Công dụng chữa bệnh của cây gáo

SKV – Cây gáo là một loại cây gỗ thường xanh thuộc họ cà phê. Theo kinh nghiệm dân gian, loại cây này được sử dụng để làm vị thuốc do có chứa các thành phần với dược tính tốt.

Đôi nét về cây gáo

Công dụng chữa bệnh của cây gáo
Cây gáo là 1 vị thuốc chữa bệnh hiệu quả

Cây to với chiều cao trung bình từ 15 – 20m. Cành mọc ngang, cành non màu nâu sậm, cành già màu xám, nhẵn, gỗ màu vàng. Lá mọc đôi, hình trái xoan, gốc tròn hoặc hình tim, đầu tù, 2 mặt nhẵn, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới màu nâu nhạt, cuống lá có khía rãnh, lá kèm tù ở đầu.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành đầu tròn; hoa màu vàng hay trắng vàng, mùi thơm. Quả dính lại với nhau thành khối hình cầu, mỗi quả có 2 ô, mỗi ô có 5 – 8 hạt.

Mùa hoa: tháng 3 – 5, mùa quả: tháng 6 – 8.

Công dụng của cây Gáo

Vỏ thân cây Gáo có tác dụng hạ nhiệt, bổ dưỡng.

Vỏ cây Gáo được nhân dân dùng làm thuốc chữa sốt dưới dạng thuốc sắc với liều 10 – 16 g. Có thể dùng gỗ Gáo thái mỏng và sắc như vỏ cây.

Ở Tiên Yên (Quảng Ninh), người ta dùng vỏ Gáo chữa sốt rét, xơ gan cổ trướng trong bài thuốc sau: Vỏ Gáo phối hợp với cỏ sữa lá to, cỏ xước, mỗi vị 10g. Sắc uống trong ngày.

Ngoài ra, cây Gáo còn được nhân dân các nước dùng làm thuốc, cụ thể:

– Ở Campuchia, nhân dân vùng Xiêm Riệp dùng vỏ Gáo làm thuốc giảm đau.

– Ở Philippine, bột vỏ Gáo dùng chữa vết loét. Nước sắc chữa vết thương, tiêu chảy, đau răng.

– Ở New Guinea, nước ngâm vỏ Gáo chữa đau dạ dày.

– Ở Ấn Độ, vỏ của cây lại dùng trị rắn cắn. Ngoài cây gáo thì cây ba chẽ cũng là một phương thuốc hữu hiệu điều trị khi bị rắn cắn.

Bài thuốc có chứa cây Gáo

Công dụng chữa bệnh của cây gáo
Bài thuốc có chứa cây gáo

1. Bài thuốc chữa xơ gan cổ trướng

Vỏ Gáo, Cỏ sữa lá lớn, Cỏ xước toàn cây. Ba vị bằng nhau, mỗi vị 10g. Sắc uống trong ngày. Dùng liền trong 10 – 15 ngày.

2. Bài thuốc trị cảm sốt

Dùng 10 – 16g vỏ cây Gáo. Rửa sạch rồi cho vào ấm, sắc uống.

Gáo là loài cây gia vị đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng gáo có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm mà người bệnh hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến.

Lan Phương TH

https://suckhoeviet.org.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *