Na rừng
Na rừng (các tên gọi khác là nắm cơm, ngũ vị nam, xưn xe,…) thuộc họ Ngũ vị (Schisandraceae) với tên khoa học là Kadsura Coccinea (Lem.). Nó là loài cây thân leo, thường mọc trong rừng sâu. Tại nước ta, loài cây này phân bố ở các tỉnh như Lạng Sơn, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng,…
Lá cây mọc so le, có hình trứng hoặc hình bầu dục. Cây có mùa hoa từ tháng 5 đến tháng 6, còn mùa quả là từ tháng 8 đến tháng 9.
Quả của loài cây này to gấp đôi hoặc gấp ba lần so với na thường, có nhiều múi, hình cầu. Trong đó, quả có 2 loại là:
Na trắng: có màu vàng nhạt hay khe múi hơi đỏ khi chín.
Na đỏ: màu toàn thân là đỏ tươi, có mùi nhựa thơm rất đặc trưng.
Đây là quả có thể ăn được với phần thịt có màu hồng khi chín, múi to, mùi thơm nhẹ; nhưng chủ yếu được sử dụng để làm thuốc vì có thịt ít. Đồng thời, loại quả này còn có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cụ thể, chứa trong 100g quả tươi với các dưỡng chất có thể kể đến như các loại vitamin (B1, B2, B3, C), canxi, carbohydrate, chất xơ, caroten,…
Bên cạnh đó, phần rễ cây sẽ được thu hái quanh năm. Sau khi đem về sẽ được tiến hành rửa sạch, thái phiến, rồi phơi khô và để dùng dần.
Na rừng có kích thước khá lớn, trung bình một quả nặng từ 600 – 1kg, cá biệt những quả na to có thể nặng lên tới 3 – 4 kg/ quả. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Công dụng của na rừng
Theo y học cổ truyền
Thân dây na rừng có vị đắng cay, tính ôn. Quy kinh Vị, Đại trường. Na rừng có tác dụng khử phong, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết.
Quả na rừng có vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng ninh tâm, bổ thận, chỉ khái khư đàm.
Theo kinh nghiệm dân gian, na rừng được làm thuốc bổ, hoạt huyết, giảm đau, kích thích tiêu hóa. Quả khi chín ăn được. Hạt na rừng đôi khi được dùng thay thế ngũ vị tử bắc (một loại thuốc đông ý có tác dụng an thần, chữa đau bụng, ra mồ hôi, tiêu khát, bồi bổ cơ thể suy nhược,…).
Ở Trung Quốc, thân và rễ cây na rừng được dùng chữa phong thấp tê đau, viêm loét dạ dày – tá tràng, đau bụng kinh, đau bụng sau khi sinh. Quả na rừng chữa thận hư gây ra chứng đau lưng, viêm họng, viêm phế quản, thần kinh suy nhược. Dùng hàng ngày 6 – 9 g sắc nước uống. Rễ na rừng, oai diệp tử lan, hồ tiêu, các vị lượng vừa đủ, ngâm rượu uống chữa đau bụng kinh.
Rễ na rừng thái phiến phơi khô có tác dụng giảm đau ở phụ nữ sau sinh. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Theo y học hiện đại
Đối với phần quả
Với thành phần giàu dinh dưỡng, phần quả của loài cây này sở hữu nhiều công dụng như:
Điều trị viêm loét dạ dày: Lấy quả này để sắc nước và uống có thể giúp người bị viêm loét dạ dày giảm đau và hỗ trợ vết loét được lành nhanh. Ngoài ra, còn có thể giúp bảo vệ lớp niêm mạc ở dạ dày, ngăn ngừa tình trạng viêm, loét ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Giúp an thần, giảm thiểu mệt mỏi: Đây cũng là một công dụng khác của phần quả này. Cụ thể, nó giúp giảm tình trạng cơ thể mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng hay căng thẳng. Song song với đó, sở hữu tác dụng an thần, cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ giúp người bệnh ngủ ngon, ngủ sâu hơn và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Tác dụng tốt cho mẹ sau sinh: Mẹ sau sinh cũng có thể uống nước sắc từ phần quả của loại dược liệu này với các tác dụng tốt. Theo đó, nó hỗ trợ làm giảm cơn đau sau sinh do tử cung co bóp, phòng tránh được các bệnh viêm nhiễm sau sinh; đồng thời, cũng giúp mẹ ăn ngon hơn, phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Tăng cường sinh lý, tăng khả năng thụ thai: Phái mạnh khi sử dụng loại quả này sẽ kích thích tiết nhiều hormone testosterone, tiết tinh dịch. Qua đó, tạo được sự hưng phấn và ham muốn khi giao hợp.
Không chỉ vậy, nó còn giúp cánh mày râu cải thiện chức năng sinh lý như yếu sinh lý, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,… Nhờ vậy, làm tăng khả năng thụ thai.
Ngoài ra, phần quả này còn có thể dùng để trị tình trạng đau lưng, đau nhức chân tay, đau nhức vai gáy, trị phong thấp. Cùng với đó, là chữa tình trạng viêm họng, ho, viêm phế quản,…
Đối với phần thân và rễ cây
Không chỉ vậy, phần thân và rễ của na rừng cũng đem lại những lợi ích như:
Vỏ thân, vỏ rễ giúp kích thích hoạt động tiêu hoá của cơ thể, giúp giảm đau. Ngoài ra, còn góp phần trong điều trị bệnh đau dạ dày.
Thân và rễ được dùng để làm giảm các triệu chứng gây ra bởi bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp.
Cùng với đó, phần rễ còn sử dụng trong chữa đau bụng kinh cho nữ giới; hạn chế tình trạng đau sưng vú; trị viêm ruột mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày và hành tá tràng.
Đối với phần hạt
Đôi khi phần hạt của loài cây này được sử dụng thay thế ngũ vị tử bắc. Đây là một loại thuốc Đông y có tác dụng an thần, bồi bổ cơ thể suy nhược, chữa đau bụng, ra mồ hôi,…
Na rừng được làm thuốc bổ, hoạt huyết, giảm đau, kích thích tiêu hóa. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc từ na rừng
Điều trị viêm loét dạ dày: Những người bị viêm loét dạ dày có thể uống nước sắc từ quả na sẽ cảm thấy giảm đau và lành vết loét nhanh chóng. Bạn nên uống thay nước trà hàng ngày để vừa điều trị, vừa phòng tránh các bệnh liên quan đến dạ dày.
Giảm đau: Sử dụng vỏ thân, rễ na rừng ngâm rượu để dùng uống hàng ngày. Ngoài ra, có thể dùng 8 – 16g na rừng sắc nước uống như trà. Sử dụng thường xuyên có thể kích thích tiêu hóa, giảm đau, hỗ trợ điều trị đau dạ dày.
Giúp phụ nữ sau sinh hồi sức: Sử dụng 12 – 15g rễ na rừng ngâm rượu để uống dần. Mỗi lần dùng khoảng 50 – 100g.
Hoặc dùng 20 – 30g rễ na rừng hãm cùng với một lượng nước vừa đủ. Dùng uống thay nước hàng ngày.
Hoặc sử dụng phối hợp na rừng, sâm cau, bổ béo, hồi sức hãm thành trà để uống.
Kích thích tiêu hóa: Ngày dùng 8 – 16g, vỏ rễ hay vỏ thân tán nhỏ, ngâm rượu uống, chia làm 2 lần trong ngày.
Đau bụng trước khi hành kinh, sản hậu ứ đau sưng vú: Dùng 15 – 30g rễ khô sắc nước uống.
Chữa thận hư đau lưng, ho, viêm họng, viêm phế quản, thần kinh suy nhược: Lấy 6 – 9g sắc nước uống hằng ngày.
Chữa đau bụng kinh: Rễ na rừng, oai diệp tử lan, hồ tiêu, các vị lượng vừa đủ, ngâm rượu uống.
Tăng cường sinh lực cho đàn ông: Dùng 1kg na rừng, 3 lít rượu trắng. Đem quả na rừng khi thu hái về, bạn mang đi rửa sạch, để ráo nước rồi tách từng múi nhỏ.
Cho na rừng đã tách múi vào hũ thủy tinh đã được tiệt trùng và để khô, sau đó bạn cho rượu trắng vào, đậy nắp kín và để ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời. Sau khoảng 1 tháng là bạn có thể lấy rượu ra thưởng thức được rồi.
An thần gây ngủ: Đem quả na rừng rang lên, hãm trà pha nước uống có tác dụng an thần và gây ngủ.
Giúp bổ thận, mạnh gân cốt, và chữa bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp: Ngâm na rừng cùng rượu uống.
Hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương, giúp nam giới sản sinh nhiều tinh trùng và kéo dài thời gian quan hệ: Ngâm rượu na rừng với ba kích, nấm ngọc cẩu, dâm dương hoắc uống.
Hỗ trợ phụ nữ khí huyết yếu, khó thụ thai, có tác dụng tăng tỷ lệ có con cho những người hiếm muộn: Ngâm rượu na rừng với hồng sâm, đương quy, kỷ tử uống.
Giúp phụ nữ hồi phục sức khỏe sau sinh, an thần, ăn ngon ngủ ngon hơn: Ngâm rượu na rừng với sâm cau, cây bổ béo để uống.
Lưu ý khi sử dụng na rừng
Quá trình sử dụng cây na rừng, bạn nên chú ý những điều sau:
Nên chọn mua tại các địa chỉ đảm bảo uy tín để tránh việc mua nhầm sản phẩm kém chất lượng.
Tìm hiểu cẩn thận và sử dụng đúng liều lượng, tránh việc lạm dụng loại dược liệu này.
Không tự ý kết hợp loại dược liệu này cùng với các nguyên liệu khác khi chưa có hiểu biết rõ ràng về công dụng cũng như những tác hại có nguy cơ phải đối diện.
Đối với việc dùng rượu ngâm từ na rừng, thì không nên uống quá nhiều mỗi ngày. Đồng thời, không uống khi bụng đang đói.
Nếu muốn sử dụng loại dược liệu này trong điều trị bệnh lý, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu rõ hơn về lợi ích, biết cách sử dụng hợp lý, đảm bảo sự an toàn cũng như tránh việc phải đối diện với những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.