô. Sắc lá đinh lăng khô với 500 ml nước trong khoảng 15 – 20 phút trên lửa nhỏ, sắc cho đến khi cô lại còn khoảng 250 ml là được. Lấy phần nước vừa sắc được chia thành hai phần nhỏ để uống trong ngày. Lưu ý: không để nước thuốc qua đêm.
Bài thuốc từ cây sài đất: Sài đất là thảo có chứa chất kháng khuẩn, hiệu quả trong chữa chốc lở, mụn nhọt, rôm sảy… Bạn cần rửa sạch một nắm sài đất tươi hoặc 50g sài đất khô. Cho sài đất vào nồi đun với 2 – 3 lít nước. Đun sôi tầm 15 phút thì tắt bếp. Đợi nước nguội bớt rồi tắm hoặc rửa lên vùng da bị mẩn ngứa. Thực hiện liên tục mỗi ngày hoặc 4 – 5 lần mỗi tuần đến khi mẩn ngứa thuyên giảm.
Bài thuốc từ chè xanh: Chè xanh là một trong những loại lá thuộc top đầu giúp trị mẩn ngứa, khó chịu ngoài da. Bạn hãy rửa sạch 1 nắm lá chè xanh tươi. Vò nhẹ cho vào nồi đun với 1,5 lít nước. Đợi chè sôi tầm 15 phút thì tắt bếp. Pha thêm nước lạnh để nước trà nguội bớt. Tắm rửa nước chè xanh lên vùng da mẩn ngứa. Thực hiện liên tục trong 3 ngày sẽ thấy tình trạng thuyên giảm.
Bài thuốc từ lá khế: Lá khế là một loại lá quen thuộc với người Việt và thường được dùng để nấu nước tắm điều trị hiệu quả bệnh mề đay tại nhà. Lá khế được dùng rất nhiều trong việc điều trị các chứng như dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi mề đay rất hiệu quả.
Bạn cần lấy khoảng 20 – 30 lá khế rửa sạch bằng nước hoặc nước muối pha loãng, vớt ra để ráo. Cho lá khế đã rửa sạch vào nồi nấu cùng với lượng nước vừa đủ, đun cho đến khi lá khế chuyển dần sang màu vàng. Đợi nước nguội hẳn rồi dùng để tắm. Khi tắm, lấy lá khế chà xát nhẹ lên vùng da đang bị ngứa, nổi mẩn đỏ mề đay.
Ngoài dùng để tắm, lá khế còn được dùng để trị ngứa ngoài da bằng cách lấy một nắm lá khế tươi rửa sạch để ráo. Tiếp theo cho lên một cái chảo, sao cho vàng. Chờ lá khế nguội bớt rồi cho vào một túi vải sạch. Dùng túi vải có chứa lá khế này chà xát nhẹ lên vùng da đang cần điều trị.
Lưu ý: Chờ lá khế nguội hẳn mới sử dụng và chà xát nhẹ nhàng trên da để tránh làm tổn thương da, nhất là trong các trường hợp da nhạy cảm như da trẻ em.
Bài thuốc từ cây bồ công anh: Để giảm mẩn ngứa, mụn nhọt bạn nên dùng cây bồ công anh nam (Bồ công anh có 2 loại là bồ công anh bắc và bồ công anh nam) nấu thành nước tắm. Bạn hái 1 nắm lá bồ công anh tươi đem rửa sạch đun cùng 2 lít nước. Đợi nước sôi vặn nhỏ lửa đun thêm 10 phút rồi tắt bếp. Chờ nước nguội bớt rồi tắm, ngày 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc từ lá cây cỏ sữa: Cây cỏ sữa có thể điều trị các bệnh lý ngoài da như: Dị ứng, nổi mề đay, mụn nhọt, rôm sảy… Bạn lấy một nắm cỏ sữa rửa sạch, vẩy cho ráo nước. Vò nát nhẹ cho vào nồi với 2 – 3 lít nước sôi hoặc nước lạnh đem đun sôi. Đợi nước nguội bớt, hoặc pha thêm nước lạnh cho nguội bớt để tắm, rửa vùng da bị mẩn ngứa.
Bài thuốc từ lá ké đầu ngựa: Theo y học cổ truyền, loại cây ké đầu ngựa có thể trị rôm sảy, ghẻ lở, mụn nhọt… nhất là tình trạng mẩn ngứa trong thời tiết nắng nóng. Bạn dùng 200 gam ké (gồm cả thân, lá, quả) đun cùng 5 lít nước. Đợi nước nguội bớt thì sử dụng để tắm. Có thể tắm liên tục hoặc tắm 4 – 5 lần mỗi tuần.
Bài thuốc từ cây chút chít: Cây chút chít nhiều công dụng như sát trùng, thanh nhiệt, tán hàn, thông đại tiện rất tốt với những người bị mẩn ngứa, viêm da. Bạn cần lấy một nắm cây chút chít đem rửa sạch. Bẻ nhỏ cả cành lá cho vào nồi. Cho thêm 3 lít nước vào để đun. Nước sôi để nhỏ lửa khoảng 10 phút thì tắt bếp. Đổ nước ra thau đợi nguội bớt thì tắm rửa lên vùng da bị mẩn ngứa.
Bài thuốc từ lá cây chè vằng: Chè vằng là loại thảo dược cực tốt trong việc chữa các chứng lở loét ngoài da, giúp giảm ngứa hiệu quả. Lấy 2 nắm lá chè vằng rửa sạch. Nấu cùng 2 – 3 lít nước để sôi chừng 10 phút rồi tắt bếp. Đợi nước nguội bớt rồi dùng để tắm rửa. Lưu ý không nên tắm nước còn nóng hoặc nguội quá.
Bài thuốc từ lá kim ngân: Cây kim ngân có tác dụng thanh nhiệt, giải độc dùng chữa sốt, mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sảy… Bạn dùng một nắm kim ngân tươi rửa sạch, có thể thêm một ít quả ké đã sao bỏ gai. Cho vào nồi cùng 3 lít nước, đun sôi 10 phút rồi tắt bếp. Gạn lấy phần nước đun ra chậu, đợi nguội bớt rồi đem tắm hoặc rửa phần bị mẩn ngứa.
Cây đơn đỏ |
Bài thuốc từ lá cây đơn đỏ: Lá cây đơn đỏ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, giảm đau, lợi niệu. Nhờ vào những đặc tính trên, lá cây đơn đỏ được sử dụng trong điều trị: Mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, tiêu chảy lâu ngày, lỵ, đại tiện hoặc tiểu tiện ra máu,…
Bạn có thể sử dụng cây đơn đỏ làm thuốc trị ngứa ngoài da bằng cách chuẩn bị cành và lá đơn đỏ 30g; thài lài, bầu đất và đậu ván tía mỗi vị 15g. Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch, để ráo rồi cho vào nồi sắc cùng với 1,5 lít nước, sắc lửa vừa và nhỏ cho đến khi cô lại còn 750 ml thì ngừng đun. Chắt lấy phần nước, bỏ bã và chia phần nước sắc thành 3 phần nhỏ, dùng mỗi ngày sau bữa ăn.
Hoặc có thể kết hợp bằng cách đắp ngoài – uống trong như: Rửa sạch lá đơn đỏ và để ráo nước. Cắt nhỏ lá và cho vào cối giã nhuyễn với muối biển (loại hạt to). Vắt lấy nước cốt, để phần bã riêng sang một bên. Chia nước lá đơn đỏ thành 2 lần và uống. Phần bã thì đem đắp lên vùng da bị ngứa trong khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch và lau khô.
Bài thuốc từ lá bàng non: Lá bàng non có các thành phần như Phytosterol, Flavonoid hay Tanin có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng ngoài da, nổi mẩn đỏ… Hãy hái 5 lá bàng non, đem rửa sạch để ráo. Đun sôi 5 lá bàng cùng 2 lít nước, khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa. Đun tiếp 10 phút rồi tắt bếp. Đợi nước nguội bớt thì đem tắm hoặc rửa vùng da mẩn ngứa. Bạn có thể áp dụng phương pháp này hàng ngày để trị mẩn ngứa và ngăn bệnh tái phát.
Bài thuốc từ rau diếp cá: Diếp cá có tính kháng viêm, diệt khuẩn cao nên được dùng như một vị thuốc trị các bệnh ngoài da. Bạn lấy rau diếp cá rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút. Vớt rau ra để ráo, dùng cối giã nhuyễn. Chắt lấy phần nước cốt, đem pha với nước ấm để tắm. Thực hiện cách này tuần 3 lần đến khi thấy tình trạng thuyên giảm.
Bài thuốc từ lá ổi: Các thành phần của lá ổi chứa nhiều chất chống Oxy hóa, giúp cải thiện tình trạng tổn thương da. Chính vì vậy có thể giúp loại bỏ các triệu chứng viêm da cơ địa, bảo vệ da luôn khỏe mạnh. Lấy lá ổi rửa sạch, đun cùng 3-4 lít nước đun sôi tầm 10 – 15 phút thì tắt bếp. Đổ nước ra chậu, pha thêm một ít nước lạnh, sờ tay thấy âm ấm là có thể dùng được. Dùng nước này để tắm rửa và ngâm vùng da tổn thương khoảng 15 phút. Có thể lấy phần bã chà xát nhẹ lên da để nâng cao hiệu quả.
Bài thuốc từ cây ngải dại: Dùng lá ngải dại đem rửa sạch, để ráo nước rồi vò nát. Đun sôi cùng 2 lít nước, cho thêm chút muối biển, đun khoảng 15 phút thì tắt bếp. Đổ nước ra chậu chờ nguội bớt rồi ngâm rửa vùng da bị mẩn ngứa, sau đó tắm lại với nước sạch. Áp dụng cách này mỗi ngày sẽ thấy mẩn ngứa giảm rõ rệt.
Bài thuốc từ lá kinh giới: Rửa sạch một nắm lá kinh giới. Dùng tay vò nát lá rồi đổ nước nóng vào. Đợi nước nguội bớt đem tắm rửa lên vùng da bị mẩn ngứa, mụn nhọt.
Lưu ý
Điều trị mẩn ngứa, rôm sảy từ lá cây thường không có tác dụng nhanh nên bạn cần kiên trì thực hiện.
Sử dụng lá cây để tắm giúp giảm mẩn ngứa, rôm sảy là các bài thuốc dân gian, chỉ mang tính hỗ trợ điều trị và không thể thay thế được các chỉ định của bác sĩ.
Đối với những người có làn da nhạy cảm hoặc bị các bệnh da liễu khác, nên thận trọng khi tắm bằng nước lá cây, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.