Chim Đa Đa |
Chim Đa Đa có tên khoa học: Francolinus pintadeanus Scopoli, thuộc họ Trĩ (Phasianidae). Đa Đa đã có nhiều ở các vùng bán sơn địa của nước ta.
Chim cỡ trung bình, nặng 250 – 300g, chim trống khi trưởng thành có trán, trước mắt và lông mày màu đen. Vùng trên mặt từ mỏ kéo dài qua má ra phía sau cô là một dải màu trắng. Tiếp phía dưới dải màu trắng là một dải màu đen cũng chạy dài từ mép mỏ ra phía sau cổ, Ngực và sườn có những vệt trăng tròn, các vệt này to dần và chuyển dần sang, màu hung ở phía sau. Phần dưới đuôi màu nâu hung. Mắt nâu. Mỏ đen hoặc nâu sừng. Chân vàng đất, chim trống có cựa, chim mái gần giống chim trống, mặt bụng trắng hung nhạt có điểm nâu.
Bộ phận dùng: Thịt (Gia cô), Tiết (Gia cô huyết), Mỡ (Gia cô chỉ).
Thành phần hoá học chính: Protid, các chất khoáng.
Tính vị, công dụng: Vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng tư dưỡng, bổ hư, hóa đàm, lợi ngũ tạng, khai vị, ích tâm thần, thường dùng chữa bệnh dạ dày, mất ngủ, trẻ em cam tích, ho gà.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 1 – 2 con, dạng thực phẩm, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
1. Chữa ho nhiều đờm: Đa đa 1 con, bỏ lông, nội tạng, hầm chín để ăn, mỗi ngày một con, dùng vài ba ngày.
2. Chữa suy tim, chán ăn, đánh trống ngực, khó thở, ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi: Đa đa 1 con (bỏ lông, nội tạng), Đảng sâm 15g, Ngũ vị tử 15g, Sơn dược 50g, đun các vị thuốc, cho thịt vào, hầm chín, bỏ bã dược liệu, ăn thịt, uống nước súp.
3. Chữa can ho thận hư đau thắt lưng, đầu gối: Đa đa 1 con (bỏ lông, nội tạng), Câu kỷ tử 50g, Đỗ trọng 7g, thêm nước nấu chín, bỏ bã dược liệu, ăn thịt, uống súp.
4. Chữa sốt do âm hư: Đa đa 1 con (bỏ lông, nội tạng), Sa sâm, Ngọc trúc, Câu kỷ tử, Quế nhục mỗi vị 15g, thêm nước nấu chín, bỏ bã dược liệu, ăn thịt uống súp. Ngày một con, dùng 2 – 3 con.