Một số bài tập giảm đau mỏi vai gáy tại nhà Điểm danh các loại thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp |
Đau vai gáy là hội chứng rối loạn thần kinh cơ, xuất hiện co cứng cục bộ và thường diễn ra một cách đột ngột, bất ngờ. Những cơn đau nhức khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt và công việc thường ngày.
Một số triệu chứng đau vai gáy thường gặp:
– Cứng cổ, khó cử động linh hoạt.
– Cơn đau xuất hiện vào lúc sáng sớm, khi thay đổi thời tiết hoặc vận động sai cách..
– Làm cánh tay, cẳng tay và ngón tay tê mỏi.
– Xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt, ù tai, mất ngủ.
– Cơn đau tăng lên khi hoạt động mạnh và giảm nhẹ khi được nghỉ ngơi.
Dưới đây là một số bài thuốc trị đau vai gáy từ các thảo dược tự nhiên:
1. Cây trinh nữ
Trinh nữ hay còn biết đến với tên gọi khác là cây xấu hổ. Loại cây này thường mọc hoang rất nhiều ở các vùng đất trồng, đồng ruộng hoặc ven đường. Trinh nữ là một dược liệu có chứa nhiều hoạt chất ức chế thần kinh, có tác dụng: an thần, giảm đau, chống viêm…
Cây trinh nữ còn có tên gọi là cây xấu hổ. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Nguyên liệu chuẩn bị:
– 30 gram rễ cây trinh nữ
– 300 ml rượu trắng.
Cách thực hiện:
– Rễ cây trinh nữ sau khi được rửa sạch và để ráo nước thì đem đi thái thành từng lát mỏng
– Sau đó, mang toàn bộ rễ cây trinh nữ đem đi sao vàng cùng với một ít rượu
– Cho thêm 500ml nước lọc và tiếp tục sắc thuốc
– Sắc đến khi thuốc cạn còn một nữa thì gạn bỏ thuốc, chỉ giữ lại phần nước và để nguội.
– Chia thuốc thành 2 phần, uống sau khi dùng xong bữa sáng và bữa tối.
2. Cam nướng, hành khô và phèn chua
Cam, hành và phèn chua là những chất nổi tiếng với khả năng kháng viêm, giảm sưng, chống khuẩn tự nhiên và xoa dịu cơn đau hiệu quả. Do đó, khi kết hợp cà ba loại dược liệu tự nhiên này lại với nhau sẽ tạo thành một bài thuốc giúp giảm đau vai gáy hoàn hảo.
Cách dùng cam sành, hành khô và phèn chưa để chữa đau vai gáy tại nhà:
Nguyên liệu chuẩn bị:
– 1 quả cam, nên dùng cam sành.
– 3 củ hành khô
– 3 thìa phèn chua.
Cách thực hiện:
– Lột vỏ hành, sau đó đập dập.
– Rửa sạch quả cam, sau đó cắt bỏ phần đầu và dùng thìa khoét bỏ bớt ruột bên trong quả cam.
– Sau đó để phèn chua cùng với hành đập dập vào quả cam.
– Nướng quả cam trên bếp than cho đến lúc cháy xém phần vỏ bên ngoài.
– Để cam nguội bớt rồi cắt cam thành nhiều lát mỏng.
– Đắp cam lên vị trí cột sống cổ, vai và gáy trong 10 phút để làm cho dịu cơn đau.
3. Bột quế và mật ong
Trong khi mật ong nổi tiếng với khả năng tiêu viêm và kháng khuẩn thì bột quế được biết đến nhờ tác dụng giảm đau nhức xương khớp. Sự kết hợp của mật ong cùng bột quế đã tạo thành một bài thuốc trị đau mỏi vai gáy được rất nhiều người áp dụng và đánh giá cao về sự hiệu quả mà nó mang lại.
Mật ong nổi tiếng với khả năng tiêu viêm và kháng khuẩn còn bột quế có tác dụng giảm đau nhức xương khớp. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Dưới đây là 2 bài thuốc chữa đau vai gáy bằng bột quế và mật ong:
Bài thuốc uống
Nguyên liệu chuẩn bị:
– 1 thìa bột quế
– 2 thìa mật ong nguyên chất.
– 300ml ước ấm 40 độ
Cách thực hiện:
– Cho bột quế, mật ong vào nước ấm và khuấy đều hỗn hợp đến khi tan hoàn toàn. Sử dụng để uống ngay khi còn ấm.
– Nên uống đều đặn 2 lần/ngày sau khi ăn sáng và ăn tối.
Bài thuốc thoa bóp bên ngoài
Nguyên liệu chuẩn bị:
– 1 thìa bột quế
– 2 thìa mật ong nguyên chất.
– 100 ml nước ấm.
Cách thực hiện:
– Trộn đều cả 3 nguyên liệu trên lại với nhau đến khi hỗn hợp sệt lại.
– Dùng hỗn hợp này thoa lên vị trí vai gáy đau nhức, kết hợp với massage nhẹ nhàng để thuốc thẩm thấu tốt hơn.
– Để hỗn hợp đó trên da 10-15 phút cho đến khi khô thì rửa sạch bằng nước ấm.
– Nên kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi tối trước khi đi ngủ để thấy được hiệu quả.
4. Rau kinh giới
Rau kinh giới không chỉ là một loại rau gia vị thông thường mà nó có tác dụng rất tốt với cơ thể, đặc biệt là trong việc chữa các bệnh liên quan đến xương khớp. Loại thảo dược này có tác dụng: kích thích quá trình tuần hoàn máu, mạnh gân cốt, tiêu viêm, giảm tình trạng co cứng khớp, làm dịu nhanh tình trạng đau nhức, thư giãn cơ…
Rau kinh giới có tác dụng kích thích quá trình tuần hoàn máu, mạnh gân cốt, tiêu viêm, giảm tình trạng co cứng khớp… https://suckhoeviet.org.vn/ |
Cách giảm đau vai gáy hiệu quả bằng rau kinh giới:
Nguyên liệu chuẩn bị:
– Lá và hoa kinh giới.
Cách thực hiện:
– Lá và hoa kinh giới sau khi hái thì rửa sạch và để ráo nước, phơi khô trong bóng râm.
– Nhét lá cũng như hoa kinh giới khô vào trong vỏ gối ngủ.
– Kê gối này dưới ở vùng đầu hoặc vai gáy khi ngủ
– Sau 5 – 7 ngày áp dụng, bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau thuyên giảm đáng kể.
5. Cây lá đắng
Cây rau lá đắng là một vị thuốc có tác dụng: bài trừ phong thấp, giảm co cứng khớp, trị thấp khớp, suy nhược cơ thể… thường được sử dụng trong việc giảm đau mỏi vai gáy và một số bệnh lý về xương
Cách đau mỏi vai gáy bằng nước vỏ cây lá đắng
Nguyên liệu chuẩn bị:
– 20 gram vỏ cây lá đắng.
Cách thực hiện:
– Rửa sạch vỏ cây lá đắng và phơi trong bóng râm cho hơi khô
– Sắc liên tục vỏ cây lá đắng cùng 3 bát nước lọc đến khi còn 1 bát thuốc
– Chia 1 bát thuốc thành 2 lần uống, dùng buổi sáng cũng như buổi tối. Nên dùng khi thuốc còn ấm để nâng cao hiệu quả.
6. Ngải cứu
Ngải cứu có vị đắng, mùi hắc, tính ấm, không độc, có tác dụng trong việc ổn định khí huyết, giảm đau, trừ phong thấp, bổ máu, điều hòa kinh nguyệt. Để chữa đau mỏi vai gáy bằng lá ngải cứu, mọi người đã áp dụng một số phương pháp khác nhau như chườm nóng, uống hoặc đắp.
Để chữa đau mỏi vai gáy bằng lá ngải cứu, có thể áp dụng một số phương pháp khác nhau như chườm nóng, uống hoặc đắp. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Nguyên liệu chuẩn bị:
Ngải cứu 100 gam, muối hột 50 gam
Cách thực hiện:
– Ngải cứu rửa sạch, để ráo nước, rồi đem xào nóng với muối hột
– Dùng khăn bông mềm bọc gọn lại rồi chườm lên vùng đau nhức
– Hết 20 phút lại đem xào nóng và chườm thêm lần nữa
– Thực hiện ngày 2 đến 3 lần giúp thư giãn và giảm đau hiệu quả.
7. Lá lốt
Lá, thân của cây lá lốt chứa các ancaloit và tinh dầu, thành phần chủ yếu là beta caryophylen; rễ chứa tinh dầu là benzylaxetat đều có tác dụng giảm đau tại xương khớp.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Lá lốt 1 nắm, cúc tần 1 nắm, rượu trắng
Cách thực hiện:
– Rửa sạch, đem 2 loại lá đi giã nhuyễn, sau đó trộn với 1 ít rượu trắng
– Xào nóng hỗn hợp lên
– Dùng khăn bông mềm bọc tất cả lại để nguội bớt rồi đem đi chườm đắp lên vùng đau nhức
– Thực hiện ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 30 phút.