Cây hương phụ |
Cách chế biến hương phụ tứ chế
Theo y học cổ truyền, trước khi sử dụng, củ gấu cần được chế biến. Có thể chế biến theo lối tứ chế (tẩm sao lần lượt bằng 4 phụ liệu khác nhau- hương phụ tứ chế) hoặc thất chế (tẩm sao bằng 7 phụ liệu khác nhau). Hương phụ tứ chế được sử dụng phổ biến hơn cả.
- Cách chế biến như sau:
Loại bỏ hết rễ con và tạp chất,rửa sạch, phơi ráo nước và chia làm 4 phần bằng nhau.
+ 1 phần tẩm bằng nước muối 5%
+ 1 phần tẩm bằng nước gừng 5%
+ 1 phần tẩm bằng giấm
+ 1 phần tẩm bằng rượu 35-40 độ
Tẩm vừa đủ ướt, ủ riêng mỗi phần trong vòng 12 giời, sau đó sao vàng. Khi dùng để riêng từng phần hoặc trộn lẫn 4 phần với nhau tùy vào cách chữa bệnh. Chỉ nên chế biến hương phụ dùng trong vòng 15-20 ngày.
Theo lý luận đông y, ngâm giấm vị chua là để thuốc vào gan, muối vị mặn để dẫn thuốc vào thận, rượu bốc lên dẫn thuốc đi lên trên.
2. Các loại khác nhau của hương phụ chế
Ngoài cách chế chế hương phụ tứ chế, dân gian còn có nhiều cách khác để bào chế hương phụ.
Hương phụ thất chế:
Thất chế làm tương tự như tứ chế nhưng thêm 3 lần tẩm nữa như tẩm với nước cam thảo, tẩm với nước vo gạo, tẩm với đồng tiện. Thất nghĩa là tẩm với 7 thứ.
Hương phụ mễ
Củ phơi thật khô, giã với trấu (hai phần củ kèm một phần trấu) bằng chày nhọn đầu cho trụi sạch lông vỏ. Chú ý giã cho khéo để khỏi vỡ nát.
Hương phụ thán:
Lấy hương phụ rửa lại cho sạch, phơi khô, sao cho cháy đen tồn tính, bắt chảo ra lấy vung úp lại cho nguội, có thể tán bột
Một chế loại hương thụ chế khác
+ Hương phụ trích Dấm, mật ong theo tỷ lệ 10:2:2
Hương phụ tẩm Dấm, ủ cho ngấm hết. sao khô hoặc hơi sém cạnh. Thêm Mật ong vào, trộn đều sao tới khô.
+Hương phụ trích Sinh khương, Muối ăn, Dấm, rượu tỷ lệ 1000:100:3:100:100: Trộn hỗn dịch phụ liệu vào Hương phụ để ủ một đêm. Sao to lửa tới khô hoặc phơi khô hoặc chưng 2 giờ liền. để nguội. Phơi khô.
+ Hương phụ nấu Dấm, rượu, muối tỷ lệ 10:4:4:0,2: Nấu chung trong 10 giờ. ủ 12 giờ. Phơi khô và cho vào bao tải, đập sảy lông, sàng sẩy sạch.
Vị thuốc hương phụ (củ gấu) chữa được nhiều bệnh |
Công dụng, cách dùng của hương phụ
Công dụng
Theo đông y, Hương phụ có tác dụng hành khí, giảm đau, khai uất, điều kinh, kiện tỳ tiêu thực, thanh can hỏa. Dùng để chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mãn tính, các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh nở, chữa đau dạ dày do thần kinh, giảm sự tiêu hóa, ăn không tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng, đi lỵ. Ngoài ra còn được dùng trong bệnh mắt sung huyết đau đỏ.
Cách dùng
Dùng từ 8-12g. Những người âm hư, huyết nhiệt không nên dùng. Khi dùng có thể tiến hành tứ chế, thất chế.
Ứng dụng lâm sàng
Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, huyết áp cao:
Hương phụ, ích mẫu, ngải cứu, bạch đồng nữ mỗi vị 3g. Sắc với nước, chia làm 3 lần uống trong ngày. Muốn cho kinh nguyệt đều, uống đón kinh 10 ngày trước ngày dự đoán có kinh (Thuốc hương ngải).
Chữa kinh nguyệt không đều, kinh đến muộn, bụng dưới tức đau, lúc hành kinh có cục máu tím:
Đương quy 10g, thược dược 10g,Hương phụ 5g, xuyên khung 5g, ô dược 7g, ngải diệp 3g. Sắc lấy nước uống.
Chữa băng huyết, rong huyết:
Củ gấu sao đen tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần.
Chữa tiêu hóa kém:
Củ gấu sao (hương phụ sao ) 12g, vỏ quýt sao 12g, vỏ vối sao 12g, vỏ rụt sao 16g, chỉ xác 12g. Sắc nước uống, nếu có kèm tiêu chảy thêm củ riềng 8g, búp ổi 12g.
Chữa dạ dày lạnh đau, nôn, ợ ra nước trong:
Hương phụ 5g, can khương 3g, mộc hương 3g, khương bán hạ 10g, sắc nước uống.
Chữa hội chứng dạ dày:
Hương phụ 6g, sài hồ 12g, thanh bì 8g, rau má 12g, chỉ xác 6g, trần bì 6g. Sắc nước, ngày 3 lần uống trước bữa ăn vào sáng, trưa, chiều.