Bất ngờ với những tác dụng của râu ngô

Râu ngô là phần thường bị loại bỏ khi chế biến bắp ngô. Tuy nhiên, đây lại là một loại dược liệu quý. Được biết đến với tên gọi ngọc mễ tu, râu ngô thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến gan và mật.

Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen Tác dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ hoa cúc chi

Trong râu ngô chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.

Có thể nói râu ngô chính là loại thuốc hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể.

Những tác dụng không ngờ của râu ngô
Trong y học cổ truyền, râu ngô được biết đến với tên gọi ngọc mễ tu.

Trong dân gian, người ta thường sử dụng nước râu ngô như phương pháp hiệu quả để hạ nhiệt cơ thể, cân bằng chức năng gan. Để tăng cường hiệu quả, người ta thường phối hợp nước râu ngô với các loại thảo dược khác như mã đề, hoa cúc, rễ cỏ tranh, mía lau, pha chế thành thức uống giải khát, thanh nhiệt, có lợi cho sức khỏe.

Lợi ích của râu ngô với sức khỏe

Hỗ trợ cải thiện vấn đề về thận

Râu ngô dùng làm trà cũng là một trong những phương thuốc cải thiện tại nhà cho các vấn đề về thận. Thức uống này hiệu quả cao trong việc điều trị các tình trạng liên quan đến thận, bao gồm: Tiểu gắt, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang, viêm hệ thống tiết niệu, sỏi thận…

Tăng cường tiêu hóa

Râu ngô giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa tình trạng phân khô, giảm tình trạng táo bón. Đồng thời làm giảm sự hấp thụ chất béo trong ruột, giúp ích cho việc giảm cân. Đối với những người bị táo bón muốn giảm cân thì uống nước râu ngô là một lựa chọn rất tốt.

Ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não

Râu ngô rất giàu flavonoid, có thể ức chế sự xuất hiện của lipoprotein trọng lượng phân tử thấp có hại. Chất xơ trong râu ngô giúp giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Do đó việc uống nước râu ngô sẽ hỗ trợ trong việc phòng chống các bệnh liên quan đến tim mạch, là thức uống đặc biệt tốt cho người trung niên và cao tuổi.

Những tác dụng không ngờ của râu ngô
Râu ngô có rất nhiều lợi ích với sức khỏe.

Thanh nhiệt, giải độc cơ thể

Trong râu ngô có nhiều chất chống oxy hóa giúp kích thích loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể, tăng cường chức năng gan, tối ưu hóa chức năng bài tiết. Đây cũng là lý do mà nước râu ngô còn được mệnh danh là nước uống giải độc cho cơ thể. Thức uống này có vị ngọt mát, thường được dùng trong mùa hè để giải nhiệt.

Kiểm soát tình trạng chảy máu

Râu bắp giúp cung cấp cho cơ thể bạn một lượng vừa đủ vitamin K. Loại vitamin này có nhiệm vụ rất quan trọng nhằm kiểm soát tình trạng chảy máu, đặc biệt đối với phụ nữ sắp trải qua quá trình sinh nở.

Một số bài thuốc từ râu ngô

– Canh râu ngô thịt trai: Râu ngô tươi 50g, trai bóc bỏ vỏ lấy 120g thịt; thêm nước vào nấu kỹ thành món canh; cách một ngày dùng 1 lần, ăn thịt trai và uống nước canh. Dùng cho người cao huyết áp, đái tháo đường, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm gan vàng da và viêm thận cấp tính phù nề và viêm túi mật.

– Điều hòa huyết áp: Râu ngô 60g, nấu nước uống hàng ngày. Dùng liên tục 1-3 tháng.

– Trà râu ngô hoa cúc: Râu ngô 18g, thảo quyết minh tử (hạt muồng ngủ) 10g, cam cúc hoa 6g; Hãm nước sôi uống thay trà. Dùng cho người cao huyết áp kèm theo hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu; bệnh tim mạch.

Cao huyết áp kèm theo chảy máu, thổ huyết: Râu ngô 30g, vỏ chuối tiêu 30g, chi tử (dành dành) 9g; sắc nước uống.

– Chữa bệnh phong chẩn, mẩn ngứa: Râu ngô 15g, bỏ vào nồi, cho nước vừa phải, đun sôi 20 phút, sau đó vớt hết râu ngô ra, cho thêm 100g rượu cáiđã lên men tốt, đun sôi lên ăn.

Tỳ hư gan nóng, đau đầu, váng đầu, người và chân tay phù thũng lâu ngày không khỏi: Râu ngô 30g (tươi 100g), đậu đỏ 30g. Râu ngô đựng trong túi vải, nấu chung với đậu đỏ cho tới khi đậu nhừ. Ăn đậu uống thang, ngày 1 lần. Uống liền 7 ngày.

Những tác dụng không ngờ của râu ngô
Nước râu ngô có tác dụng điều hòa huyết áp.

– Cao huyết áp, đau đầu căng thẳng, buồn bực trong lòng dễ tức giận, đêm ngủ không yên: Râu ngô 30g, thủy ngưu giác (sừng trâu) 15g, đường đỏ 60g. Râu ngô sắc lấy nước bỏ bã, thủy ngưu giác mài nước cho vào đường đỏ đánh lẫn. Uống ngày 1 thang chia 2 lần. Dùng cho người …

– Phù nề do viêm thận, đồng thời bị cao huyết áp: Râu ngô 30g, rễ cỏ tranh 30g, chè 5g. Hãm nước sôi uống thay trà.

– Viêm thận phù nề, sỏi thận, đau lưng, tiểu ra máu: Râu ngô tươi 1.000g, cho nước vừa đủ, đun nhỏ lửa trong 1 giờ, bỏ bã đun thêm cô đặc, khi nào nguội cho 500g đường trắng vào cho hút hết nước thuốc, trộn đều, phơi khô, bỏ lọ dùng dần. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 10g; pha nước sôi cho tan rồi uống.

– Chảy máu nướu răng: Râu ngô 50g, cho vào phích, hãm với nước sôi, đậy nắp hơn 10 phút, uống nhiều lần trong ngày, liều lượng mỗi ngày, 7 ngày là một đợt điều trị.

– Chảy máu cam: Rễ ngô 30g, vỏ chuối 30g, sơn thù du 9g, sắc lấy nước, ngày uống 2 lần, sáng tối, 5 ngày là một liệu trình điều trị.

– Trị bệnh tiểu đường: Mỗi ngày dùng 40 – 50g râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp thêm với các vị thuốc như mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… hiệu quả sẽ tốt hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *