Cỏ vắp thơm (bạc hà núi) dược liệu trị cảm thần kỳ

Theo Y học cổ truyền cỏ vắp thơm có tên gọi khác: bạc hà núi, hương nhu dại có vị cay thơm, tính ấm, có tác dụng trị cảm, làm long đờm, chỉ khái, tán ứ huyết, trừ phong thấp, thư giãn gân, giảm đau.

Cỏ vắp thơm

Cỏ vắp thơm hay còn gọi là cây bạc hà núi, cây dực dẻ bạc,… có tên khoa học là Caryopteris incana, thuộc họ cỏ roi ngựa

Ngay từ tên gọi, bạn đã có thể thấy được hai đặc điểm cơ bản của loại cây này, đó là: thuộc dạng thân cỏ và có mùi thơm nhờ chứa tinh dầu thơm.

Mặc dù là loài thân thảo nhưng lại là loại cỏ sống lâu năm. Cây mọc thành bụi như cây bạc hà, có lông và có phiến lá giống như lá bạc hà, mọc đối nhau. Cây dưới bụi hay cây thảo sống dai, cao 25-60cm, có lông. Lá mọc đối, phiến lá hình trái xoan thuôn tròn ở gốc, dài 3-5cm, mép khía răng, cả hai mặt đều có lông mềm, mặt dưới màu trắng nhạt. Hoa nhỏ, màu lam nhạt hay tía, họp thành chùy ở nách lá. Quả nang có lông cứng, nứt thành 4 mảnh, với 4 nhân, mỗi nhân 1 hạt.

Quả cỏ vắp thơm tương đối tròn và có 4 hạt bên trong mỗi hạt nằm trong một mảnh quả. Loài cỏ này toàn cây đều được dùng làm thuốc. Cỏ vắp thơm có khả năng tái sinh lại sau khi bị cắt.

Cỏ vắp thơm là loại cây ưa sáng, ưa ẩm và có thể hơi chui bóng, thường mọc ở ven rừng núi đá vôi hay trên các nương rẫy và ruộng cao đã bỏ hoang. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm (xuân hè), đến cuối mùa hè thì ra hoa, khi quả già tự mở để hạt thoát ra ngoài. Cây con mọc từ hạt được thấy vào giữa mùa xuân.

Cỏ vắp thơm phân bố rải rác từ Nhật Bản, Trung Quốc đến Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam, cây phân bố nhiều ở các tỉnh vùng núi sát với biên giới Trung Quốc, như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng… và ít hơn Hải Dương, Bắc Giang…

Cỏ vắp thơm (bạc hà núi) dược liệu trị cảm thần kỳ
Cỏ vắp thơm điều trị đau bụng kinh và viêm phế quản mãn tính/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Tác dụng của cỏ vắp thơm

Cỏ vắp thơm nhiều công dụng như:

Tác dụng kháng khuẩn: Dịch chiết có tác dụng ức chế rõ rệt in vitro trên Staphylococcus aureus, Corynebacterium diphtheriae. Đã phân lập được một hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn trong cỏ vắp thơm, tạm gọi là lan hương thảo tố (ở Trung Quốc, được gọi là lan hương thảo).

Tác dụng chống ho: Nước sắc cỏ vắp thơm dùng liều 20 g/kg, cho chuột nhắt trắng uống, làm giảm số cơn ho do phun xông dung dịch amoniac.

Tác dụng cầm máu: Cho lợn hoặc chó uống bột hoặc cao cỏ vắp thơm, thời gian chảy máu do vết cắt rút ngắn lại so với động vật không dùng thuốc. Dạng thuốc bôi có tác dụng điều trị các vết thương do cắt đứt ở lợn, chó, gà.

Độc tính: Tiêm dưới da muối natri của lan hương thảo tố cho 30 con chuột nhắt trắng, với liều 4,5 – 5 g/kg, sau 3 ngày chỉ có 1 con chết. Các con còn lại phục hồi lại bình thường.

Cỏ vắp thơm (bạc hà núi) dược liệu trị cảm thần kỳ
Cỏ vắp thơm có rất nhiều công dụng khác/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Bài thuốc dân gian sử dụng cỏ vắp thơm để điều trị bệnh

Điều trị viêm dạ dày (viêm ruột)

Chuẩn bị: 30 g cỏ khô (toàn cây) và 15 g địa du.

Thực hiện: nấu uống mỗi ngày một lần và uống liên tiếp 10 ngày như thế.

Điều trị đau mỏi lưng cơ do phong thấp, tay chân tê bại

Chuẩn bị: 40 g toàn cây cỏ vắp thơm.

Thực hiện: cho vào ấm, thêm nước vào, đậy và bịt kín ấm rồi sắc vài dạo, sau đó đổ ra chén và hòa với một chén rượu rồi uống.

Chữa ho gà

Dùng nước sắc cỏ vắp thơm cho 330 trẻ em bị ho gà uống, liều tính ra dược liệu khô, từ 1 – 3 tuổi 30g, 3-5 tuổi 45g, trên 5 tuổi 60 – 100 g/ngày. Kết quả đều có tác dụng, có trường hợp sau 3 ngày đã đỡ nhiều hoặc khỏi hẳn. Không thấy có tác dụng phụ.

Chữa viêm thận, bể thận

Dùng dạng muối natri của lan hương thảo tố, tiêm bắp thịt 4 ml/Iần, ngày 4 lần. Đã thử 8 trường hợp, 4 khỏi, 3 đỡ, 1 không kết quả. Thời gian điều trị 6 – 25 ngày. Không có phản ứng phụ.

https://suckhoeviet.org.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *