Các bài thuốc chữa bệnh từ cây lá lốt

Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C.DC, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae). Cây lá lốt thuộc loại cây mềm, thường mọc ở nơi ẩm thấp trong rừng núi, và được trồng ở nhiều nơi để lấy làm thuốc hay dùng làm gia vị.

Những bài thuốc Nam chữa cảm sốt, xương khớp, tiêu chảy hiệu quả
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây lá lốt
Lá lốt./suckhoeviet.org.vn

Đặc điểm của cây lá lốt

  • Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C, thuộc họ Hồ tiêu.
  • Lá lốt thuộc loại cây thân thảo sống dai, nó sinh sống và phát triển chủ yếu ở những nơi râm mát và có ánh nắng trực tiếp. Độ cao trung bình của cây từ 30 đến 40 cm. Phần thân thường yếu và chia thành nhiều đốt nhỏ. Lá lốt thuộc dạng lá đơn, hình tim, mặt lá láng bóng, có tán rộng xòe to, trên phiến lá có từ 5-7 gân xanh nổi lên và rất dễ nhận biết bởi mùi thơm đặc trưng. Phần hoa thì chủ yếu mọc thành từng cụm ở nách lá, có màu trắng và thường lâu tàn. Quả của lá lốt là quả mọng và bên trong có chứa hạt.
  • Tính vị quy kinh: lá lốt thường có vị nồng, hơi cay và tính ấm.

Thành phần dinh dưỡng

Trong 100g lá lốt có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, như:

– Năng lượng: 39 kcal, nước: 86,5g, protein: 4,3g, chất xơ: 2,5g,

– Canxi: 260mg, photpho: 980mg,

– Sắt: 4,1mg, vitamin C: 34mg

Rễ lá lốt chứa chất benzyl axetat, còn lá và thân chứa chất alkaloid và beta-caryophylen.

Bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt:

Chữa ra nhiều mồ hôi tay chân:

Lấy 30g lá lốt tươi, rửa sạch rồi để ráo. Sau đó cho vào 1 lít nước, đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi nhớ thêm ít muối. Sau đó đổ ra chậu dùng ngâm tay, chân thường xuyên trước khi đi ngủ. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày.

Giải độc, chữa say nấm, rắn cắn:

Chuẩn bị 50g lá lốt, 50g lá khế, 50g lá đậu ván trắng. Giã nát tất cả, thêm một ít nước, ép gạn lấy nước cho uống ngay trong khi chờ chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây lá lốt
Bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt./suckhoeviet.org.vn

Chữa đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt:

Bài 1. Rễ lá lốt, rễ bưởi , rễ cây vòi voi, rễ cỏ xước, mỗi vị 50g tươi. Tất cả thái mỏng, sao vàng. Sắc với 600ml nước, còn lại 300 ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Bài 2. Lá lốt, ngải cứu, đều bằng nhau. Giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng, đắp hoặc chườm.

Chữa đầy bụng, nôn mửa:

Lá lốt 10 – 20g. Sắc uống.

Chữa chứng lợm giọng:

Lá lốt 40g, tán nhỏ. Uống 2g trước mỗi bữa ăn, với nước cơm.

Chữa bệnh tổ đĩa:

Lá thanh yên, nấu nước để nguội rửa. Sau lấy lá lốt, lá cà gai leo, đều bằng nhau, giã nhỏ, trộn với giấm, bôi lên.

Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc:

Lá lốt vò nát, đặt vào lỗ mũi.

Chữa viêm lợi:

Cao mềm lá lốt, tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương nhu và Clorophyl chiết từ lá tre. Tất cả vào chế thành cao lỏng với cồn thấp độ. Dùng tăm bông thấm thuốc, châm vào chỗ đau trong vòng 5 – 10 phút. Sau đó xúc miệng cho sạch.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *