Cây mộc tặc
Mộc tặc còn có tên tiết cốt thảo, mộc tặc thảo, cỏ tháp bút, bút đầu thái; tên khoa học là Equisetum hiemale L., thuộc họ Mộc tặc Equisetaceae. Loài này được mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Cây mộc tặc có nguồn gốc ở châu Á ôn đới, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Âu. Hiện nay nó xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới như Áo, Bỉ, Bosnia, Canada, Bulgari, Pháp, Đức, Nauy, Ba Lan, Rumani, Nga, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mông Cổ…
Mộc tặc là loài cây bụi, phát triển chậm, ở cạn, thường xanh, mọc trong những khu rừng ẩm, dọc theo sông suối và những cồn cát hoặc vùng đất sét ẩm ướt thường có hàm lượng khoáng chất và Silic cao. Những lá nhỏ của mộc tặc được nối xung quanh thân cây tạo thành một màu xanh đen, cây có thân rễ chia đốt, mọc bò dưới đất.
Từ thân rễ mọc ra các cành khí sinh cũng phân đốt. Có 2 loại cành: cành sinh dưỡng thường phân nhánh và cành sinh sản thường không phân nhánh. Các lóng của cành đều rỗng, chỉ chỗ mắt mới đặc.
Mặt ngoài của thân và cành có nhiều rãnh dọc, mỗi rãnh ứng với một lỗ khuyết ở trong phần vỏ. Phần và này chứa nhiều chất diệp lục và làm nhiệm vụ quang hợp thay cho các lá kém phát triển. Cành sinh sản có màu nâu nhạt không làm nhiệm vụ quang hợp xuất hiện trước cành sinh dưỡng vào khoảng đầu mùa xuân.
Đầu cành sinh sản mang chùy hình trứng, gồm nhiều bào tử diệp xếp sít nhau phía đầu cành thành một bông trông giống đầu nhọn bút lông. Cành thường rụng lá ở vùng khí hậu lạnh và duy trì trong suốt mùa đông ở vùng khí hậu ấm áp hơn. Cũng giống như các loài khác trong họ mộc tặc, cây không có hoa và hạt.
Cây mộc tặc là một loài cỏ sống lâu năm/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Tác dụng của cây mộc tặc với sức khỏe
Theo Y học cổ truyền dược liệu mộc tặc có vị ngọt, hơi đắng tính bình, vào 3 kinh phế, can và đảm. Có tác dụng giải cơ, cầm máu, tan màng mắt. Dùng chữa mắt đau chảy nước mắt, trĩ, huyết lỵ, băng trung. Mộc tặc là một vị thuốc dùng trong nhân dân, có tác dụng lợi tiểu và cầm máu dùng trong bệnh chảy máu ruột và bệnh trĩ, còn dùng chữa đau mắt, ho hen, lỵ ra máu.
Theo y học hiện đại: Từ thí nghiệm trên động vật cho thấy uống nước sắc dược liệu cỏ tháp có tác dụng lợi tiểu rõ rệt và trên thí nghiệm trong một bài thuốc gồm dược liệu mộc tặc và 7 loại dược liệu khác để điều trị bệnh viêm loét kết mạc do virus herpes gây ra cộm mắt, đau nhức chói thì phần lớn bệnh được chữa khỏi khá cao. Bên cạnh đó, dược liệu mộc tặc có tác dụng hạ huyết áp, thu liễu, tiêu viêm.
Tuy nhiên, dược liệu này tuy được y học cổ truyền đánh giá cao về tác dụng chữa bệnh nhưng trong y học hiện đại thì vẫn chưa được nghiên cứ nhiều.
Cây mộc tặc được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc sử dụng cây mộc tặc
Để chữa bệnh bằng cây mộc tặc, có thể dùng độc vị mỗi loại thảo dược này hoặc nó sẽ được dùng kết hợp với các vị thảo dược khác. Tùy vào mục đích điều trị mà những bài thuốc cũng sẽ được áp dụng theo những cách khác nhau. Cụ thể như sau:
Lợi niệu thông lâm: Dùng cho các chứng bệnh thấp nhiệt tụ ở phần dưới cơ thể, tiểu rắt, nước tiểu đỏ, nóng buốt.
Bài 1: Thuốc nhiệt lâm: mộc thông 12g, xích phục linh 12g, trư linh 12g, vỏ rễ dâu 12g, hạt cau 12g, tía tô 8g, gừng tươi 12g, hành ta 12g. Sắc uống. Trị thấp nhiệt, phù chân, phù thũng một bên người, hen suyễn, tức thở, khó chịu, tiểu tiện không lợi.
Bài 2: sinh địa 20g, mộc thông 10g, hoàng cầm 12g, ngọn cành cam thảo 4g. Sắc hoặc nghiền thành bột để uống. Trị người nóng, tiểu nhỏ giọt, mụn lở loét trong miệng.
Bài 3: mộc thông 4g, ngưu tất 4g, sinh địa 4g, thiên môn 4g, hoàng bá 4g, cam thảo 4g. Sắc uống trong ngày. Chữa tiểu tiện ra huyết.
Cây mộc tặc có vị ngọt, hơi đắng tính bình/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Lưu thông huyết mạch: Dùng cho chứng huyết mạch bế tắc, ứ đọng, đau co rút khắp người, sữa không thông.
Bài 1: Thang mộc thông: mộc thông 12g sắc uống lúc còn nóng cho ra ít mồ hôi. Trị đau khớp khó cử động, đau co rút khắp người.
Bài 2: mộc thông 12g, ngưu tất 12g, diên hồ sách 12g, hồng hoa 8g, sinh địa 20g. Sắc uống. Trị phụ nữ kinh nguyệt bế tắc.
Bài 3: mộc thông 16g, bách bộ 16g, thảo quyết minh sao 16g, chỉ xác 10g, nga truật 10g, mạch môn 10g, ngưu tất 10g. Sắc uống. Chữa đau vùng tâm vị, ăn hay bị nghẹn, khó nuốt, ợ hơi hoặc nôn ọe, đau tức vùng gan, đại tiện không thông, hơi thở hôi, rêu lưỡi cáu vàng.
Bài 4: mộc thông 12g, móng giò lợn 1 đôi. Ninh hầm nhừ, ăn chân giò và uống nước canh. Trị phụ nữ sau đẻ bị tắc sữa.
Một số lưu ý khi sử dụng cây mộc tặc
Về thời gian sử dụng: Vị thuốc này có tác dụng lợi tiểu tiện mạnh nhưng nếu dùng lâu và nhiều quá thì lại gây hại cho sức khỏe, thậm chí làm tiểu ra máu.
Về đối tượng: Những người mắt đỏ do nóng nhiệt hoặc mắc các chứng do âm hư hỏa vượng gây ra thì không nên dùng. Bên cạnh đó, những người không có phong hàn thì cũng không được dùng mộc tặc.