Bách hợp
Cây bách hợp là một loại hoa cho củ thuộc họ hành tỏi. Loại cây này có tên khoa học là Bulbus Lily – Lilium Browii F.F. Br. var. Colchesteri Wils. Trong dân gian, người ta vẫn gọi cây bách hợp là cây tỏi rừng, khẻo ma (Tày), kíp pá (Thái), cà ngái dòi (Dao). Thảo dược có vị đắng, tính hàn nên dùng nhiều cho cho việc chữa các chứng ho, điều trị an thần, mất ngủ và nhiệt trong cơ thể,…
Củ hoa bách hợp khá giống với củ hành tây nên bạn dễ dàng nhận biết trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra đặc điểm thực vật của cây bách hợp nói chung phải kể đến như:
Cây bách hợp là giống cây thân thảo, thường sống nhiều ở những vùng núi cao. Từ khi cây lớn đến lúc trưởng thành cũng chỉ cao từ 50 – 80cm, một vài cây cũng chỉ đạt khoảng 1m là cao nhất. Cây bách hợp hoàn toàn có thể sống và phát triển lâu năm khi điều kiện sống thích hợp với sự phát triển của loài hoa này.
Hoa của cây bách hợp có màu trắng tinh khôi, thanh thoát và kiêu sa, hình dáng hơi giống hoa loa kèn nên dễ bị lẫn. Phần thân hoa có lá mọc so le, đầu nhọn hình lưỡi mác, gốc lá thường to hơn và thuôn nhỏ khi đến ngọn.
Ít người biết đến củ bách hợp do chúng thường nằm sâu xuống lòng đất và khi hoa tàn củ mới to còn những thời điểm khác củ hoa cần giống như rễ cây. Củ hoa màu trắng ngà, có nhiều lớp bao bọc giống như củ hành tây. Tách từng lớp này ra để có thể làm thành dược liệu.
Cây bách hợp cũng như củ hoa thích sống ở những nơi có điều kiện ánh sáng tốt, nhẹ, khí hậu ẩm ướt, mát mẻ, nhiệt độ trung bình trừ 13 – 20 độ C. Chính vì vậy mà chúng thường mọc nhiều ở những nơi là vùng núi cao, ven bờ ruộng, ven sông hoặc những trang trại trồng hoa, trồng dược liệu chuyên canh để thu hái. Những tỉnh thành trồng nhiều nhất chính là Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang,…
Củ bách hợp còn được nhiều nơi gọi là tỏi rừng./ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Tác dụng của củ bách hợp
Củ bách hợp từ lâu đã được sử dụng trong những bài thuốc Y học cổ truyền chữa được nhiều loại bệnh khác nhau. Ngay cả khi y học hiện đại phát triển như hiện nay thì nhiều công trình nghiên cứu cũng đã chứng minh những hiệu quả của cây bách hợp mang lại cho người dùng. Cụ thể tác dụng của thuốc bách hợp theo góc nhìn Y học cổ truyền và Tây y như sau:
Tác dụng theo Y học cổ truyền
Trong các sách y học cổ truyền ghi chép lại, củ hoa bách hợp có vị đắng, ngọt, tính hàn có thể giúp nhuận phế, trừ ho, an thần hiệu quả. Nhờ đó, thảo dược có thể được dùng làm thuốc trị những chứng bệnh về đường hô hấp, suy nhược thần kinh, mụn nhọt, gan thận,… Cụ thể dân gian dùng củ hoa bách hợp để:
Giảm ho, long đờm, chữa viêm phế quản cấp tính, ho khan, ho có đờm.
Thanh tâm, lợi tiểu, điều hòa các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, tim đập nhanh, huyết áp không ổn định.
Thảo dược giúp an thần, dễ ngủ, giảm áp lực, stress.
Tác dụng theo Tây y
Một vài nghiên cứu khoa học đã chứng minh trong củ bách hợp chứa nhiều thành phần thiên nhiên quan trọng rất tốt cho sức khỏe. Chính vì thế được dùng làm thành phần trong một số những loại thuốc tân dược để điều trị các loại bệnh như:
Điều trị chứng ho gió, ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không hết khi uống kháng sinh, Tây y trong thời gian dài.
Điều trị chứng ho lao phổi, viêm phế quản,…
Cải thiện giấc ngủ, ngon ngon hơn, ngủ sâu giấc và hạn chế thức giấc khi ngủ.
Ngoài những tác dụng chữa bệnh các tinh chất bên trong củ hoa bách hợp còn được lấy ra để điều chế thành thuốc chữa những bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.
Ở nước ta, bách hợp phân bố tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Kon Tum/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc sử dụng củ bách hợp
Chữa ho do viêm phế quản: Bách hợp 30g, mạch môn đông 10g, bách bộ 8g, thiên môn đông 10g, tang bạch bì 12g, ý dĩ nhân 15g, nước 1.000ml. Sắc còn 400ml, chia làm 3 lần, uống trong ngày. Hoặc: Bách hợp tươi 50g, hạnh nhân 10g, gạo tẻ 50g. Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu cháo, đến khi gần được cho bách hợp và hạnh nhân (bỏ vỏ) vào, cho thêm ít đường, ăn trong ngày, có công dụng nhuận phế, trừ ho, dùng tốt cho người bệnh viêm phế quản, khí quản.
Dưỡng tâm, an thần (dùng khi tâm hồi hộp, tâm phiền, nhất là sau khi ốm dậy): Bách hợp 24g, tri mẫu 12g, ngọ trúc 12g, sắc uống. Dùng 7 – 10 ngày.
Nhuận phế, chỉ khái, định tâm, an thần (thích hợp với người phế táo ho nhiều, thần trí hoảng hốt, tâm thần bất định,…): Bột bách hợp 30g, gạo nếp 50g, đường phèn vừa đủ. Cho gạo và bách hợp vào nồi thêm nước nấu thành cháo thật nhuyễn. Trước khi ăn cho thêm đường phèn. Ăn nóng vào buổi sáng hoặc tối. Dùng 20 ngày một liệu trình.
Chữa tiểu khó, nước tiểu ngắn đỏ do phế nhiệt: Bách hợp 12g, mạch môn đông 12g, bạch thược 10g, cam thảo 8g, mộc thông 8g, sắc uống. Dùng 5 – 7 ngày.
Chữa mất ngủ: Bách hợp tươi 60g, mật ong 1 – 2 thìa, hấp chín, ăn trước khi ngủ. Hoặc: Bách hợp 30g, hạt sen 30g, thịt lợn 250g, hầm nhừ, ăn trong ngày.
Mụn nhọt sưng đau: Bách hợp 12g, kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, sắc uống. Hoặc dùng bách hợp tươi thêm vài hạt muối, giã nát, đắp vào mụn nhọt sẽ chóng khỏi.
Bách hợp còn có tên khác là tỏi rừng, khẻo ma (Tày), kíp pá (Thái), cà ngái dòi (Dao). / Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Củ bách hợp và những lưu ý khi dùng
Không thể phủ nhận những tác dụng mà củ bách hợp mang lại cho người dùng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bạn nên lưu ý một số những điều sau:
Củ hoa bách hợp có tính hàn, cho nên những người bị cảm mạo, sốt phong hàn, tiêu chảy cấp thì không nên sử dụng.
Cây hoa bách hợp gần giống với cây hoa loa kèn, cho nên bạn phải biết phân biệt để tránh sử dụng nhầm.
Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để chữa bệnh.
Khi sử dụng thuốc bạn cần kiên trì, bởi hiệu quả thuốc tùy vào cơ địa của từng người mà có hiệu quả nhanh hay chậm.
Bạn cũng không nên lạm quá nhiều, những trường hợp sử dụng lâu nhưng không mang lại hiệu quả cao nên đi thăm khám bác sĩ và áp dụng phương pháp điều trị khác tốt hơn.