Các vị thuốc dân gian điều trị chứng mất ngủ |
Theo Đông y, táo đỏ có vị ngọt, tính ấm, tác dụng bình vị khí, an trung, ích khí, trừ phiền muộn, cường lực, dưỡng huyết, an thần và sinh tân. Táo đỏ được xếp vào nhóm dược liệu có tác dụng bồi bổ, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, động thai, mất ngủ kéo dài, chức năng tiêu hóa kém, tâm trạng buồn bực…
Táo đỏ khô là một vị thuốc chữa mất ngủ. |
Khoa học cũng đã công nhận hiệu quả sử dụng táo đỏ làm trà, làm thuốc chữa mất ngủ. Với thành phần dưỡng chất đa dạng, táo đỏ có khả năng nâng cao sức khỏe, giảm mệt mỏi, cải thiện tình trạng suy nhược và căng thẳng thần kinh.
Các hoạt chất trong táo đỏ như flavonoid, phenolic, polysaccharide, vitamin C… có thể loại trừ gốc tự do, chống viêm và làm chậm quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, còn chứa hàm lượng kali, chất xơ và polyphenol dồi dào giúp làm giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe tim mạch và điều hòa huyết áp. Do đó sử dụng táo đỏ có thể cải thiện sức khỏe và khắc phục tình trạng mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ muộn và dễ thức giấc về đêm.
Cách chữa mất ngủ với táo đỏ
1. Trà táo đỏ
Uống trà táo đỏ cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin như vitamin C, vitamin nhóm B và khoáng chất thiết yếu, có khả năng kích thích quá trình tạo máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện giấc ngủ rõ rệt.
Ngoài ra, trà táo đỏ còn thích hợp với người làm việc với cường độ cao, thường xuyên stress và lo âu quá mức. Sử dụng loại trà này đều đặn có thể phòng ngừa chứng mất ngủ, mang lại tinh thần sảng khoái.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 5 trái táo đỏ khô, 2 lát gừng và 1 ít đường phèn.
- Cắt nhỏ táo đỏ rồi cho vào âm cùng với gừng.
- Đổ nước sôi vào ấm và đậy kín trong 15 – 20 phút.
- Sau đó cho thêm đường phèn vào, khuấy đều và dùng nóng.
Uống trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng.
2. Táo đỏ và kỷ tử
Kỷ tử giàu các vitamin B1, C giúp tăng cường đề kháng, tái tạo làn da đem đến một cơ thể tươi mới và tràn đầy sức sống. Bên cạnh đó kỷ tử chứa Carbohydrate giúp cân bằng đường huyết trong cơ thể, giúp giảm hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi… Kết hợp táo đỏ và kỷ tử mang đến một giấc ngủ sâu.
Trà táo đỏ và kỷ tử. |
Cách thực hiện:
- Cắt lát 3 – 4 lát táo đỏ và cho vào ly cùng với 5 – 6 hạt kỷ tử.
- Rót nước sôi vào và đợi 10 phút cho ngấm, sau đó thưởng thức.
3. Chè táo đỏ long nhãn
Long nhãn có vị ngọt dịu, tính bình, tác dụng an thần, bổ dưỡng và dưỡng huyết. Long nhãn thường được dùng để chữa chứng hay quên, ngủ kém và suy nhược thần kinh. Do đó, để tăng hiệu quả, kết hợp long nhãn cùng với táo đỏ.
Cách pha trà táo đỏ long nhãn:
- Chuẩn bị 5 – 6 quả táo đỏ, 1 ít kỷ tử và 20g long nhãn.
- Đem táo đỏ cắt thành miếng vừa phải rồi ngâm với nước ấm cho mềm.
- Sau đó đun sôi 500ml nước rồi thêm long nhãn và táo đỏ vào.
- Khi chín thêm kỷ tử vào đun sôi 5 phút thì tắt bếp.
- Để nguội bớt và dùng trà uống hàng ngày, nên ăn cả táo, long nhãn và kỷ tử để tăng hiệu quả.
4. Táo đỏ và hoa cúc
Hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và an thần. Việc kết hợp táo đỏ và hoa cúc để tạo thành trà có tác dụng giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng khó ngủ, mất ngủ và ngủ chập chờn do căng thẳng, cao huyết áp hoặc do ảnh hưởng của tuổi tác.
Trà táo đỏ và hoa cúc giúp giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ. |
Cách pha trà hoa cúc táo đỏ trị mất ngủ:
- Chuẩn bị 5 quả táo đỏ, 5 bông hoa cúc và đường phèn.
- Ngâm táo đỏ cho mềm và sau đó cắt nhỏ.
- Cho táo đỏ và bông cúc vào ấm và hãy với 400ml nước sôi.
- Đợi 15 – 20 phút, cho thêm đường phèn vào và khuấy đều.
- Dùng trà uống 1 – 2 lần/ngày với buổi chiều hoặc tối trước khi đi ngủ.
5. Táo đỏ với mật ong
Mật ong có chứa thành phần axit amin tryptophan chữa mất ngủ. Khi vào bộ não, tryptophan sẽ chuyển hóa thành serotonin, chất dẫn truyền thần kinh thiết yếu tạo nên melatonin có lợi cho giấc ngủ. Bên cạnh đó, các thành phần đường glucose và fructose trong mật ong cũng đóng góp phần lớn vào một giấc ngủ ổn định. Glucose giúp ổn định đường huyết, nuôi dưỡng não bộ và duy trì giấc ngủ ngon. Fructose đi vào gan chuyển thành glycogen, là nguyên liệu cho giấc ngủ. Kết hợp táo đỏ với mật ong có tác dụng rất tốt cho trong việc chữa mất ngủ, giúp ngủ ngon giấc hơn.
Cách pha trà táo đỏ mật ong:
- Đun trà táo đỏ với nước trong khoảng thời gian 10 phút.
- Sau đó trộn cùng một lượng mật ong vừa đủ là có thể cất vào hũ để dùng dần trong thời gian dài.
- Dùng để đặn mỗi ngày để có một giấc ngủ ngon.
6. Trà táo đỏ hoa hồng
Táo đỏ kết hợp với táo đỏ sẽ giúp tăng hiệu quả trong việc chữa trị chứng mất ngủ.
Cách pha trà táo đỏ hoa hồng:
- Sử dụng hoa hồng khô hoặc tươi cho vào ấm.
- Táo đỏ cắt lát nhỏ cho vào ấm cùng với 300ml nước sôi.
- Đợi khoảng 10 phút cho trà táo đỏ hoa hồng ngấm, bắt đầu thưởng thức.
7. Cháo táo đỏ kết hợp hà thủ ô
Hà thủ ô là vị thuốc có tác dụng dưỡng can, bổ máu, an thần nên được sử dụng để bồi bổ sức khỏe, cải thiện tình trạng mất ngủ và thiếu máu do suy nhược. Trường hợp mất ngủ mãn tính khiến cơ thể xanh xao gầy sút, nên kết hợp món ăn cháo táo đỏ và hà thủ ô.
Sự kết hợp cháo táo đỏ hà thủ ô có tác dụng bổ tinh, giải độc, thông tiện, cải thiện sức khỏe, an thần và góp phần giảm tình trạng giấc ngủ chập chờn, khó ngủ. Món ăn này thích hợp với người bị mất ngủ lâu ngày do cao huyết áp đi kèm với chóng mặt, di mông tinh và chứng hay quên.
Cách chế biến táo đỏ hà thủ ô:
- Chuẩn bị 20g hà thủ ô, 50g táo đỏ, 40g gạo tẻ, 20g đường cát.
- Đem táo và gạo nấu thành cháo, sau đó thêm hà thủ ô vào và nấu thêm 1 ít.
- Nấy đến khi cháo đặc lại thì cho đường vào, khuấy đều và tắt bếp dùng ăn khi nóng.
8. Táo đỏ hầm gà và hạt sen
Hạt sen có chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như tinh bột, axit amin, phenylalanine, leucine, methionine, isoleucine… nhờ các hoạt chất này, hạt sen mang đến cho người dùng tác dụng ổn định nhịp tim, giảm căng thẳng, lo âu, giúp ngủ ngon hơn. Kết hợp táo đỏ, gà và hạt sen sẽ tạo ra món ăn có giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe, đồng thời giúp chữa mất ngủ hiệu quả.
Táo đỏ hầm gà và hạt sen. |
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn này: 1 con gà (ưu tiên gà ta), 100g hạt sen, 40g táo đỏ, 50g nấm hương khô, 1 củ cà rốt, hành lá, 1 quả chanh và một số gia vị.
Cách thực hiện:
- Trước tiên là sạch lông gà, dùng muối và chanh chà xát bên ngoài của gà để khử mùi tanh, sau đó rửa lại và để cho ráo nước.
- Tiếp theo, ngâm hat sen trong nước khoảng 12 tiếng và với táo đỏ thì ngâm trong nước ấm 10 phút.
- Nấm hương cần làm sạch, cắt gốc và ngâm trong nước muối loãng 10 phút.
- Cà rốt gọt vỏ, cắt thành khúc.
- Sau đó cho gà vào nồi cùng táo đỏ, hạt sen, đổ nước vừa ngập gà và bắt đầu đun sôi.
- Khi đun sôi, vặn nhỏ lửa và cho cà rốt, nấm hương vào. Hầm thêm 1 tiếng đến khi gà mềm và lúc này chỉ cần nêm thêm gia vị.