Cây huyền sâm
Cây huyền sâm là loài cây thuốc quý, thân thảo sống lâu năm cao chừng 1,5 – 2m. Thân cây vuông có màu xanh và rãnh dọc trên thân. Lá cây có màu tím xanh, mọc đối hình chữ thập, hình trứng đầu lá hơi nhọn. Cuống lá ngắn, phiến lá dài 3 – 8cm, rộng 1,8 – 6cm, xung quanh mép lá có răng cưa nhỏ và đều.
Cây huyền sâm ra hoa vào mùa hè, hoa mọc thành chùm ở đầu ngọn cây. Hoa huyền sâm có ống tràng hình chén, cánh hoa hình môi chia làm 5 thùy hơi ngã màu tím. Quả bế đôi hình trứng, có nhiều hạt nhỏ màu đen.
Rễ cây dài khoảng 10 -20 cm, ở giữa phần rễ sẽ phình lớn thành củ với hai đầu hơi thon. Mỗi cây huyền sâm sẽ có từ 4 – 5 củ mọc thành từng chùm có màu trắng hoặc vàng nhạt.
Có thể thu hoạch phần rễ củ của cây thuốc huyền sâm để bào chế thành thuốc. Thông thường, cây huyền sâm sẽ được thu hoạch vào tháng 10 – 11 hằng năm. Khi thu hoạch, người ta sẽ đào nhẹ nhàng bên dưới để lấy phần rễ củ nguyên vẹn, rồi mang rửa sạch, bỏ đi phần rễ con và phân loại theo kích thước.
Cách sơ chế huyền sâm cũng khá nhiều, thông thường bạn có thể mang phơi hoặc sấy đến khi rễ khô, rồi đem ủ từ 2 – 3 ngày đến khi phần ruột chuyển thành màu đen hoặc nâu đen, sau đó tiếp tục phơi đến khi khô khoảng 9 phần thì cho vào trong xảo, đảo qua lại để cho đất cát và rễ củ rơi ra hết, rồi phân loại sử dụng.
Huyền sâm được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian cổ truyền để điều trị các loại bệnh thường gặp khác nhau. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Công dụng của huyền sâm
Với nhiều thành phần dược liệu quan trọng như vậy, huyền sâm có tác dụng gì? Hãy cùng đến với câu trả lời ngay sau đây:
Theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, huyền sâm thường có vị đắng, ngọt, tính mát, quy vào kinh Phế, Thận. Vị thuốc có tác dụng tư âm giáng hỏa, sinh tân, lương huyết giải độc, hoạt trường và nhuận táo. Tức là bổ phần âm của cơ thể, làm mát bên trong, trị các chứng nóng trong người, nổi mụn nhọt, táo bón…
Vị thuốc này chủ trị sốt cao, sốt nóng về chiều, viêm họng, miệng lưỡi lở, phát ban, mụn nhọt, mẩn ngứa và táo bón. Nó còn có tác dụng tán kết, nhuyễn kiên ứng dụng trong làm mềm các khối u rắn và tích hòn khối trong cơ thể.
Theo Y học hiện đại
Có đến hơn 162 hợp chất khác nhau đã được xác định và phân lập từ huyền sâm. Trong đó có một số hợp chất quan trọng với sức khỏe con người bao gồm iridoids và iridoid glycoside, phenylpropanoid glycoside, axit hữu cơ, dầu dễ bay hơi, terpenoid, saccharide, flavonoid, sterol và saponin. Những hợp chất này có nhiều đặc tính dược lý khác nhau liên quan đến hệ tim mạch, gan và hệ thần kinh, có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và có khả năng kháng lại các tế bào ung thư.
Cao lỏng huyền sâm đã được các nhà khoa học thí nghiệm trên tim ếch với nồng độ thích hợp làm tăng sức co bóp cơ tim và giảm nhịp tim. Còn khi tiêm tĩnh mạch ở thỏ, nó làm giảm huyết áp nhẹ và tăng hô hấp. Nó còn thể hiện tác dụng an thần và kháng nhiều loại vi khuẩn gây bệnh ở da.
Dược liệu huyền sâm được dùng để chữa chứng lao hạch, mụn nhọt, lở ngứa, viêm họng, viêm amidan. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc từ huyền sâm
Bài thuốc trị các loại độc do rò
Chuẩn bị: Huyền sâm và rượu.
Thực hiện: Đem ngâm rượu và dùng uống hằng ngày.
Bài thuốc chữa gân máu đỏ lan đến đồng tử mắt
Chuẩn bị: Huyền sâm, gan heo 1 cái.
Thực hiện: Đem dược liệu tán bột, sau đó dùng nước cơm nấu chín gan heo, cắt nhỏ và chấm thuốc bột ăn hàng ngày.
Bài thuốc trị cổ họng sưng nghẹn
Chuẩn bị: Thử niêm tử và huyền sâm (nửa sống nửa sao) mỗi vị 40g.
Thực hiện: Đem các vị tán bột uống.
Bài thuốc trị nhiệt tích ở tam tiêu
Chuẩn bị: Đại hoàng, hoàng liên và huyền sâm mỗi vị 40g.
Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, chế thêm mật làm thành viên to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần dùng khoảng 30 – 40 viên uống cùng với nước. Nếu dùng ở trẻ, nên làm viên to bằng hạt gạo lớn dùng với liều lượng như trên.
Bài thuốc trị thương hàn mà đã dùng phép thổ và phép hãn nhưng độc khí không giảm
Chuẩn bị: Thăng ma, chích cam thảo và huyền sâm mỗi vị 20g.
Thực hiện: Đem chặt nhỏ thuốc ra và trộn đều. Mỗi lần dùng 20g thuốc đem sắc với 1 chén nước còn lại khoảng 7 phân. Chắt lấy nước, bỏ bã và dùng uống hằng ngày.
Bài thuốc phòng chứng đậu
Chuẩn bị: Thỏ ty tử 400g, huyền sâm 200g.
Thực hiện: Sử dụng chày gỗ giã nhỏ huyền sâm, sau đó đem phơi khô và tán bột. Dùng thỏ ty tử phơi khô, tán bột, trộn đều bột thuốc với đường làm thành viên hoàng. Mỗi lần dùng 6 – 8g uống với nước đường.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lao
Chuẩn bị: Mật ong 480g, cam tùng 180g và huyền sâm 480g.
Thực hiện: Đem dược liệu tán bột, hòa với mật và bỏ vào hũ kín, chôn xuống đất trong vòng 10 ngày rồi đem lên. Tiếp tục dùng tro luyện với mật, cho hết vào bình và ủ kín trong vòng 5 ngày. Sau khi lấy ra, đem đốt cháy và cho bệnh nhân ngửi.
Bài thuốc giúp làm sáng mắt
Chuẩn bị: Bạch tật lê, địa hoàng, sài hồ, huyền sâm, cam cúc hoa và câu kỷ tử.
Thực hiện: Đem các vị sắc uống.
Bài thuốc trị thương hàn dương độc, sốt ra mồ hôi, buồn bực khó ngủ, độc uất kết không tan ra, tâm thần điên đảo, ngột dưới tim
Chuẩn bị: Mạch môn đông, tri mẫu và huyền sâm bằng lượng nhau.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị bạch hầu
Chuẩn bị: Sinh địa 16g, cam thảo 4g, đơn bì 12g, bạc hà 2g, huyền sâm 20g, mạch môn 12g, bối mẫu 8g, bạch thược 16g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị chứng suy nhược cơ thể do lao phổi, ho sốt và ăn uống kém
Chuẩn bị: Ngưu bàng tử và bạch truật mỗi vị 12g, sơn dược 40g, kê nội kim 8g, huyền sâm 20g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị cổ họng sưng và phát ban
Chuẩn bị: Thăng ma 12g, huyền sâm 16g và cam thảo 8g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị da tay bong tróc
Chuẩn bị: Sinh địa và huyền sâm mỗi vị 30g.
Thực hiện: Đem ngâm uống như dùng trà.
Bài thuốc trị loa lịch lâu năm
Chuẩn bị: Huyền sâm sống.
Thực hiện: Đem rửa sạch, giã nát và đắp. Cứ 2 ngày thay 1 lần.
Bài thuốc trị phát ban, cổ họng sưng đau
Chuẩn bị: Cam thảo, huyền sâm và thăng ma mỗi vị 20g.
Thực hiện: Đem sắc với 3 chén nước còn lại 1 chén rưỡi, dùng khi thuốc còn nóng.
Bài thuốc trị mũi lở loét
Chuẩn bị: Bột huyền sâm.
Thực hiện: Thoa trực tiếp vào mũi hoặc tẩm với nước cho mềm rồi nhét vào mũi.
Bài thuốc trị tiểu đường sán khí
Chuẩn bị: Huyền sâm.
Thực hiện: Tước nhỏ, sao vàng và tán bột làm viên. Khi bụng đói, dùng 6g uống với rượu ra mồ hôi là khỏi.
Bài thuốc trị táo bón, sốt cao mất nước
Chuẩn bị: Sinh địa, mạch môn và huyền sâm mỗi vị 12g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị họng đau, sưng sau khi đậu mọc
Chuẩn bị: Thăng ma, sinh địa, đơn bì, huyền sâm, chi tử, bồ hoàng và cam thảo mỗi vị 2g, bạch thược 4g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị chứng động mạch bị viêm tắc
Chuẩn bị: Kim ngân hoa, đương quy, huyền sâm và cam thảo.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị loa lịch
Chuẩn bị: Bối mẫu, cam thảo, bạc hà, liên kiều, huyền sâm, qua lâu căn và hạ khô thảo bằng lượng nhau.
Thực hiện: Đem sắc uống.
Bài thuốc trị chứng viêm thanh quản, cổ họng sưng đau
Chuẩn bị: Ngưu bàng tử và huyền sâm mỗi vị 20g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị chứng tổn thương âm dịch gây sốt cao, bại huyết, người nóng nảy bứt rứt, phát sởi, hôn mê
Chuẩn bị: Sừng trâu (tán bột mịn) 20 – 30g, huyền sâm 12 – 20g, mạch đông 12g, kim ngân hoa 12 – 20g, liên kiều 8 – 12g, sinh địa 12 – 20g, lá tre non 12g, đơn sâm 12g, hoàng liên 8 – 12g, cam thảo và táo.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị ban sởi
Chuẩn bị: Tê giác 4g và huyền sâm 12g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị hạch lâm ba viêm, lao hạch lâm ba
Chuẩn bị: Mẫu lệ 12g, liên kiều 16g, huyền sâm 16g, bối mẫu 8g và hạ khô thảo 12g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị viêm amidan, viêm họng cấp và mãn tính
Chuẩn bị: Sinh địa 12 – 16g, sa sâm 12g, bạc hà 8g (sắc sau), hoàng cầm 8 – 12g, cam thảo 4g, huyền sâm 12 – 20g, mạch môn 12g, liên kiều 8 – 12g, ô mai 2 quả, cát cánh 8 – 12g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị chứng loa lịch (lao hạch và viêm hạch cổ)
Chuẩn bị: Mẫu lệ 160g (sắc trước), huyền sâm 40g và triết bối mẫu 40g.
Thực hiện: Đem sắc mẫu lệ với 4,5 chén nước còn lại 2.5 chén thì cho bối mẫu và huyền sâm vào sắc còn 1 chén và dùng uống khi nóng.
Bài thuốc chữa viêm tắc động mạch thể uất nhiệt
Chuẩn bị: Ngưu tất 15g, bạch giới tử 12g, hoàng kỳ 15 – 30g, đương quy 15 – 30g, chế một dược 12 – 15g, liên kiều 15g, đơn sâm 20 – 30g, kim ngân hoa 30 – 60g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị viêm tắc động mạch thể âm hư uất nhiệt
Chuẩn bị: Xích thược và đương quy mỗi vị 15g, sinh địa 15 – 30g, ngân hoa 30g, huyền sâm 20 – 30g, thạch hộc 15 – 30g, bồ công anh 20g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc chữa chứng lao phổi và viêm phế quản mãn tính
Chuẩn bị: Sinh địa 12g, cam thảo 4 – 6g, cát cánh 8 – 12g, bách hợp 8 – 12g, huyền sâm 12 – 16g, bối mẫu 8 – 12g, mạch môn 12g, bạch thược (sao) 12g và đương quy 12g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc chữa chứng mụn nhọt, lở ngứa, viêm họng, viêm amidan
Chuẩn bị: Thổ phục linh, huyền sâm và sài đất mỗi vị từ 10 – 12g, cam thảo 6g.
Thực hiện: Đem sắc mỗi ngày 1 thang, dùng đến khi bệnh khỏi hẳn.
Bài thuốc chữa chứng nhọt vú, lao hạch
Chuẩn bị: Mộc thông, xạ can, bồ công anh và nga truật mỗi vị 10g, huyền sâm 20g.
Thực hiện: Đem sắc các vị lấy nước uống, dùng mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc trị bệnh tiểu đường gây táo bón và khát nhiều
Chuẩn bị: Hoàng cầm, mần tưới, hoàng liên mỗi vị 6g, hạnh nhân 4g, huyền sâm 15g và thương truật 9g.
Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang, chia nước thành 3 lần uống. Dùng liên tục trong 3 – 4 tuần sau đó ngưng 1 tuần rồi lặp lại liệu trình.
Bài thuốc trị chứng loét miệng
Chuẩn bị: Cỏ nhọ nồi, sinh địa mỗi vị 16g, ngọc trúc, mạch môn và hoàng bá mỗi vị 12g, huyền sâm 12g, đan bì và tri mẫu mỗi vị 8g, cam thảo 4g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống, đem chia thành 3 lần dùng và uống hết trong ngày.
Huyền sâm có vị đắng, mặn, tính hàn. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Lưu ý khi sử dụng huyền sâm
Không dùng dược liệu cho người Tỳ hư, Tỳ vị có thấp, tiêu chảy, âm hư kèm tiêu chảy, âm hư không có nhiệt.
Người huyết hư, đình ẩm, huyết thiếu, hàn nhiệt, mắt mờ và chi mãn không được dùng.
Huyền sâm kỵ Sơn thù, Can khương, Đại táo, Hoàng kỳ và phản Lê lô. Vì vậy không dùng chung với dược liệu lê lô.
Dược liệu có thể gây ra một số tác dụng phụ khi dùng như nôn mửa, tiêu chảy, giảm nhịp tim, chán ăn, buồn nôn,…
Tránh sử dụng đồng thời huyền sâm với thuốc trị tiểu đường, thuốc ức chế beta, thuốc chống loạn nhịp,…
Huyền sâm đem lại nhiều công dụng hữu ích trong quá trình điều trị bệnh lý. Tuy nhiên để tránh các rủi ro và tác dụng phụ khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bài thuốc từ dược liệu này./.