Bạn có biết tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của rau mồng tơi? Công dụng và bài thuốc hay từ rau diếp cá |
Rau má hay tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo (danh pháp hai phần: Centella asiatica) là một loài cây một năm thân thảo trong phân họ Mackinlayoideae của họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc Australia, các đảo Thái Bình Dương, New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á. Nó được sử dụng như một loại rau cũng như trong y học Ayurveda và y học cổ truyền Trung Hoa. Tên khoa học đồng nghĩa là Hydrocotyle asiatica L., Trisanthus cochinchinensis Lour.
Rau má mọc hoang dại nhưng lại có rất nhiều công dụng. |
Thân cây rau má mảnh khảnh và nhẵn, là loại thân bò lan, màu xanh lục hay lục ánh đỏ, có rễ ở các mấu. Nó có các lá hình thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt. Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5–20 cm. Bộ rễ bao gồm các thân rễ, mọc thẳng đứng. Chúng có màu trắng kem và được che phủ bằng các lông tơ ở rễ. Gân lá hình cung.
Hoa rau má có màu trắng hoặc từ hồng nhạt đến phớt đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất. Mỗi hoa được bao phủ một phần trong 2 lá bắc màu xanh. Những bông hoa lưỡng tính này có kích thước khá nhỏ (nhỏ hơn 3 mm), với 5-6 thùy tràng hoa trên mỗi bông hoa. Hoa có 5 nhị và 2 vòi nhụy. Quả có hình mắt lưới dày dặc, đây là điểm phân biệt nó với các loài trong chi Hydrocotyle có quả với bề mặt trơn, sọc hay giống như mụn cơm. Quả của nó chín sau 3 tháng và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, được thu hái thủ công.
Rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng). Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, người ta cho rằng nó giúp cho việc duy trì sự trẻ trung. Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp. Loại nước sắc này cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực). Loại thuốc đắp từ lá cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt. Nó còn được dùng trong điều trị các chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản; các bệnh trĩ, phong, eczema hay vẩy nến; giải ngộ độc sắn (khoai mì) và lợi tiểu.
Một vài báo cáo khoa học cho thấy khả năng của rau má trong việc hỗ trợ làm lành vết thương. Khi điều trị bằng rau má, sự liền sẹo được kích thích bằng việc sản xuất ra các chất keo loại I. Việc điều trị này cũng cho thấy sự giảm sút đáng kể của các tác động viêm nhiễm và việc tạo ra các nguyên bào sợi.
Các nhà thảo mộc học còn cho rằng nó có chứa nhân tố trường thọ gọi là ‘Vitamin X trẻ trung’ có tác dụng bổ dưỡng cho não và các tuyến nội tiết và xác nhận rằng nước chiết từ rau má giúp cải thiện các vấn đề về hệ tuần hoàn và da.
Tại Việt Nam, tinh rau má tươi đã được Viện Công nghiệp Thực phẩm sản xuất thành công.
Ở Ấn Độ, rau má còn được gọi là Brahmi hàm nghĩa một loại dược thảo có thể giúp con người tiến đến sự hoà hợp với tâm thức vũ trụ (knowledge of the Supreme Reality). Rau má thường có trong khẩu phần ăn của những vị thiền sư, nhà yogi, nhà thông thái.
Ngày nay, tại nhiều quốc gia vẫn còn lưu truyền câu tục ngữ “Two leaves a day keep old age away” (dùng 2 lá một ngày sẽ giúp bạn xa lánh tuổi già).
Rau má được ví như một loại “thuốc trường thọ”. |
Công dụng của rau má đối với sức khỏe
Cải thiện trí nhớ
Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ 2 đến 4 lá rau má mỗi ngày giúp cải thiện trí nhớ và cung cấp lượng máu vừa đủ vào bộ não.
Dùng lá rau má sấy khô, tán thành bột rồi uống chung với sữa,mỗi ngày từ 3-5g sẽ có tác dụng phục hồi trí nhớ,tốt cho người bệnh suy giảm trí nhớ, kém tập trung, thị lực yếu.
Sinh tố rau má giúp duy trì hệ thần kinh
Thức uống từ rau má được coi là một loại thảo mộc tốt để duy trì hệ thần kinh, giúp cải thiện lưu lượng máu củng cố tĩnh mạch và động mạch.
Rau má giúp thư giãn tâm trí của bạn và xử lý một số rối loạn thần kinh, đột quỵ, động kinh. Bạn có thể sử dụng thuốc bổ được làm từ rau má hoặc nước rau má mỗi ngày để giảm căng thẳng hoặc mệt mỏi.
Cải thiện hệ thống miễn dịch
Các lợi ích sức khỏe khi uống rau má khác mà bạn có thể nhận được đó chính là khả năng cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn vì chúng có đặc tính kháng sinh giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Ngoài chức năng trên, rau má còn bảo vệ cơ thể bạn khỏi độc tố, tránh huyết áp cao, nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh khác. Đối với trẻ em, rau má có thể được sử dụng để hạ sốt và chữa tiêu chảy.
Nước rau má làm đẹp da
Một cách làm đẹp da nữa là có thể dùng rau má để làm mặt nạ trị mụn. Hãy sử dụng nước rau má hoặc thức ăn có rau má trong danh sách thực đơn của mình.
Vì trong rau má có chứa các thành phần đặc biệt giúp làm sạch và thanh lọc máu kết quả là làn da của bạn trông sáng hơn và khỏe mạnh hơn.
Nước rau má giúp làm đẹp da. |
Ngăn ngừa rụng tóc
Nước ép rau má làm tăng sự phát triển của tóc, phục hồi tóc dễ gãy rụng vì trong rau má có chứa các chất giúp bảo vệ da đầu, giúp tóc mọc nhanh và chắc khỏe.
Cải thiện tâm trạng
Rau má có thể làm giảm cả căng thẳng mãn tính và cấp tính, có thể cải thiện sự bình tĩnh, tỉnh táo và lo lắng.
Thêm bằng chứng cho thấy nó có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng lo âu thực tế là nó có thể giảm thiểu phản ứng giật mình của âm thanh dẫn đến bị căng thẳng.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Giấc ngủ chất lượng rất quan trọng đối với sức khỏe của não. Việc thiếu ngủ có thể gây ra mệt mỏi về tinh thần, gây mất trí nhớ ngắn hạn và làm mất sự tập trung của bạn.
Triệu chứng này được gây ra do lo lắng, căng thẳng và trầm cảm. Nhưng nếu sử dụng thuốc ngủ sẽ gây ảnh hưởng đến trí nhớ và dẫn đến nhiều bệnh khác.
Rau má sẽ là một phương thuốc tự nhiên và an toàn được sử dụng đểcải thiện giấc ngủ.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh lợi ích của rau má và lợi ích của axit folic để cải thiện chức năng nhận thức ở những bệnh nhân bị đột quỵ.
Kết quả cho thấy cả hai chất đều bổ sung như nhau trong việc tăng cường khả năng nhận thức. Tuy nhiên, rau má mạnh hơn trong việc tăng cường trí nhớ.
Làm tăng khả năng nhận thức
Rau má là một loại “thuốc bổ não” phổ biến dành cho người cao tuổi. Đã có những nghiên cứu chứng minh rau má có thể giảm tốc độ ảnh hưởng của bệnh Alzheimer và chứng mất trí. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy tác dụng của nước rau má giúp tăng cường khả năng nhận thức.
Nguyên nhân chính là do chiết xuất rau má có tác dụng tích cực đến hệ tuần hoàn trong cơ thể, giúp đẩy mạnh oxy hóa trong não và cải thiện các hoạt động nhận thức. Chất chống oxy hóa trong rau má cũng góp phần kích thích các đường dẫn thần kinh bằng cách xóa bỏ các mảng bám và các gốc tự do trong não.
Rau má tính mát, giúp giải nhiệt. |
Một số bài thuốc dân gian sử dụng rau má chữa bệnh
Giải nhiệt chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt…: Sử dụng 30-100g rau má tươi giã (hoặc xay) lấy nước uống hàng ngày. Có thể phối hợp rau sam, kinh giới.
Vàng da do thấp nhiệt: Lấy 30-40g rau má, 30g đường phèn, sắc uống.
Tiểu tiện ra máu: chuẩn bị ích mẫu thảo và rau má mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống.
Bệnh sởi: chuẩn bị 30-60g rau má, sắc uống. Có thể phối hợp rau rệu.
Tiêu chảy mùa hè (do trúng thử): lấy 30g rau má sắc với uống với nước gạo.
Sốt xuất huyết: Sử dụng 30-100g rau má tươi sắc uống có thể thêm cỏ mực.
Táo bón: Lấy 30g rau má giã nát đắp uống nước, bã đắp lên rốn.
Áp-xe vú (giai đoạn đầu): Lấy rau má và vỏ quả cau sắc uống. Có thể pha thêm một chút rượu thì hiệu quả càng cao.
Hành kinh đau bụng đau lưng: Sử dụng rau má khô tán bột ngày uống 2 thìa con ( tương đương khoảng 30g)
* Lưu ý khi sử dụng rau má
Khi cơ thể ở trạng thái hư hàn, đang bị đau bụng đi ngoài do hàn thì tránh lạm dụng rau má.
Để nâng cao lợi ích của rau má đối với sức khỏe cơ thể nên sử dụng một cốc rau má với khối lượng tương đương khoảng 40 gam rau má mỗi ngày. Và không sử dụng liên tục trong tháng. Nên sử dụng cách nhật, ít nhất nửa tháng rồi nghỉ và lại tiếp tục sử dụng.
Một số người khi sử dụng rau má có thể gặp các triệu chứng dị ứng bao gồm: Đỏ da, ngứa hoặc phát ban trên da. Hay một số người khác thì lại gặp triệu chứng liên quan đến tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn hoặc thải ra phân có màu lạ. Dù gặp triệu chứng nào khi sử dụng rau má thì chúng ta cũng nên ngưng dùng trong một thời gian đồng thời đi khám bác sĩ để tìm hiểu được nguyên nhân khắc phục.