Cách trị nhiệt miệng theo Đông y

Loét miệng còn được gọi là “nhiệt” miệng là tình trạng thường gặp trong đời sống. Bệnh không nguy hiểm nhưng rất khó chịu, gây xót miệng, đau rát, ăn mất ngon, có thể dẫn tới mất ngủ, rối loạn tiêu hóa.

Tác dụng chữa bệnh của cây dướng Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc can khương

Theo Đông y, viêm loét miệng là chứng khẩu cam bao gồm nhiệt miệng, nhiệt lưỡi, xuất hiện trên niêm mạc các vết loét đỏ, sưng đau, nặng có thể có mủ. Người mắc bệnh này thường có cảm giác đau nóng rát nhất là khi gặp thức ăn mặn, chua cay, miệng hôi, người cảm giác nóng hay sốt nhẹ, nước tiểu màu vàng, đại tiện táo, lưỡi đỏ.

Đông y cho rằng bệnh viêm loét miệng là do tỳ vị bị bốc hỏa độc, nhiệt độc gây nên (tỳ vị bị nóng) hoặc người bị âm hư sinh nội nhiệt làm hư hỏa bốc lên gây lở loét ở miệng lưỡi.

Một số bài thuốc đông y chữa nhiệt miệng

– Hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, cỏ mực 20g, rau má 20g, tang diệp 16g, sài hồ 12g, cam thảo đất 16g, thục địa 12g, trúc diệp 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Dùng liên tục 5 ngày.

Gạo tẻ 100g nấu thành cháo, sau cho bột cát căn 50g vào nấu chín thành cháo ăn trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày.

Trị nhiệt miệng theo Đông y
Ảnh minh họa.

Bí ngô 150g, đậu đen 30g, hạt sen 25g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, đường kính vừa đủ. Bí ngô gọt bỏ vỏ thái miếng. Đậu đen và hạt sen rửa sạch. Gạo nếp, gạo tẻ đãi sạch. Cho tất cả vào nồi, đổ nước hầm cho chín kỹ, đậu đen và hạt sen chín mềm, cho đường vào, thêm 2 – 3 lát gừng đập dập vào quấy đều là được. Múc ra bát ăn nguội. Dùng 3 – 5 ngày.

– Sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, huyền sâm, hoàng bá, mỗi vị 12g. Sinh địa, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g, đan bì, trí mẫu, mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Tất cả sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Mỗi đợt uống từ 5 – 10 thang liền (một liệu trình), nghỉ vài ngày mỗi đợt lại uống đợt khác, uống 2 – 3 đợt.

Tế tân 4g, đinh hương 10 – 15 cái, cam thảo (xé tơi) 6g. Cho vào bình kín (để tránh làm bay mất tinh dầu), hãm với nước sôi khoảng 15 – 20 phút rồi gạn lấy nước để nguội và lấy ngậm từng ngụm một lưu giữ trong miệng chừng 2 – 4 phút.

Chữa nhiệt miệng theo kinh nghiệm dân gian

Uống nước khế chua

Khế tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

Trị nhiệt miệng theo Đông y
Nước khế chua giúp chữa nhiệt miệng.

Lá rau ngót

Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.

Cà chua

Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.

Vỏ dưa hấu

Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng. Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày.

Lá húng chó

Rửa sạch lá húng chó. Sau đó, nhai lá húng chó đã rửa sạch rồi nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày ăn 3 đến 5 lần.

Trị nhiệt miệng theo Đông y
Lá húng chó có tác dụng chữa nhiệt miệng.

Bột sắn dây

Bột sắn dây có vị ngọt tự nhiên, có chức năng thanh nhiệt cơ thể, giải độc làm dịu mát. Do vậy, bột sắn dây thường được sử dụng để chữa nhiệt miệng, làm giảm các vết loét lở trong khoang miệng một cách nhanh chóng.

Người lớn bị nhiệt miệng chỉ cần pha bột sắn dây với nước đun sôi để nguội và uống 2 cốc mỗi ngày để điều trị. Còn với trẻ em thì cần nấu chín bột sắn dây để tránh trẻ bị tiêu chảy.

Cách phòng chống nhiệt miệng

– Cố gắng tránh các loại thực phẩm có vẻ như gây kích ứng miệng. Đây có thể bao gồm các loại hạt, khoai tây chiên, bánh quy, các loại gia vị nào đó, thức ăn mặn và các loại trái cây có tính axit, chẳng hạn như dứa, bưởi và cam. Hãy chắc chắn tránh bất kỳ loại thực phẩm nhạy cảm hoặc dị ứng.

– Chọn thực phẩm lành mạnh. Để giúp ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Thường xuyên ăn sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi hoặc cũng có thể giúp tránh viêm loét đau miệng.

– Không nhai và nói chuyện cùng một lúc. Có thể gây ra chấn thương nhỏ lớp tế bào của miệng.

– Thực hiện theo thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Thường xuyên đánh răng sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần có thể giữ cho miệng sạch sẽ . Sử dụng bàn chải mềm để giúp ngăn ngừa kích ứng mô miệng, và tránh các loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate.

– Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây… Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ. Uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi.

– Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *