Cây cát lồi còn có tên gọi là củ cát lồi, cây đọt đắng, củ chóc, cây mía dò, cây đọt hoàng, cây tậu chó…
Cây cát lồi |
Đặc điểm, hình dạng nhận biết
- Cây cát lồi là loại cây thân thảo, mọc thẳng, ít phân nhánh, thân cây có màu tím và chiều cao khoảng 1 – 2m. Rễ của loại cây này có kích thước lớn, khỏe và cũng là bộ phận được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
- Lá cây có màu xanh đậm, hình nang trứng thon dài. Phiến lá hẹp đối xứng 2 bên và có các gân chìm trên mặt lá.
- Hoa cát lồi thường mọc ra từ phần ngọn cây với 2 màu phổ biến là màu trắng hoặc đỏ tía. Thời điểm hoa nở rộ nhất là từ tháng 6 – 10 hằng năm.
- Từ tháng 9 – 12 là thời điểm ra quả. Quả của loại cây này là dạng quả nang, có màu đen và chứa nhiều hạt.
Cách sử dụng cây cát lồi trong các bài thuốc chữa bệnh
Bên cạnh việc sử dụng phần lá cây cát lồi làm rau ăn sống hằng ngày thì phần củ hay rễ cây cũng đem lại nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
1. Bài thuốc chữa bệnh ho gà
Bài thuốc này phù hợp với những người bị ho gà do nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp, làm sạch và loại bỏ nhanh chóng các ổ vi khuẩn có hại.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 100g cát lồi, 100g rau sam.
- Rửa sạch dược liệu và ngâm vào thau nước muối pha loãng.
- Nấu lấy nước uống hằng ngày và thực hiện liên tục trong vòng 5 – 7 ngày sẽ đạt được hiệu quả rõ rệt.
2. Chữa bệnh nổi mề đay ngứa ngáy
Cách thực hiện
- Chuẩn bị lá cây cát lồi, làm sạch và phơi khô.
- Cho vào nồi nước sôi nấu khoảng 20 phút thì tắt bếp.
- Đổ nước ra thau, đợi cho nguội bớt thì dùng để ngâm rửa, nhúng khăn đắp lên vùng da nổi mề đau.
- Kiên trì thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần sẽ đạt được hiệu quả rõ rệt.
3. Bài thuốc chữa bệnh xơ gan cổ chướng
Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, diễn tiến bệnh nhanh và gây biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời, nặng nhất có thể gây tử vong. Vì vậy, khi các triệu chứng vừa khởi phát hãy áp dụng bài thuốc sau từ cây cát lồi để cải kiểm soát tình trạng bệnh.
Cách thực hiện
Cách 1: Dành cho người bệnh do viêm thận hoặc xơ gan, bụng to như cái trống, thũng nước
- Chuẩn bị một ít rễ củ cát lồi, rửa sạch và vớt ra rổ để ráo nước.
- Giã nhuyễn và bọc vào một tấm vải lụa sạch, buộc cố định lên rốn khoảng 30 phút thì rửa sạch lại với nước.
- Kiên trì thực hiện sẽ giúp việc tiểu tiện dễ dàng hơn, từ đó làm thuyên giảm tình trạng bệnh.
Cách 2:
- Dùng 30 – 60g cát lồi tươi, 100g gan heo rửa sạch, sơ chế cho hết mùi tanh hôi.
- Đem hầm gan heo và cát lồi tươi bằng niêu đất, nêm nếm gia vị vừa ăn và chia làm 3 phần sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày.
Cách 3:
- Chuẩn bị các dược liệu sau: 10g cát lồi khô, 10g hạt dành dành, 15g nhân trần, 10g lá bồ công anh.
- Cho hết số dược liệu trên vào siêu thuốc, sắc cùng 4 chén nước trên lửa vừa.
- Khi nước thuốc cạn xuống còn khoảng 1.5 chén thì tắt bếp.
- Chắt lọc lấy phần nước thuốc ra chèn, chia làm 2 chén bằng nhau uống vào buổi sáng và tối. Nên uống sau mỗi bữa ăn khoảng 15 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.
4. Bài thuốc chữa bệnh cảm sốt
Cảm sốt quá cao nhưng không được hạ nhiệt ngay là tình trạng rất nguy hiểm. Và trong Đông y có một bài thuốc chữa cảm sốt bằng cây cát lồi hiệu quả sau.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 100g lá cát lồi, 15g gừng tươi và 20g lá tre.
- Rửa sạch dược liệu và cho vào nồi đun lấy nước sử dụng hết trong ngày.
5. Bài thuốc giúp lợi tiểu, chữa bệnh phù thũng
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 20g lá cây cát lồi khô hoặc 40g lá cát lồi tươi.
- Rửa sạch và ngâm qua nước muối.
- Cho vào nồi đun với 1 lít nước và uống hết trong ngày.
6. Bài thuốc chữa bệnh viêm tai
Cách thực hiện
- Chuẩn bị ngọn cây cát lồi tươi đem nướng cho nóng lên.
- Ép lấy phần nước cốt, nhỏ trực tiếp vào tai.
- Thực hiện ngày 2 lần và liên tục từ 3 – 4 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
7. Bài thuốc chữa bệnh đau nhức thần kinh, đau lưng, trị thấp khớp
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 10 – 15g cây cát lồi, rửa sạch và đem sao vàng hạ thổ.
- Cho vào nồi đun sôi cùng 400ml nước trên lửa vừa.
- Khi thấy nước cạn xuống còn khoảng 100ml thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc chia làm nhiều phần nhỏ uống hết trong ngày.
- Kiên trì thực hiện liên tục trong vòng 5 – 7 ngày để đạt được hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh rõ rệt.
8. Bài thuốc điều trị nổi mụn nhọt, nóng trong người
Cách thực hiện
- Dùng 100g lá cây cát lồi rửa sạch, ngâm vào nước muối 15 phút, vớt ra để ráo. Giã nhuyễn dược liệu cùng một ít muối hạt và đắp trực tiếp lên vùng da nổi mụn nhọt.
- Một cách khác cũng hiệu quả không kém là dùng lá cát lồi sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày.
9. Bài thuốc chữa trị viêm đường tiết niệu
Cách thực hiện
- Chuẩn bị đầy đủ các dược liệu sau: củ cát lồi khô, rễ cỏ tranh, lá mã đề, râu ngô.
- Sau khi rửa sạch hết các dược liệu, cho vào nồi nấu cùng 1.5 lít nước.
- Đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước uống hằng ngày.
10. Bài thuốc trị bệnh viêm thận cấp
Cách thực hiện
- Chuẩn bị lá cát lồi 30g và rễ cỏ tranh 20g. Rửa sạch, vớt ra để ráo nước.
- Cho vào nồi nấu lấy nước uống hằng ngày giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh viêm thận cấp.
11. Ngâm rượu cát lồi
Rượu cát lồi có tác dụng làm giảm đau, nhức mỏi dành cho những người lao động nặng hay hoạt động quá sức.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị những củ cát lồi to, khỏe nhất để ngâm rượu. Sơ chế củ sạch sẽ, gọt bỏ vỏ và cắt thành từng lát mỏng, trải đều trên mâm và phơi dưới ánh nắng mặt trời từ 3 – 4 ngày liên tục. Đây là bước bắt buộc để giúp rượu có màu đẹp và mùi thơm hơn.
- Chuẩn bị 2 lít rượu gạo từ 35 độ trở lên để đảm bảo cho ra rượu cát lồi có dược tính cao.
- Cho hết phần củ cát lồi vào hũ thủy tinh, đổ hết rượu vào ngâm theo tỷ lệ 1:2, tức là 1kg cát lồi ngâm với 2 lít rượu.
- Ngâm rượu trong vòng 7 ngày là có thể lấy ra sử dụng được. Hằng ngày dùng khoảng 10ml rượu uống trực tiếp sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ để cải hiện giấc ngủ. Hoặc bôi trực tiếp lên da massage giúp làm giảm đau nhức.
Lưu ý: Trên đây là những bài thuốc chữa bệnh từ cây cát lồi với tính chất tham khảo. Kết quả trị bệnh còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như mức độ bệnh nặng hay nhẹ, cơ địa, thể trạng sức khỏe… Khuyến khích người bệnh kiên trì thực hiện trong thời gian dài để đạt được hiệu quả rõ rệt.