Cây cỏ sữa |
Tổng quan về cây cỏ sữa
- Tên khác: Cây lợi sữa, cỏ sữa đỏ, cỏ hen, cỏ rắn, cỏ lông , cây cẩm địa, cây vú sữa đất…
- Tên khoa: Euphorbia thymifolia Burm
- Họ: Thầu dầu
1. Phân loại – Đặc điểm, hình dạng nhận biết
Hình ảnh cây cỏ sữa có lẽ rất quen thuộc ở các vùng quê Việt Nam. Chúng thường mọc thành từng cụm, sát mặt đất và lan ra cả một khoảng rộng. Hiện nay cây cỏ sữa có 2 loại chính gồm: cỏ sữa lá nhỏ và cỏ sữa lá lớn. Chúng có chung đặc điểm về thành phần, công dụng chữa bệnh nhưng hình dạng lại khác nhau.
Cây cỏ sữa lá nhỏ
- Loại cây này đặc trưng với phần thân màu đỏ đậm, hoặc tím hồng, được bao phủ bởi một lớp lông tơ mịn, dạng mộc và khá mảnh, mềm. Thân cây mọc lan ra mặt đất và phân chia làm nhiều nhánh. Khi thân bị ngắt hoặc cắt ngang sẽ tiết ra chất nhựa giống như sữa.
- Lá co sữa hình bầu dục, thon, chiều dài từ 4 – 8mm, chiều rộng từ 1 – 3mm. Hai bên mép lá có hình răng cưa có màu xanh lục. Mặt dưới của lá được phủ một lớp lông tơ màu trắng.
- Hoa mọc thành từng cụm, li ti hình sim ở phần kẽ lá.
- Quả được phủ lông tơ, có kích thước nhỏ. Hạt bên trong dài, nhẵn bóng, có 4 gốc lồi và khi chín có màu đỏ, khá cứng.
Cây cỏ sữa lá lớn
- Khác với cây cỏ sữa lá nhỏ, cỏ sữa lá lớn có thân cây mọc cao, thẳng đứng với chiều dài trung bình từ 20 – 45cm. Phần thân có màu đỏ nhạt lẫn xanh, cứng và được phủ một lớ lông tơ màu vàng nhạt. Khi thân cây bị đứt cũng sẽ tiết ra nhựa trắng.
- Kích thước của lá này lớn hơn nhiều so với cỏ sữa lá nhỏ, có màu xanh lục, nhưng cũng có xen lẫn lá màu đỏ, có hình mác dài và có răng cưa ở hai bên mép lá.
- Hoa cỏ sữa lá lớn mọc ra từ kẽ lá, mọc thành từng cụm và có màu trắng xanh.
- Quả có màu hơi ửng đỏ, lúc chín chuyển sang màu nâu và phần hạt bên trong thô ráp, xù xì.
2. Phân bố
Cây cỏ sữa là loài cây mọc dại và xuất hiện rất nhiều ở các khu vực sông suối, ven hồ, bồ ruộng, bãi cỏ, đường tàu hỏa, nơi có nhiều sỏi đá, vì bản chất của chúng là loài cây ưa ẩm. Loại cỏ dễ dàng tìm thấy ở các quốc gia như Trung Quốc, Philippines, Ấn Độ, Indonesia,…
Tại Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại cỏ này, đặc biệt ở các khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
3. Thu hái – Bộ phận dùng – Bảo quản
- Bộ phận dùng: Toàn bộ cây cỏ sữa từ rễ, thân, cành, lá, hoa và quả đều có thể được sử dụng để làm thuốc.
- Thu hái: Loại cỏ này có thể thu hái quanh năm. Sau đó, mang về rửa sạch, đem phơi khô, sao vàng.
- Bảo quản: Khi đã hoàn thành các bước để biến cỏ sữa thành dược liệu, cho vào túi nilong hoặc hũ kín để bảo quản sử dụng dần. Để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, ẩm mốc.
4. Thành phần hóa học
Tuy có nhiều điểm tương đồng về công dụng chữa bệnh nhưng thực chất thành phần hóa học trong cỏ sữa lá nhỏ và lá lớn rất khác nhau.
- Cây cỏ sữa lá nhỏ: Trong loại dược liệu này chứa nhiều nhất là thành phần hoạt chất ancaloit. Bên cạnh đó, trong phần thân chứa chất cosmolin, rễ chứa taraxerol. Ngoài ra, còn có Cymol, Limonen – sesquiterpen, Glucosid… cùng thành phần tinh dầu màu xanh lục với hương thơm đặc trưng dễ nhận biết.
- Cây cỏ sữa lá lớn: Khác với cỏ sữa lá nhỏ, trong loại cỏ lá lớn có chứa các thành phần hóa học khác, như axit garlic, quercetin, friedelin, hentrina – contane, acid ellagic…
Công dụng của dược liệu cây cỏ sữa
Theo nhiều tài liệu Đông y về dược liệu, cỏ sữa lá nhỏ có tính mát, vị chua nhẹ, còn cỏ sữa lá lớn có tính lạnh. Vì vậy, cỏ lá nhỏ được sử dụng phổ biến hơn so với cỏ lá lớn, đặc biệt là trong các bài thuốc điều trị bệnh mà không gây ảnh hưởng đến sự cân bằng âm dương trong cơ thể.
Tùy vào loại cỏ sữa lá lớn hay lá nhỏ sẽ có những công dụng trị bệnh khác nhau:
Đối với cỏ sữa lá nhỏ
- Hỗ trợ điều trị các bệnh đường ruột như kiết kỵ, tiêu chảy, bệnh lỵ mức độ nhẹ.
- Hỗ trợ chữa chứng đi đại tiện có lẫn máu tươi.
- Ức chế sự sinh sôi phát triển của các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng.
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh.
- Chữa hiệu quả một số tình trạng da liễu như nổi mụn nhọt, ngứa ngáy, làm lành các vết viêm loét trên da.
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng nứt môi, viêm lưỡi.
- Giúp hạ sốt
- Cầm máu
- Hỗ trợ điều trị gout
- Hỗ trợ điều trị các bệnh do trẻ bị nhiễm giun như giun sán, giun kim, giun đũa…
- Điều trị bệnh xơ gan cổ chướng
- Trị các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, ho, hen suyễn, sổ mũi…
- Điều trị tình trạng yếu sinh lý, liệt dương, xuất tinh sớm ở nam giới
- Hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, giảm co thắt ruột.
- Kích thích làm tăng tuyến sữa và khai thông tia sữa cho phụ nữ sau sinh.
Gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây cỏ sữa
Với những công dụng tuyệt vời như vừa kể trên, cây cỏ sữa hiện đang được nhiều người săn tìm và sử dụng. Và để đạt được những hiệu quả điều trị tối ưu, bạn có thể áp dụng bài thuốc theo các cách sau đây:
1. Bài thuốc làm lành các vết thương ngoài da
Những người bị trầy xước tay chân nhẹ hay nặng do vấp ngã, mắc một số bệnh da liễu phổ biến như á sừng, tổ đỉa, viêm da dị ứng… có thể áp dụng bài thuốc này để cầm máu và làm giảm các triệu chứng ngoài da. Nhờ thành phần kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên giúp tăng cường khả năng sát khuẩn, vết thương nhanh se lại, hồi phục và không để lại sẹo.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng cỏ sữa tươi
- Chuẩn bị 1 nắm cỏ sữa tươi, rửa sạch và ngâm qua nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Cho vào cối giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vết thương. Đợi khoảng 20 – 30 phút sau thì rửa lại bằng nước ấm.
- Lưu ý vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn trước khi thực hiện.
Cách 2: Dùng cỏ sữa khô
- Cỏ sữa phơi khô, tán thành bột nhuyễn và cho vào hũ kín bảo quản, sử dụng dần.
- Khi cần lấy một ít bột hòa vào nước sôi để nguội sao cho hỗn hợp thu được đặc sánh.
- Rửa sạch vết thương và bôi hỗn hợp này lên da, đợi khoảng 20 phút thì rửa sạch lại với nước.
- Kiên trì thực hiện 1 lần/ ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
2. Bài thuốc chữa bệnh hen suyễn, ho, cảm
Cảm, ho, hen suyễn, mệt mỏi là những triệu chứng đặc trưng của các bệnh về đường hô hấp. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài không được xử lý kịp thời sẽ gây ra những tác động tiêu cực về sức khỏe. Lúc này, bạn có thể tham khảo bài thuốc sử dụng cây cỏ sữa để cải thiện triệu chứng bệnh vì loại dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lưu thông khí huyết rất tốt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10g cỏ sữa lá to, 3 lá của cây hoa hồng, 20g lá dâu.
- Rửa sạch các dược liệu, nên ngâm qua nước muối để đảm bảo loại bỏ sạch vi khuẩn trên bề mặt lá.
- Cho vào siêu thuốc sắc lấy nước thuốc. Lọc lấy nước thuốc chia làm 2 – 3 phần bằng nhau uống hết trong ngày.
- Mỗi ngày chỉ sử dụng tối đa 1 thang thuốc và không lạm dụng quá mức cho phép.
3. Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa
Đây là căn bệnh vô cùng khó chịu với các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, đầy hơi… kèm theo cảm giác mệt mỏi anh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Và một trong những loại dược liệu có khả năng cải thiện hiệu quả các triệu chứng rối loạn tiêu hóa đó là cây cỏ sữa.
Nhờ thành phần hoạt chất Cenlulose trong cây cỏ sữa có khả năng làm xổ nhẹ, giúp hỗ trợ tiêu diệt và ức chế sự phát triển các loại vi khuẩn, ký sinh trùng trong đường ruột.
Cách thực hiện:
Cách 1:
- Dùng 50g lượng cỏ sữa vừa đủ, rửa sạch và ngâm vào thau nước muối.
- Cho vào ấm thuốc sắc cùng 1 lít nước, khi nước cạn xuống còn một nửa thì chỉnh nhỏ lửa đun thêm 5 phút nữa cho nước thuốc cô đặc lại.
- Chắt lấy phần nước thuốc ra chén và uống hết trong ngày.
- Kiên trì thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày liên tục cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
Cách 2:
- Chuẩn bị 15g cây cỏ sữa, húng quế và hương nhu mỗi loại 5g.
- Rửa sạch tất cả dược liệu, đem ép lấy nước cốt, trộn đều với nhau và uống.
- Thực hiện liên tục trong vòng 3 – 5 ngày để đạt đựoc hiệu quả cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa rõ rệt.
4. Bài thuốc trị tình trạng tiêu chảy
Tiêu chảy kéo dài gây mất nước là tình trạng rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, ngay khi vừa khởi phát bệnh hãy sử dụng bài thuốc sử dụng cây cỏ sữa sau đây để kiểm soát triệu chứng.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị cây cỏ sữa, rau sam và cây cỏ mực mỗi loại một nắm.
- Rửa sạch và đem sắc lấy nước thuốc, nên đun đến khi thấy nước cô đặc lại còn khoảng 1/3 nồi thì tắt bếp.
- Chắt lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống hết trong ngày đối với trẻ em, còn người lớn chia làm 2 phần.
- Nên uống trước khi ăn để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.
5. Bài thuốc chữa bệnh lỵ thể nhẹ
Sự kết hợp giữa cây cỏ sữa và các dược liệu khác đem lại hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh lỵ rất hiệu quả. Tùy vào tình trạng bệnh của từng người mà thầy thuốc thường hướng dẫn theo 1 trong 3 cách sau:
- Cách 1: Dùng 100g cỏ sữa lá nhỏ, 20g lá mơ lông, 25g hạt cau và 100g rau sam. Rửa sạch qua vài lần nước rồi đem sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng tối đa 1 thang và chia làm 3 phần, uống hết trong ngày.
- Cách 2: Chuẩn bị 100g cỏ sữa lá nhỏ rửa sạch, cho vào siêu thuốc sắc cùng 400ml nước trên lửa nhỏ. Khi nước cạn xuống còn khoảng 100ml thì tắt bếp. Lọc lấy nước thuốc chia làm 2 phần uống trong ngày.
- Cách 3: Chuẩn bị 100g cỏ sữa lá nhỏ và 80g rau sam. Cho vào ấm đun sôi cùng 300ml nước, khi nước cạn xuống còn 150ml thì tắt bếp, lọc lấy nước uống hết trong ngày. Kiên trì thực hiện các bài thuốc trên liên tục trong vòng 5 – 7 ngày để đạt được hiệu quả rõ rệt.
6. Bài thuốc lợi sữa, trị tắc tia sữa
Trong cỏ sữa có chứa một số thành phần giúp lợi sữa hiệu quả, đặc biệt là trong cây cỏ sữa lá nhỏ. Vì là dược liệu tự nhiên nên cũng khá lành tính và an toàn cho sức khỏe của chị em phụ nữ sau sinh.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 100g cỏ sữa lá nhỏ, 40g hạt quả gạo và đem sắc lấy nước.
- Dùng phần nước này để nấu cháo cho mẹ sau sinh ăn mỗi ngày 1 lần.
- Kiên trì thực hiện trong vòng 5 – 7 ngày sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng của tuyến sữa, sữa về nhiều và chất lượng hơn.
7. Bài thuốc chữa mụn nhọt
Với đặc tính sát khuẩn, chống viêm tự nhiên, cỏ sữa còn được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa trị và xóa bỏ mụn nhọt trên da một cách hiệu quả và không gây tác dụng phụ.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 100g cây cỏ sữa tươi, rửa sạch, ngâm vào thau nước muối pha loãng 15 phút.
- Đun sôi nồi nước và cho cây cỏ sữa vào nấu khoảng 5 – 7 phút. Khi nước ngả màu thì tắt bếp.
- Đổ nước ra thau, hòa thêm một ít nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ rồi dùng để tắm gội hằng ngày.
- Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tuần sẽ đạt được kết quả cải thiện triệu chứng rõ rệt.
8. Bài thuốc hỗ trợ chữa trị các bệnh qua đường tình dục
Sử dụng cỏ sữa đúng cách không chỉ hỗ trợ cải thiện tình trạng một số bệnh sinh lý nam như liệt dương, xuất tinh sớm, yếu sinh lý mà còn hỗ trợ điều trị rất tốt các bệnh như giang mai, lậu, hoa liễu…
Cách thực hiện
- Dùng một nắm nhỏ cỏ sữa rửa sạch và sắc lấy nước uống hằng ngày.
- Thực hiện đều đặn hằng ngày để đạt kết quả tốt nhất.
9. Bài thuốc trị bệnh giun sán
Cây cỏ sữa được xem như “khắc tính” của các loại giun sán gây bệnh, nhất là đối với trẻ em.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một nắm nhỏ cỏ sữa, rửa qua vài lần nước, ngâm vào nước muối và vớt ra rổ để ráo nước.
- Giã nát cỏ sữa và cho vào một tấm vải xô sạch, vắt lấy nước cốt.
- Cho trẻ uống phần nước cốt này trước mỗi bữa ăn. Thực hiện đều đặn cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm thì ngưng sử dụng.
10. Bài thuốc trị nứt môi, viêm lưỡi
Đây cũng là một trong những công dụng tuyệt vời của loại dược liệu này nhưng ít được biết đến.
Cách thực hiện
- Sử dụng cây cỏ sữa lá to hay lá nhỏ đều được, ngắt ngang cành để dịch mủ tiết ra.
- Bôi phần mủ nhựa này lên vùng da môi bị khô ráp, nứt nẻ hoặc sưng viêm.
- Thực hiện ngày 2 – 3 lần để đạt được hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh rõ rệt.
11. Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường
Cây cỏ sữa được đánh giá có khả năng ổn định đường huyết rất tốt bên cạnh các dược liệu khác như khổ qua rừng hay dây thìa canh.
Cách thực hiện
- Dùng cỏ sữa tươi hoặc khô đem hãm với nước sôi lấy nước uống hằng ngày.
- Có thể uống thay thế trà để đạt hiệu quả tối ưu.
12. Bài thuốc hỗ trợ trị mụn, giúp da trắng sáng
Đây cũng là một trong những công dụng tuyệt vời của dược liệu cây cỏ sữa được nhiều người biết đến nhờ vào thành phần kháng viêm, chống khuẩn mạnh, ngăn chặn sự hình thành của các ổ vi khuẩn gây mụn trên da. Đồng thời, nhờ tính mát của cỏ sữa giúp cấp ẩm, dưỡng da, đem lại làn da trắng sáng, đều màu.
Cách thực hiện
- Dùng một nắm lá cỏ sữa tươi, rửa sạch, ngâm 15 phút trong nước muối rồi vớt ra để ráo nước.
- Giã nhuyễn lá và đắp trực tiếp lên da mặt hoặc bất kỳ vùng da nào có mụn xuất hiện.
- Lưu ý nên vệ sinh da trước bằng dung dịch sát khuẩn để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Đối với những vùng da nổi mụn như lưng, mông… nên nấu nước tắm từ cỏ sữa để đạt hiệu quả như mong muốn.
13. Bài thuốc kích mọc tóc
Rụng tóc là tình trạng không ai mong muốn vì gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và ngoại hình bề ngoài của nhiều người. Có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng này. Trong đó có một đơn giản và không kém phần hiệu quả đó là sử dụng cây cỏ sữa.
Cách thực hiện
- Lấy mủ nhựa tiết ra từ phần thân của cây cỏ sữa lá to hoặc lá nhỏ đều được.
- Vệ sinh da đầu trước và để cho khô ráo hoàn toàn, tiến hành bôi chất nhựa này lên da đầu.
- Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần để kích thích tóc mọc lại nhanh hơn và cứng cáp, dày khỏe.
14. Bài thuốc chữa đại tiên ra máu tươi
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 100g cỏ sữa và 60g cây nhọ nồi, rửa sạch và ngâm 15 phút trong thau nước muối pha loãng.
- Cho vào nồi và sắc cùng 400ml nước trên lửa nhỏ. Đợi khi nước cạn xuống còn khoảng 100ml thì tắt bếp.
- Lọc lấy nước thuốc ra chén, chia làm 2 phần và uống hết trong ngày.
- Thực hiện liên tục trong vòng 3 – 5 ngày sẽ đạt được kết quả cải thiện triệu chứng bệnh rõ rệt.
15. Bài thuốc chữa trị chứng nước ăn chân
Cách thực hiện
- Dùng một nắm cây cỏ sữa vừa đủ, rửa sạch qua nhiều lần nước.
- Đun sôi nồi nước 2 lít, cho dược liệu vào nấu sôi lên khoảng 5 phút thì tắt bếp.
- Đổ nước ra thau, đợi cho nước nguội lại, hơi ấm ấm thì dùng để ngâm chân, cọ rửa.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần và liên tục trong vòng 3 ngày giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh.
16. Bài thuốc hỗ trợ điều trị xơ gan cổ chướng
Cách thực hiện
- Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau: 10g cỏ sữa lá lớn, 10g vỏ cây gạo và 15g cây cỏ xước.
- Rửa sạch tất cả dược liệu trên, cho vào nồi nước 1.5 lít đun sôi lên trên lửa vừa.
- Khi nước cạn xuống còn khoảng 600ml thì tắt bếp.
- Lọc lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng dược cây cỏ sữa
Có thể thấy, dù chỉ là một loại cỏ dại nhưng cây cỏ sữa vẫn được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào sử dụng cũng đạt được kết quả cao, thậm chí có những người dùng bị phản ứng ngược, gây tác dụng phụ.
Vì vậy, để chắc chắn rằng bản thân có thể sử dụng và sử dụng đúng cách, hãy chú ý một vài vấn đề sau đây:
- Chống chỉ định sử dụng với những người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong dược liệu. Đặc biệt là phụ nữ mang thai, người có huyết áp thấp.
- Hãy đảm bảo chỉ sử dụng cây cỏ sữa sau khi đã rửa sạch và ngâm qua nước muối để làm sạch bụi bẩn, loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt lá.
- Những bài thuốc uống từ cây cỏ sữa nên sử dụng trước bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng với liều lượng phù hợp, tuyệt đối không lạm dụng quá mức để tránh gây ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy hoặc kích ứng dạ dày, thậm chí gây rối loạn nhịp tim.
- Lưu ý thành phần axit galic trong dược liệu cỏ sữa lá lớn là một loại glucozit khá độc có thể gây kích ứng nhẹ lên lớp niêm mạc dạ dày. Vì vậy, người có tiền sử mắc bệnh viêm loét dạ dày nên hết sức thận trọng khi sử dụng.
Hy vọng những thông tin tổng quan về dược liệu cây cỏ sữa trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có thêm nhiều cách chữa bệnh mới và phù hợp với tình trạng bệnh. Lưu ý trước khi chọn sử dụng cỏ sữa để chữa bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo mức độ hiệu quả cũng như sự an toàn cho sức khỏe.
Nguồn: Cây cỏ sữa (vú sữa đất): Công dụng, cách dùng trị bệnh