Cây xuyên khung. Suckhoeviet.org.vn |
Thời tiết thay đổi, nhất là khi nắng nóng nhiều ngày và chuẩn bị thay đổi sang dạng thời tiết mưa giông khiến nhiều người gặp phải triệu chứng đau đầu.
Đông y có những bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị và điều trị bệnh đau đầu do thời tiết hiệu quả được nhiều người dân thường xuyên sử dụng.
1. Bài thuốc Xuyên khung trà điều tán
Đây là bài thuốc với tác dụng khu phong tán hàn, chủ trị đau đầu do phong hàn, chóng mặt, nghẹt mũi, sợ gió, và có thể bị sốt.
Mỗi thang thuốc gồm có:
- Kinh giới: 16 gam
- Khương hoạt: 8 gam
- Bạch chỉ: 8 gam
- Phòng phong: 6 gam
Các vị thuốc sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang, chia 3 lần. Mỗi đợt điều trị, uống thuốc trong 3 – 5 ngày.
Tuỳ thể trạng, có thể gia thêm gừng tươi, tía tô giúp tăng hiệu quả khu phong hàn, trị đau đầu.
Lưu ý: không dùng bài thuốc này với các trường hợp đau đầu lâu ngày khí huyết hư, hoặc do can thận bất túc hay đau do ảnh hưởng từ sự mất điều hòa các cơ quan nội tạng.
2. Bài thuốc Nhị trần thang
Người bị đau đầu do đàm thấp thường có biểu hiện: Nhức đầu, mặt mày xây xẩm, khạc đờm, tức bụng, tức ngực, lưỡi rêu trắng nhờn, mạch huyền hoạt.
Mỗi thang thuốc gồm có:
- Bán hạ: 8-12 gam (giúp táo thấp hóa đàm, hòa vị chỉ ẩm).
- Trần bì: 8-12 gam (giúp lý khí hóa đàm, khí thuận làm giảm đờm, khí hóa làm tiêu đàm).
- Phục linh: 12 gam (giúp kiện tỳ lợi thấp).
- Cam thảo: 4 gam (giúp hòa trung bổ tỳ).
Thuốc sắc lấy nước uống ngày một thang, chia 2 lần. Thời gian điều trị mỗi đợt từ 3 – 5 ngày.
Lưu ý: Các vị thuốc trong bài có thể gia giảm tùy thể trạng người bệnh. Ngoài ra, thuốc được dùng phải là những loại lâu năm thì mới có tác dụng cao.
3. Phòng ngừa đau đầu do thời tiết
Thông thường những người bị đau đầu do thời tiết là những người mẫn cảm với sự thay đổi về nhiệt độ, tiết khí. Do đó, để phòng ngừa triệu chứng này, nên chủ động chuẩn bị sức khỏe cho bản thân bằng những món ăn tăng cường sức đề kháng, cũng như chăm sóc bản thân trước những thay đổi của thời tiết bằng cách:
- Không để bị nhiễm lạnh,
- Luôn giữ ấm cơ thể,
- Hạn chế ra ngoài khi thời tiết thay đổi,
- Nhất là khi trời chuyển lạnh, gió mùa.