Cỏ sữa lá nhỏ – dược liệu dân gian điều trị mụn nhọt lở ngứa, tiêu chảy

Theo Y học cổ truyền, cỏ sữa có vị cay, chua, tính mát, hơi có độc có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, thong huyết, thông sữa và tiêu viêm. Cỏ sữa dùng trong các bài thuốc Y học cổ truyền giúp thông, tăng tiết sữa, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa …

Cỏ sữa lá nhỏ

Cỏ sữa lá nhỏ còn có các tên gọi khác như: Cỏ sữa lá nhỏ, cẩm địa, vú sữa đất, cỏ sữa đỏ, thiên căn thảo, Nhả nậm mòn, nhả nực nọi (Thái), chạ cam (Tày). Cây cỏ sữa lá nhỏ tên khoa học là Euphorbia thymifolia Linn, thuộc họ Euphorbiaceae, có khoảng 7500 loài trong khoảng 300 chi.

Cây được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới, thường có mặt ở các bãi đất hoang, ven đường, ven tường ở điều kiện ẩm ướt, ruộng bỏ hoang. Đây là một loại thảo mộc thân mềm với thân cây thường mảnh và hình trụ. Cây thường có màu hồng khi còn tươi và dần dần trở thành màu xanh xám hoặc tím sẫm ở dạng khô. Thân cây có mủ trắng và thân dài 10-20 cm, đường kính 1-3 mm. Các cành mảnh mai, có màu hơi đỏ cho tới màu đỏ. Lá có cấu tạo đơn giản, hình thuôn dài với đỉnh tròn. Cuống lá dài, mỏng, mảnh và có màu hơi hồng.

Cỏ sữa lá nhỏ nói riêng hay các cây thuộc chi Euphorbia được sử dụng để điều trị ung thư, đau nửa đầu, mụn cóc, ký sinh trùng đường ruột, khối u,… Việc sử dụng cây cỏ sữa lá nhỏ chữa nhiều bệnh đang phổ biến khi ngày càng có nhiều đặc tính của thuốc này được tìm thấy trong các nghiên cứu tiên tiến.

Các thành phần hóa học trong cây cỏ sữa lá nhỏ khác nhau, bao gồm, caroten, vitamin C, diệp lục a và b, phenol, tannin, cacbohydrat, dẫn xuất axit cinnamic, glycosid, sterol, isomallotinic axit và các chất chống oxy hóa.

Ngoài ra, các nghiên cứu ngày nay đã cho thấy sự hiện diện của các khoáng chất dinh dưỡng khác nhau trong cây cỏ sữa lá nhỏ là natri (Na), kali (K), phốt pho (P), canxi (Ca), sắt (Fe), lưu huỳnh (S), đồng (Cu), kẽm (Zn) và mangan (Mn). Tất cả những khoáng chất này đều cần thiết cho hoạt động thích hợp của các cơ quan khác nhau trong cơ thể của con người.

Cỏ sữa lá nhỏ - dược liệu điều trị mụn nhọt lở ngứa, tiêu chảy
Cây cỏ sữa là một loại cây thảo mộc có thân mềm

Công dụng của cỏ sữa

Theo các chuyên gia Y học cổ truyền, cây cỏ sữa có vị hơi chua, tính hàn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, thong huyết, thông sữa và tiêu viêm. Một số công dụng chính của cây cỏ sữa như:

Chống vi sinh

Cây cỏ sữa lá nhỏ được coi là có hoạt tính chống vi khuẩn do có sự hiện diện của các alkaloid. Các vi khuẩn như Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Bacillus subtilis, Salmonella typhi, Staphylococcus aureus và Klebesiella pneumonia đã được thử nghiệm để cho thấy hoạt động chống vi khuẩn của loài thảo dược này cho thấy kết quả ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật tuyệt vời bằng cách. Chính vì thế, các chất chiết xuất của cây đã được sử dụng trong các loại thuốc như fluconazole và ciprofloxacin để kiểm soát vi khuẩn.

Chống co thắt cơ

Co thắt cơ là một tình trạng trong đó các cơ không tự chủ co lại, do đó dẫn đến sự phối hợp kém của các cơ. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do hoạt động quá sức khiến các nhóm cơ mất hết năng lượng.

Chiết xuất của cây cỏ sữa lá nhỏ đã được tìm thấy có hoạt tính chống co thắt thông qua tác dụng làm giảm co thắt và ngăn ngừa co thắt xảy ra thêm, từ đó đem lại tác dụng giảm đau nhức cơ sau vận động.

Cải thiện chức năng sinh sản

Rễ của cây cỏ sữa lá nhỏ được tìm thấy là có thể cải thiện tình trạng rối loạn chức năng sinh sản ở phụ nữ. Căng thẳng là lý do chính dẫn đến rối loạn chức năng sinh sản. Trong thời gian căng thẳng, nồng độ hormone tạo hoàng thể, hormone kích thích nang trứng, estradiol, progesterone và prolactin được tìm thấy thay đổi gây rối loạn chức năng sinh sản.

Tuy nhiên, việc sử dụng gốc cây cỏ sữa lá nhỏ trong tình trạng căng thẳng có thể cải thiện mức độ các hormone này do đó ngăn ngừa rối loạn chức năng sinh sản.

Tác dụng bảo vệ gan

Hoạt động bảo vệ gan cùng với hoạt tính chống oxy hóa của chiết xuất từ cỏ sữa lá nhỏ đã được xác định. Cacbon tetraclorua (CCl4) là một độc tố gan làm tổn thương tế bào gan. Khi chiết xuất E.thymifolia được đưa cho chuột trước khi điều trị bằng CCl4, được chứng minh là có hoạt động bảo vệ gan.

Kiểm soát hen phế quản

Cỏ sữa lá nhỏ cũng có tác dụng hữu ích trong điều trị hen phế quản. Việc uống thuốc sẽ giúp thư giãn các cơ trơn trong cơn hen phế quản. Điều này giúp bệnh nhân hen suyễn nhanh chóng thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.

Chống viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch, xảy ra chủ yếu do các bạch cầu, dấu hiệu tiền viêm và cytokine. Nhiều cây thuốc được phát hiện có đặc tính chữa bệnh và làm giảm ảnh hưởng của phản ứng miễn dịch.

Ổn định chức năng tiêu hóa

Cây cỏ sữa lá nhỏ có tác dụng giảm kiết lỵ và tiêu chảy ở những người mắc phải.

Tác dụng lợi tiểu

Lợi tiểu là phản ứng mà cơ thể tăng bài tiết một lượng lớn nước tiểu ra ngoài. Thuốc tăng cường quá trình này được gọi là thuốc lợi tiểu. Những loại thuốc này được sử dụng để điều trị tình trạng huyết áp cao vì giúp loại bỏ muối dư thừa và lượng nước đi kèm ra khỏi cơ thể, do đó làm giảm huyết áp.

Hoạt động lợi tiểu từ chiết xuất của cỏ sữa lá nhỏ đã được kiểm tra và tác dụng có phụ thuộc vào liều lượng.

Tác dụng tẩy ký sinh trùng

Giun sán là loại ký sinh trùng sống bên trong cơ thể vật chủ và sử dụng tất cả thức ăn và năng lượng của vật chủ để sinh trưởng và sinh sản. Giun đũa, sán lá và sán dây là những loại giun sán ảnh hưởng đến con người,thường gặp trong môi trường không hợp vệ sinh.

Chiết xuất của cỏ sữa lá nhỏ đã được phát hiện có hoạt tính chống giun sán. Và hoạt tính tẩy giun sán của cây là bằng cách làm tê liệt giun.

Cỏ sữa lá nhỏ - dược liệu điều trị mụn nhọt lở ngứa, tiêu chảy
Cỏ sữa lá nhỏ còn có tên là vú sữa đất, cẩm địa, thiên căn thảo

Cỏ sữa trong bài thuốc Y học cổ truyền

Chữa hội chứng lỵ thể nhẹ

Cách 1: Sử dụng 100 gram cây cỏ sữa tươi lá nhỏ, rửa sạch và thái nhỏ. Sắc chung với 400 ml nước sao cho cạn còn 100 ml. Chia thuốc làm 2 và uống trong ngày.

Cách 2: Dùng 100 gram cỏ sữa lá nhỏvà 80 gram rau sam, rửa sạch, sắc chung với 300 ml. Sau khi thuốc cạn còn 150 ml, chia thuốc và uống 3 lần trong ngày. Thời gian dùng từ 5 – 7 ngày.

Cách 3: Hái 100 gram cỏ sữa lá nhỏ, 25 gram hạt cau, 100 gram rau sam và 20 gram lá mơ lông. Sắc thuốc và chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa chứng đại tiện ra máu tươi do nhiệt: Sử dụng 100 gram cỏ sữa với 60 gram cỏ nhọ nồi, rửa sạch sắc chung với 400 ml nước. Sau khi thuốc cạn còn 100 ml, chia thuốc và uống 2 lần trong ngày. Dùng liên tục từ 2 – 3 ngày.

Thông sữa ở phụ nữ sau đẻ thiếu sữa: Cỏ sữa 100 gram sắc chung vớt hạy cây gạo 40 gram. Sau đó, lấy nước nấu cháo và ăn mỗi ngày 1 lần. Ăn liên tục từ 5 – 7 ngày để đạt được kết quả điều trị như mong muốn.

Trị mụn nhọt, thanh nhiệt: Trị nhọt vú, nhọt trong phế, mụn nhọt đinh độc, ngứa lở ngoài da, ngứa chân, tay: Cỏ sữa, bồ công anh, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, mỗi vị 10 -12g.

Trị mụn lở, ngứa ngoài da: Cỏ sữa tươi hoặc khô 200 – 300 g sắc nước đặc để tắm, rửa, ngày một lần, đặc biệt xoa xát kỹ vào chỗ bị ngứa, lở.

Thanh tràng chỉ lỵ. Trị lỵ trực khuẩn, lỵ amip, tiêu chảy: Cỏ sữa 100g tươi hoặc 10 – 12g (khô). Sắc uống.

Cách 1: cỏ sữa, hoàng liên, hoàng đằng, hoàng bá, mỗi thứ 10g. Sắc uống.

Cách 2: cỏ sữa, cỏ nhọ nồi, rau sam, lá nhót, búp ổi, mỗi thứ 10g. Sắc uống.

Hoặc làm thành bột uống trước bữa ăn 1 giờ, ngày 2 – 3 lần.

Cách 3: 6g cao mềm cỏ sữa (tương đương 50g cỏ sữa khô) và 11g cao khô hoàng đằng (tương đương 100g hoàng đằng khô) cùng tá dược bào chế dạng thuốc cốm, hoặc dạng viên nén để uống.

Chữa mẩn ngứa ngoài da: Hái một nắm cây cỏ sữa, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó, giã nát và đắp lên vùng da bị mẩn ngứa. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng lá cỏ sữa nấu nước và ngâm.

Lợi thấp, lợi tiểu. trị tiểu nóng, buốt, tiểu ra máu: Cỏ sữa, râu mèo, kim tiền thảo, thông thảo, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trước bữa ăn 1 giờ.

Thông sữa, trị tắc tia sữa, ít sữa sau đẻ: Thông thảo, ý dĩ, mỗi thứ 10g, sắc uống.

Trị viêm phế quản mạn tính: Cỏ sữa (khô) 12g, cát cánh 15g, trần bì 10g, cam thảo 6g. Sắc uống.

Cỏ sữa lá nhỏ - dược liệu điều trị mụn nhọt lở ngứa, tiêu chảy
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng cây cỏ sữa

Chữa mụn nhọt ngoài da

Cách 1: Giã nát cây cỏ sữa rồi đắp lên vùng bị mụn. Sau 2 giờ nên thay bằng lớp lá đắp mới. Mỗi ngày đắp 2 lần cho đến khi mụn xẹp dần thì ngưng.

Cách 2: Sử dụng cây cỏ sữa đem rửa sạch, phơi khô rồi nghiền thành bột mịn và bảo quản trong lọ dùng dần. Mỗi ngày lấy khoảng 2 thìa cà phê bột cỏ sữa hòa tan với nước thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, thoa lên vùng da bị mụn và rửa lại bằng nước sạch sau 20 phút. Thực hiện thường xuyên để cho kết quả tốt.

Điều trị ho hen: Sử dụng 10 gram cỏ sữa lá lớn, 20 gram lá dâu với 3 lá cây bồng bồng. Sắc thuốc và chia ra uống 2 – 3 lần trong ngày.

Chữa giun sán: Lá cỏ sữa có tác dụng điều trị giun sán và hiệu quả nhất là ở nhóm giun đũa, giun kim ở trẻ em. Cha mẹ chỉ cần hái một nắm lá cỏ sữa, giã nát và vắt lấy nước cốt cho con trẻ uống.

Chữa viêm lưỡi hoặc nứt môi: Sử dụng mủ cây cỏ sữa lá lớn hoặc lá nhỏ bôi lên vùng môi giúp mau lành vết nứt.

Nuôi dưỡng và kích thích mọc tóc: Dùng mủ cỏ sữa bôi lên da đầu, giúp tóc mau mọc và tăng trưởng tốt.

Cầm máu: Sử dụng một nắm cây cỏ sữa, giã nát và đắp lên vết thương giúp cầm máu và làm lành nhanh.

Lưu ý khi dùng cỏ sữa

Theo Y học cổ truyền, vì cỏ sữa có tính hơi độc nên phụ nữ có thai cần cẩn trọng trong việc sử dụng.

Cây cỏ sữa mọc nhiều nơi, dễ dàng tìm thấy. Tuy nhiên, bạn đọc không tự ý sử dụng khi không có hướng dẫn, chẩn đoán từ bác sĩ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *