Bệnh do tà phạm vị :
Có thể là do ngoại cảm hàn tà xâm nhập vào Vị của người bệnh.Do người bệnh ăn uống các loại thức ăn sống và lạnh, hàn tích ở trong khiến cho Vị bị đau.Do Tỳ Vị đang bị hư hàn, lại bị Hàn tà xâm nhập gây ra những cơn đau đớn.Do người bệnh ăn uống không điều độ, để bụng no đói thất thường. Cũng có thể là do người bệnh ăn những thức ăn béo, ngọt… gây ra thấp nhiệt trong và đau đớn.
Bệnh do can khí phạm vị :
Có thể do người bệnh lo nghĩ uất ức khiến Can (Nộ thương Can) bị tổn thương. Can khí không được sơ tiết làm phạm đến Vị, làm Can Vị không thể điều hòa, khí cơ uất trệ nên dạ dày đau.Do khí bị uất hóa thành hỏa, hỏa uất sẽ làm phần âm bị thương tổn, dịch vị khô gây đau (triệu chứng đau sẽ ngày càng tăng hoặc liên miên không dứt).
Bệnh do Tỳ Vị Hư Hàn :
Vị âm bất túc nên Vị lạc không được nuôi dưỡng gây ra đau liên miên. Âm hư sinh nội nhiệt gây ra phiền nhiệt, đói, miệng và họng khô, đại tiện bón. Vị không được nhu dưỡng, Vị khí bị thụ thương, do đó đói mà không ăn được, lưỡi hồng, ít tân dịch + Mạch Hư Tế Sác là dấu hiệu VỊ âm bất túc.Dù nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày đã được phân ra thành 3 loại, nhưng các sách đều thống nhất rằng nguyên nhân chính là do không thông (thống tắc bất thông) – nghĩa là đau do khí huyết bị ứ trệ, tắc lại và không thông.
Triệu chứng lâm sàng và cách chữa đau dạ dày theo y học cổ truyền
Triệu chứng: Bụng trên đầy trướng, vùng Thượng vị đau xuyên ra 2 bên hông, ợ hơi, ợ chua, táo bón, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Huyền.
Các biến chứng :
Bụng trên đầy trướng, ợ hơi, ợ chua, đại tiện bón là do Vị khí không thăng giáng được, nghịch lên trên.Bụng đau do Can và Tỳ bất hòa gây ra vì Can chủ sơ tiết, khi tình chí không được thư thái, Can khí bị uất kết, phạm (khắc) Vị (thổ).Hông và sườn liên hệ đến Can kinh (Can kinh vận hành qua đó), bịnh thuộc về khí, khí thường động, do đó, 2 hông sườn bị đau.
Cách điều trị: Châm cứu hoặc sử dụng bài thuốc Sài Hồ Sơ Can Tán, bao gồm các vị Sài Hồ 8g, Bạch thược 12g, Chích thảo 4g, Chỉ xác 8g, Hương phụ 8g, Xuyên khung 8g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
Cách điều trị đau dạ dày theo y học cổ truyền : Châm cứu hoặc sử dụng các bài thuốc:
Bài Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang Gia Vị: Quế chi 12g, Mộc hương 4g, Thược dược 24g, Đại táo 2 trái, Hoàng kỳ 24g, Bào khương 8g, Chích thảo 4g. Sắc xong, cho ít Mạch Nha vào, quấy đều uống.
Bài Đinh Thù Lý Trung Thang (Thương Hàn Toàn Sinh Tập): Đinh Hương, Quan quế, Can khương, Phụ tử, Ngô thù du, Cam thảo, Bạch truật, Sa nhân, Nhân sâm, Trần bì. Sắc uống với ít Mộc Hương đã mài.
Bài Hương Sa Lục Quân Tử Thang (Hoà Tễ Cục Phương): Đảng sâm 12g, Chích thảo 4g, Phục linh 12g, Bán hạ 8g, Bạch truật 12g, Trần bì 8g.
Bài Ôn Thông Lý Khí Pháp (Đinh Cam Nhân): Bội lan diệp 12g, Ô dược 8g, Xuyên luyện tử 12g, Bạch linh 12g, Thượng quế tâm 6g, Quất diệp 8g, Trầm hương duyên 6g, Tô ngạnh 12g, Ngọa lăng tử 20g, Sa nhân 6g, Bạch thược 12g, Sắc uống.
Bài Lương Phụ Hoàn Gia giảm: Cao Lương Khương (sao rượu) 6- 16g, Hương phụ (Sao dấm) 10- 16g, Thanh bì 10g, Uất kim 10- 18g, Sa nhân 10g. Sắc uống.
Bài Kiện Tỳ Thang: Ngọa lăng tử 30g, Đảng sâm 12g, Bạch truật 10g, Chích thảo 6g, Bạch thược 10g, Trần bì 6g, Xuyên luyện 4g, Bán hạ 10g, Phục linh 12g, Ngô Thù 4g. Sắc uống.
Bài Thảo Đậu Khấu Hoàn (Trầm Thị Tôn Sinh): Thảo đậu khấu (nướng) 40g, Can khương 80g, Ngô thù du 80g, Mạch nha 80g, Thanh bì 40g, Trần bì 40g, Bạch truật 40g, Chỉ thực 80g, Thần khúc 80g, Bán hạ 80g. Làm thành hoàn, ngày uống 20g với nước nóng.
Phương đơn giản: Xuyên Tiêu 4g, Lương Khương 12g, Cam thảo 8g. Sắc, chia làm 3 lần uống. Hoặc có thể dùng Xuyên tiêu 4g, Can Khương 8g, Đinh Hương 4g. Sắc uống.
Lương y Ngô Văn Phước