8 bài thuốc từ cây dâu tằm bồi bổ cơ thể và chữa một số bệnh thường gặp |
Võ rễ cây dâu dùng điều trị các trường hợp ho do viêm họng. |
1. Vỏ rễ cây dâu hỗ trợ điều trị viêm họng
Rễ dâu sau khi được thu hoạch đem rửa sạch, cạo lớp vỏ vàng bên ngoài, tước lấy vỏ trắng đem rửa sạch rồi phơi khô, có thể tẩm với mật.
Vỏ rễ cây dâu được gọi là tang bạch bì, vị ngọt, tính lạnh; dùng để điều trị các trường hợp ho nhiều đờm do viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi.
Sử dụng từ 6-12g/ngày, sắc 3 bát lấy 1 bát, chia 2-3 lần trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Ngoài ra, cũng có thể phối hợp với các vị thuốc khác trong điều trị viêm họng.
2. Lá dâu
Lá dâu được thu hái vào đầu mùa hè, hái lá bánh tẻ rồi phơi khô trong bóng râm để sử dụng hoặc có thể dùng trực tiếp lá tươi.
Lá dâu còn có tên là tang diệp, vị đắng, ngọt, tính mát; điều trị các trường hợp cảm, sốt, dị ứng, ho, viêm họng, tăng huyết áp.
Sử dụng lá khô 8-16g/ngày. Dùng lá tươi có thể tới 20-40g/ngày. Nếu viêm họng do lạnh, có thể lấy lá dâu đun cùng húng chanh lấy nước uống.
Quả dâu tằm cho nhiều vị thuốc quý |
3. Quả dâu
Thu hoạch quả dâu chín đỏ sậm vào cuối hè, không dùng quả non hoặc quá già.
Quả dâu được gọi là tang thầm, vị chua ngọt, tính mát; là vị thuốc có tác dụng bổ dưỡng huyết rất tốt, giải khát, làm thông lợi đại tiểu tiện.
Mùa hè có thể làm siro dâu để giải khát, tư nhuận hầu họng, làm mát cơ thể, dưỡng huyết, tươi nhuận nhan sắc, góp phần làm giảm nguy cơ viêm họng mùa hè.
Cách chế biến: Bỏ những quả dâu dập, úng, sâu, sau đó rửa nhẹ nhàng rồi đợi ráo nước. Cho dâu vào trong lọ thủy tinh rồi rải đường lên, cứ một lớp dâu lại một lớp đường với tỉ lệ 1 : 1. Lưu ý: Lớp trên cùng rải đường phủ kín dâu đề phòng mốc. Đậy chặt nắp lọ rồi để ở nơi thoáng mát, sạch sẽ. Sau 1 tuần có thể lấy ra để dùng. Lọc bỏ bã qua rây, miếng lọc rồi bảo quản trong chai sạch. Khi sử dụng, pha siro dâu với nước cho hợp khẩu vị rồi sử dụng tùy theo sở thích.
Hoặc có thể đem quả dâu nấu thành cao. Đun lấy nước dâu tằm, vớt bỏ bã rồi tiếp tục đun để cô nước đun thành dạng cao lỏng, thêm mật ong.
Tóm lại, trong các thành phần được sử dụng của cây dâu tằm, lá dâu và quả dâu là hai thành phần dễ tìm kiếm, thu hái, có giá trị sử dụng cao trong việc làm giảm triệu chứng đau họng. Rễ cây dâu sẽ được cân nhắc dùng trong trường hợp viêm họng biến chứng dẫn tới viêm phế quản, viêm phổi…
Ngoài ra, cần chú ý tới sinh hoạt, ăn uống để phòng tránh mắc viêm họng mùa hè. Không ở phòng điều hòa quá lạnh và khô, không uống nước đá hay ăn các đồ ăn lạnh quá nhiều. Vận động ở nơi thoáng mát, tránh nắng nóng, làm mất nhiều mồ hôi…
Khi xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, ho ra đờm vàng đục, đau họng kéo dài không khỏi, cần đi khám chuyên khoa để có hướng điều trị hợp lý, nhằm phòng tránh các biến chứng.