Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hay gọi là trào ngược dạ dày là một bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam. Ở người bình thường, sau khi thức ăn được đưa vào miệng và xuống đến thực quản, các cơ thắt thực quản giãn ra để cho thức ăn cùng các chất lỏng đi vào dạ dày rồi lại đóng lại. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày sẽ gặp tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản (đây là phần ống nối từ miệng đến dạ dày), khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.
Những biểu hiện của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản gây ra những triệu chứng khó chịu bên trong thực quản. Nếu bạn đang phải đối mặt với sự khó chịu từ ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, đặc biệt là vào ban đêm, thì rất có khả năng bạn bị trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày cũng gây ra tình trạng buồn nôn và có thể nôn ra thức ăn hoặc dịch vị, thường gặp nếu ăn quá no hoặc nằm liền sau ăn.
Đau tức ngực ở thượng vị cũng có nhiều khả năng bắt nguồn từ trào ngược dạ dày thực quản. Cơn đau ở thượng vị hay cảm giác khó chịu sau xương ức có thể nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh tim mạch.
Khi tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng và tần suất liên tục hơn sẽ gây ra phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản. Người bệnh có thể có cảm giác khó nuốt, vướng hoặc cảm giác như một cục nghẹn ở cổ.
Một triệu chứng thường gặp khác nữa ở người trào ngược dạ dày thực quản là đau họng, ho kéo dài và khan tiếng. Đây là do họng và thanh quản phải tiếp xúc với dịch acid dạ dày thường xuyên dẫn tới sưng tấy gây viêm và gây ho.
Ngoài những triệu chứng như đã kể trên, do dư lượng acid từ thực quản trào lên, miệng thường tiết ra nhiều nước bọt hơn. Ngoài ra, trong quá trình trào ngược dạ dày, dịch mật có thể xâm nhập vào dạ dày rồi trào lên trên, tạo ra cảm giác đắng trong miệng.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Biến chứng của trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày, cũng giống như các bất thường khác về sức khỏe, nếu diễn tiến trong thời gian dài mà không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Theo bác sĩ Trung, trào ngược dạ dày kéo dài có thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm như viêm thực quản, loét thực quản, hẹp thực quản, thực quản Barrett và đáng sợ hơn là ung thư biểu mô tuyến thực quản.
Viêm thực quản là biến chứng phổ biến thường gặp ở 50% bệnh nhân trào ngược dạ dày. Được chẩn đoán qua nội soi dạ dày thực quản, bệnh nhân có thể có triệu chứng tương tự trào ngược dạ dày như: ợ nóng, ợ trớ, nghẹn, khó nuốt, tăng tiết nước bọt, đau ngực ….
Hẹp thực quản có một số biểu hiện như đau ngực, khó nuốt, vướng nghẹn vùng cổ…Trào ngược là một trong những nguyên nhân chính gây ra hẹp thực quản. Trong quá trình trào ngược, acid từ dạ dày trào lên thực quản sẽ ăn mòn lớp niêm mạc dẫn đến viêm thực quản. Trào ngược kéo dài và với tần suất cao sẽ khiến thực quản bị những tổn thương không thể phục hồi, hình thành nên các mô sẹo gây hẹp bên trong thực quản. Nếu không được điều trị đúng cách, hẹp thực quản sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm phía sau, cụ thể là thực quản Barrett.
Biến chứng thực quản Barrett chỉ xảy ra ở 8-15% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản kéo dài, nhưng lại là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm và không có dấu hiệu đặc biệt nào ngoài các triệu chứng trào ngược thông thường. Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị thực quản Barrett, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi và sinh thiết tế bào để có chẩn đoán chính xác. Người bị biến chứng thực quản Barrett cần được điều trị và theo dõi chặt chẽ bởi đây là một biến chứng có nguy cơ phát triển thành ung thư biểu mô tuyến thực quản – dù rủi ro là khá thấp thì việc phòng bệnh và điều trị sớm vẫn là điều cần thiết.
Ung thư biểu mô tuyến thực quản thường gặp ở những bệnh nhân trên 50 tuổi và có khả năng gây tử vong cao. Ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng cụ thể rõ ràng. Khi đến giai đoạn phát triển, có thể xuất hiện đau ở xương ức sau, khàn tiếng, sụt cân nhanh bất thường, nuốt nghẹn… Chính vì biến chứng nguy hiểm này mà các bệnh nhân trào ngược dạ dày được khuyến cáo nên thăm khám với các chuyên gia về tiêu hóa để kiểm soát bệnh lý, có phương pháp điều trị sớm và không tạo cơ hội cho bệnh tiến triển phức tạp hơn.
Thuốc nam trị trào ngược dạ dày thực quản
Trên thực tế lâm sàng, trong các loại thuốc đông y trị trào ngược dạ dày thực quản, ngoài thuốc bắc đã được ghi nhận là có hiệu quả trong việc điều trị hỗ trợ cho bệnh lý này, các bài thuốc nam dựa theo kinh nghiệm dân gian tại Việt Nam cũng được cho là mang lại cho bệnh nhân những hiệu quả điều trị đáng kể.
Chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam là biện pháp được nhiều người áp dụng. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Lá đu đủ: Hoạt chất trong lá đu đủ có tác dụng trung hòa hàm lượng axit trong dịch vị dạ dày. Thực hiện điều trị bằng lá đu đủ theo các bước sau :
Nguyên liệu: 1 nắm lá đu đủ, muối và đường cát.
Rửa sạch lá đu đủ với nước muối loãng, sau đó cho vào nồi hấp cách thủy cùng với ít đường.
Chia hỗn hợp thu được thành 3 phần, ăn trước 3 bữa ăn trong ngày 30 phút.
Sử dụng trong 7 ngày liên tiếp.
Nghệ tươi và mật ong: Hoạt chất Curcumin trong nghệ tươi có tác dụng ngăn chặn tình trạng viêm loét, bảo vệ niêm mạc và kiểm soát viêm nhiễm dạ dày. Thực hiện điều trị bằng nghệ tươi theo các bước sau:
Nguyên liệu: 1 củ nghệ tươi và 1 muỗng mật ong.
Cạo vỏ củ nghệ và rửa sạch, sau đó giã hoặc xay nhuyễn.
Pha với khoảng 100 ml nước ấm kèm với 1 muỗng mật ong.
Dùng hỗn hợp pha trước khi ăn 15 – 30 phút.
Húng tây: Hoạt chất trong lá húng tây có tác dụng cân bằng hàm lượng axit trong dịch vị dạ dày. Thực hiện điều trị bằng lá húng tây theo các bước sau:
Nguyên liệu: Lá húng tây.
Rửa sạch lá húng tây và ngâm với nước muối loãng trong 10 phút, sau đó vớt ra để khô ráo.
Nhai trực tiếp khoảng 10 – 20 lá húng tây trước bữa ăn 15 phút, sử dụng liên tục trong ít nhất 2 tuần.
Tỏi và mật ong: Có tác dụng bảo vệ, đẩy lùi các vi khuẩn tấn công gây bệnh tại dạ dày thực quản. Thực hiện điều trị bằng tỏi và mật ong theo các bước sau :
Nguyên liệu : 500 g tỏi, 300 ml mật ong nguyên chất.
Bóc vỏ tỏi rồi đập dập sau đó dùng một bình thủy tinh để đựng tỏi và đổ mật ong lên trên.
Đậy kín nắp và sử dụng hỗn hợp trên trong 3 tuần.
Sử dụng liên tục 2 – 3 tép tỏi đã ngâm mật ong trước hoặc sau bữa ăn.
Hoắc hương: Hoạt chất trong hoắc hương có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, bảo vệ thành dạ dày và thực quản khỏi các tác nhân gây hại, từ đó cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày. Thực hiện điều trị bằng hoắc hương theo các bước sau:
Nguyên liệu: 30g hoắc hương, gạo nếp, 1 củ gừng và 1 nắm rau má
Rửa sạch các thành phần trên xong để ráo.
Đun sôi tất cả nguyên liệu với 1 lít nước cho đến khi nước giảm vào 200ml.
Chia lượng thuốc thành 3 phần và uống sau khi ăn 30 phút.
Sử dụng liên tục ít nhất 2 tuần.
Lá mơ: Các hoạt chất trong lá mơ có tác dụng sát khuẩn và giải độc, trung hòa axit trong dạ dày và bảo vệ hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Thực hiện điều trị bằng lá mơ theo các bước sau:
Nguyên liệu: Lá mơ.
Rửa sạch và để ráo sau đó bỏ vào cối giã hoặc máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
Lọc phần nước cốt lá mơ.
Sử dụng trực tiếp hỗn hợp trên hoặc hấp cách thủy trước khi sử dụng.
Sử dụng 2 lần mỗi ngày.
Vỏ cam: Có tác dụng giúp dễ tiêu hóa thức ăn, từ đó cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày hiệu quả. Thực hiện điều trị bằng vỏ cam theo các bước sau:
Nguyên liệu: 10g vỏ cam phơi khô, gừng và đường nâu.
Rửa sạch gừng, thái lát và đun sôi với vỏ cam khô, đường nâu và 500 ml nước lọc, cho đến khi còn khoảng 200ml thì dừng.
Chia thành 3 phần bằng nhau rồi uống 3 lần mỗi ngày.
Lá trầu: Có tác dụng cân bằng và điều hòa nồng độ pH, làm lành tổn thương tại thực quản và ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Thực hiện điều trị bằng lá trầu theo các bước sau:
Nguyên liệu : 10 lá trầu và 1 muỗng muối.
Rửa sạch lá trầu và ngâm vào nước muối pha loãng.
Đun lá trầu với 300 ml nước trong 15 phút.
Lọc phần nước chứa hoạt chất lá trầu tiết.
Sử dụng sau ăn 1 tiếng.
Lá khôi tía: Chứa các chất như Glucosid và Tanin có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, chữa lành tổn thương trong thành dạ dày thực quản và cân bằng hàm lượng axit trong dịch vị dạ dày. Thực hiện điều trị bằng lá khôi tía theo các bước sau:
Nguyên liệu : Lá khôi tía
Rửa sạch lá khôi tía tươi.
Sau đó đun sôi cùng với 200 ml và uống thay nước hàng ngày.
Chuối xanh: Có tác dụng làm đầy lớp niêm mạc đường tiêu hóa, giảm tình trạng tổn thương và kháng viêm thực quản. Thực hiện điều trị bằng chuối xanh theo các bước sau:
Nguyên liệu : 2 quả chuối xanh với 1 muỗng muối.
Gọt sạch vỏ chuối, ngâm trong nước muối loãng sau đó vớt ra và để ráo nước.
Cắt chuối thành từng lát mỏng, ngâm trong nước muối trong khoảng 15 phút.
Ăn chuối ngâm kèm với cơm từ 3 – 4 lần mỗi tuần.
Lá dạ cẩm: Có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, giải độc và tiêu viêm. Thực hiện điều trị bằng lá dạ cẩm theo các bước sau:
Nguyên liệu: Lá dạ cẩm tươi.
Rửa sạch lá dạ cẩm, để ráo và cắt nhỏ.
Cho lá dạ cẩm đun sôi cùng 1 lít nước cho đến khi cạn còn 200 ml.
Uống hỗn dịch sau khi đun sôi 2 – 3 lần trong ngày, trước bữa ăn 30 phút.
Cam thảo: Có chứa Deglycyrrhizinated (DGL) có tác dụng kích thích sản xuất chất nhờn, từ đó hạn chế tổn thương tới niêm mạc thực quản do axit dạ dày gây ra. Thực hiện điều trị bằng cam thảo theo các bước sau:
Nguyên liệu: 5g bột cam thảo.
Hòa bột cam thảo với 100ml nước lọc và uống trước bữa ăn 20 – 30 phút, mỗi ngày 1 lần.
Nha đam: Có hoạt chất oxy hóa giúp chống viêm và ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do, từ đó bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thực hiện điều trị bằng nha đam theo các bước sau:
Nguyên liệu: 5 nhánh nha đam, 5ml mật ong và 1 muỗng muối.
Gọt sạch vỏ của nha đam và ngâm với nước muối loãng trong 10 phút.
Giã hoặc xay nhuyễn nha đam đã gọt vỏ với mật ong.
Thêm 500ml nước ấm vào hỗn hợp và bảo quản trong tủ lạnh.
Sử dụng hỗn hợp trên 2 muỗng mỗi ngày.
Hạt thì là: Chứa hoạt chất Anetholi giúp giảm co bóp dạ dày, giảm đau và ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản. Thực hiện điều trị bằng hạt thì là theo các bước sau:
Cách 1: Dùng lá thì là rửa sạch với nước muối, nhai trực tiếp sau khi ăn bữa trưa và tối.
Cách 2: Dùng 100g hạt thì là đun sôi với 500ml nước lọc trong 2 – 5 phút. Uống 3 lần mỗi ngày trước bữa ăn 30 phút.
Lá ổi: Có chứa các hoạt chất như Flavonoid, Saponin, Tanin… có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm tại đường tiêu hóa. Thực hiện điều trị bằng lá ổi theo các bước sau :
Nguyên liệu : 50g lá ổi, 200g gạo lứt, 500ml nước lọc.
Rửa sạch lá ổi và để ráo.
Cắt nhỏ lá ổi và xào đều cùng gạo lứt trên chảo.
Cho thêm 500 ml nước lọc, đun nhỏ lửa cho đến khi nước sôi.
Lọc phần nước cốt và sử dụng khi còn ấm.
Hoa cúc: Có tác dụng trung hòa acid dạ dày, giảm co thắt đường tiêu hóa, từ đó giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đồng thời hoa cúc còn có tác dụng giảm mệt mỏi căng thẳng, an thần và cải thiện tình trạng mất ngủ. Thực hiện điều trị bằng hoa cúc theo các bước sau:
Nguyên liệu : 5 – 6 bông hoa cúc loại nhỏ.
Rửa sạch và sấy khô hoặc phơi khô.
Pha nước trà nóng và ngâm hoa cúc trong 5 phút trước khi sử dụng
Sử dụng khi nước còn ấm trước khi đi ngủ 30 – 60 phút.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp từ đông y đến tây y dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trong đó, việc lựa chọn các bài thuốc nam cũng cho thấy hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý này. Tuy vậy, để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị, bệnh nhân hoặc người nhà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định sử dụng bất kỳ liệu pháp chữa bệnh nào.