Đặc điểm của cây thồm lồm
Thồm lồm gai là cây thảo, mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cây sống lâu năm, leo lên những cây khác.
Thân có nhiều gai quặp, sắc nhọn nhiều ở phần ngọn, ít ở phần gốc.
Lá hình tam giác, mọc so le, gân và cuống lá cũng có gai, kích thước là: dài 9 – 11cm, rộng 3 – 6cm.
Cụm hoa mọc ở ngọn thành bông ngắn, ở phía dưới cuống cụm hoa có một bẹ chìa phát triển giống bẹ chìa của lá; lá bắc mỏng, hẹp, tỏa rộng; hoa màu trắng; bao hoa có 5 mảnh dạng cánh; nhị 8.
Quả có 3 rãnh dọc, khi chín màu xanh cửu long rồi chuyển đen, bao bọc bởi bao hoa tồn tại.
Cây thồm lồm |
Bài thuốc từ cây thồm lồm
Chữa mụn nhọt: Sắc 20g lá thồm lồm gai và 10g lá khổ sâm với nước uống 2 lần mỗi ngày. Song song với đó, giã nhuyễn lá thồm lồm gai để đắp lên chỗ bị mụn nhọt 2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Điều trị viêm tai: Dùng cao lỏng, lấy bông tai chấm cao bôi và vệ sinh bên trong tai, hoặc dùng nước ép cây tươi chấm bông gòng để bôi. Mỗi ngày nên bôi 1 đến 2 lần.
Chữa viêm da dị ứng: Thồm lồm gai 30g, dã cúc hoa 30g, cỏ seo gà 20g. Tất cả rửa sạch, đổ 500ml nước, sắc còn 150ml nước, cho ra bát. Cho tiếp 500ml nước sắc còn 150 nước, trộn 2 nước vào chia 3 lần uống trong ngày. Cho tiếp 500ml nước vào thuốc sắc còn 300 ml nước dùng để rửa chỗ da bị tổn thương. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Hỗ trợ điều trị xơ gan: Lấy 20g thồm lồm gai, đại phúc bì 10g, thổ phục linh 12g, kim tiền thảo 10g, 15g nhân trần, 6g hoàng liên, cỏ seo gà 10g, mộc hương 10g. Rửa sạch tất cả và cho vào ấm, đổ 700ml nước sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. Một lộ trình như thế dùng 10 ngày.
Chữa viêm nang lông: Sắc uống 20g thồm lồm gai và 15g bồ công anh để uống trong ngày. Bên cạnh đó, phối hợp thuốc bôi bên ngoài theo tỉ lệ: 2-thồm lồm gai, 1-ô tặc cốt (mai mực). Sau đó, tán 2 thứ này thành bột mịn, trộn vào đó 1 ít dầu vừng. Khi bôi vào vết thương thì dùng bông chấm thuốc lên chỗ bị viêm nang lông. Thực hiện 3 đến 4 lần/ngày.
Chốc đầu: Nấu lá trầu với nước để rửa sạch vùng da đầu bị chốc. Giã nhuyễn 30g lá thồm lồm gai, sau đó vắt lấy phần nước cốt bôi vào vùng da ấy. Mỗi ngày bôi 2 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Chữa ho gà: Thồm lồm gai 30g, rửa sạch, cắt khúc, sao với rượu, rau diếp cá 20g. tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, đun còn 200ml, thêm chút đường chia ra 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
Chữa đau dạ dày: Chỉ cần đun thồm lồm tươi với nước để uống thay nước hằng ngày. Khi đun chú ý chỉ cần đun sôi cho đến khi lá chuyển sang màu vàng, không nên đun quá kỹ.
Điều trị kiết lỵ, viêm họng: Lấy toàn cây gồm thân lá thồm lồm phơi khô, sao vàng hạ thổ sắc uống. Liều dùng khoảng 15g cây khô, sắc với khoảng 400ml nước, đun cạn lấy 200ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Viêm da đầu: Rửa sạch và thái nhỏ 100g thồm lồm gai và 30g lá thông đuôi ngựa. Sắc lấy nước để gội đầu, có thể dùng để gội hàng ngày hoặc cách một ngày gội 1 lần.
Lở ngứa: Lấy 20g lá thồm lồm gai, 15g rau sam, kinh giới 15g, hoa kim ngân 8g. Cho đồng thời tất cả các vị này vào nồi rồi nấu nước để tắm 2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Chữa phù do viêm thận mạn: Thồm lồm gai 20g, hạt bí đao 15g, đông qua bì (vỏ bí đao) 20g, xa tiền tử 15g, bạch mao căn 20g, hải kim sa 10g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc 250ml nước, chia ra 3 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.
Hỗ trợ điều trị trĩ (giai đoạn đầu, mới mắc): Thồm lồm gai 20-30g, lòng lợn 100g. Lòng lợn làm sạch, ướp gia vị cho vừa, xào qua, cho thồm lồm gai, đổ nước ngập hầm nhừ lên ăn trong bữa cơm. Cách ngày ăn một lần. Dùng 10 ngày một liệu trình.
Chữa rắn cắn: Lá tươi của cây thồm lồm cùng với hoa dâm bụt và lá trầu không, giã nát, đắp. Nếu bị rắn cắn, lấy lá nhai, nuốt nước, dùng bã đắp.
Lưu ý
Đối với người có tiền sử bị dị ứng thì không nên sử dụng. Những trường hợp bệnh nặng hoặc dùng đủ thời gian và liều lượng nhưng vẫn không thấy có tiến triển thì nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng.
Không nên tự ý sử dụng cây thồm lồm như một loại thuốc chữa bệnh, khi mắc bệnh bạn cần phải được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa.