Cây phan tả diệp có tác dụng gì? Núc nác – Dược liệu tự nhiên với nhiều công dụng |
Cây nhội là loại cây gỗ lớn thường mọc ở khắp các đồi núi. Nó còn có tên gọi khác là thu phong, trọng dương mộc, cây quả cơm nguội… Tên khoa học của cây nhội là Bischofia javanica Blume, thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
Cây nhội thuộc dòng cây thân gỗ, cao to, có thể cao tới hơn 20m, tán lá rộng. Vì vậy, chúng thường được trồng trong các thành phố để làm bóng mát.
Cây nhội trong tự nhiên. Ảnh: IT. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Lá cây thuộc loại lá kép có 3 lá chét hình trứng hay hình mác rộng, mép có răng cưa tù. Cây ra hoa vào tháng 2-3, ra quả vào tháng 6-8. Hoa cây nhội mọc ở kẽ lá, hoa đơn tính, nhỏ, màu lục nhạt. Quả cây nhội hình cầu, màu nâu hay hồng nhạt, vị chát, chứa 2-3 hạt màu nâu, vỏ quả trong dai.
Cây nhội không chỉ trồng để lấy bóng mát, lá của nó cũng có thể dùng để ăn và làm thuốc chữa bệnh.
Theo Đông y, nhội vị hơi cay, chát, tính mát, tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc. Người ta dùng ngọn, lá non thái nhỏ, rửa kỹ xào hay nấu canh; một số nơi dùng lá non ăn gỏi cá.
Công dụng của cây nhội
Lá nhội được dùng để điều trị viêm âm đạo do roi trùng âm đạo gây nên, dưới các dạng nước sắc, bột cao và tinh thể chiết từ lá. Ngoài những ưu điểm như diệt ký sinh trùng nhanh, không gây cương tụ, không làm rát âm đạo, tỷ lệ khỏi bệnh tương đối cao. Tuy nhiên, cao lá nhội cũng có nhược điểm là bệnh nhân phải đến cơ sở điều trị, không tự đặt thuốc để chữa ở nhà được.
Cách điều chế cao lá nhội như sau: lá nhội (1kg) ngắt bỏ cuống, rửa sạch để ráo nước, sắc với một lít nước trong 3 giờ. Lọc lấy nước, rồi cô nhỏ lửa để được khoảng 50ml cao.
Cách dùng: bệnh nhân bị viêm âm đạo khi xét nghiệm khí hư thấy có roi trùng sẽ được điều trị trong 10 ngày liên tiếp. Hàng ngày vào buổi sáng, bệnh nhân đến làm thuốc một lần; lấy khí hư xét nghiệm, sau đó thụt rửa âm đạo, lau sạch rồi bôi cao lá nhội vào cổ tử cung và thành âm đạo. Cũng có thể dùng 20 – 40g lá tươi sắc với nước uống.
Vỏ thân nhội phối hợp với lá đậu chiều chữa sâu quảng có tác dụng tốt. Cách làm như sau: vỏ nhội băm nhỏ, nấu với nước cho thật đặc để rửa vết thương. Lá đậu chiều phơi khô giòn, tán rồi rây bột mịn, rắc hàng ngày.
Quả cây nhội. Ảnh: IT. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc dân gian từ cây nhội
– Chữa tiêu chảy: 20g – 40g lá khô hay 40 – 60g lá tươi sắc lấy nước uống trong ngày
– Chữa khí hư, bạch đới, viêm âm đạo, lở ngứa: lá tươi 50 – 80g sắc lấy nước để uống hoặc sắc lấy nước đặc, thêm ít phèn chua hay hoà thêm 1-2 viên Klion (Metronidazole) để ngâm rửa. Có thể nấu cao đặc để bôi.
– Chữa dị ứng do thuốc mỡ, tiếp xúc hoá chất, lở ngứa như ghẻ ruồi do tắm nước bẩn (nước ao tù): Lá quả cơm nguội 2 phần, nghể răm 1 phần, nấu nước để tắm, tắm khi còn nước còn nóng, dùng lá chà sát khắp người.
– Chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt: lá nhội 50g, lá cây giâu gia 50g. Giã nhỏ, trộn với ít dấm, bôi.
– Chữa viêm gan siêu vi: lá nhội tươi 60g, hợp hoan bì 15g, rau má 30g, đường phèn 15g, sắc nước uống.
– Ngoài ra, lá nhội còn được dùng chữa lỵ, tiêu chảy với liều 40 – 60g dưới dạng nước sắc. Lá nhội phối hợp với lá dâu da, lượng bằng nhau 50g, giã nhỏ trộn với ít giấm, bôi chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt.
– Bột nhội có tác dụng trong việc chăm sóc da và tóc, loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn trên bề mặt da, giúp giảm mụn và giữ cho da sạch và khỏe mạnh. Ngoài ra, giúp giảm các vết thâm và sẹo trên da.