Đẳng sâm
Đẳng sâm có tên gọi khoa học Codonopsis sp. Tuy nhiên dược liệu đẳng sâm được biết đến như dược liệu quý được sử dụng rất nhiều trên thế giới và mỗi quốc gia sẽ có những tên gọi khác nhau cho đẳng sâm, chẳng hạn như ở Trung Quốc đẳng sâm được gọi Dang Shen Giseng, Nauy gọi Cordonkilikke, Thuỵ điển gọi Fatigmans…
Đẳng sâm thuộc loài cây thân cỏ, dây leo có thời gian sống khá lâu. Tuỳ thuộc vào vị trí địa lý cũng như điều kiện tự nhiên ở môi trường sống xung quanh của đẳng sâm mà thân cây có thể mọc lan dưới đất hay leo lên một vật hoặc một cây khác.
Cây đẳng sâm được thu hoạch vào mùa đông, và dấu hiệu nhận biết bởi lá cây đã úa vàng và rụng lá nhiều. Hoặc có thể thu hoạch đẳng sâm vào thời điểm đầu xuân năm sau khi đó lá cây đẳng sâm chưa đâm chồi nảy lộc. Trong quá trình thu hoạch đẳng sâm, cần phải thực hiện đào cả rễ sâu trên 0.7 mét và không được làm trầy xước rễ cây.
Sau khi thu hoạch rễ cây được mang về rửa sạch cát bụi, sau đó ủ một đêm hoặc có thể đồ đẳng sâm sao cho bốc hơi là được. Khi đẳng sâm mềm có thể bào mỏng từ 1 đến 2 ly rồi tẩm nước gừng để giảm bớt tính hàn hoặc sao qua trước khi sử dụng. Đẳng sâm được bảo quản bằng cách đậy kín để tránh ẩm, cần thoáng gió, khô ráo, tránh trường hợp đẳng sâm bị mốc vì vị thuốc đẳng sâm có tính thảo dược ngọt và dễ bị mối mọt.
Đẳng sâm có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc hay còn gọi đẳng sâm bắc, hiện được phân bố nhiều ở các tỉnh như: Hà Nam, Cam Túc, Cát Lâm, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Vân Nam…
Hiện nay, đẳng sâm Việt Nam hay còn gọi đẳng sâm nam được phân bố nhiều ở một số tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Hà Giang…
Ngoài ra, khu vực phía Trung và Nam cũng có một số tỉnh thành như: Kon Tum, Lâm Đồng, Đà Nẵng…
Đẳng sâm có tác dụng chữa nhiều bệnh lý và được dùng thay thế cho nhân sâm khi chữa suy nhược cơ thể Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Tác dụng của đẳng sâm
Theo Đông Y hay Tây Y thì thảo dược này vẫn luôn được đánh giá rất cao về hiệu quả tuyệt vời mà nó có thể mang lại.
Tác dụng đẳng sâm theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, vị thuốc đẳng sâm có vị ngọt, tính bình mát, được quy vào kinh Phế và kinh Tỳ.
Dược liệu này có tác dụng bổ trung, thanh phế, ích khí, trừ phiền khát, sinh tân, chủ trị các chứng phế hư, phế khí, trị tỳ vị hư yếu, khí huyết suy nhược, không có sức, tiêu chảy lâu ngày, vàng da do huyết hư, rong kinh, chữa bạch huyết, bệnh ở tụy tạng, phát sốt, băng huyết, thai sản,…
Tác dụng đẳng sâm theo Y học hiện đại
Trong thảo dược này có chứa nhiều thành phần hóa học nổi bật như: tangshenoside, choline, insulin, glucose, đường, tinh bột, saponin, alkaloid, fructose, sucrose,…
Nhờ đó, đẳng sâm có được nhiều tác dụng chữa bệnh rất tuyệt vời như:
Bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi, bổ sung năng lượng, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ tăng cân cho người gầy yếu, giúp cơ thể người dùng thích nghi tốt với nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh ho, cảm cúm, ít ốm đau.
Bảo vệ hệ tuần hoàn khỏi cholesterol xấu, ngừa máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, giảm bạch cầu và tăng hồng cầu, lưu thông khí huyết hiệu quả
Tốt cho hệ tiêu hoá, giảm các triệu chứng đầy hơi khó tiêu, ruột kích thích.
Tốt cho hệ tim mạch, hạ huyết áp ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nâng cao đường huyết giảm nguy cơ choáng, ngất xỉu, điều hòa nhịp tim, giảm áp lực cho tĩnh mạch khi mất máu, tim đập nhanh.
Làm lành nhanh các vết thương, ngừa vi khuẩn xâm nhập gây lở loét, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh như khuẩn đại tràng, trực khuẩn lao, não mô cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn bạch hầu,…
Hoa đẳng sâm có màu xanh nhạt hơi pha vàng, quả nhỏ và hạt màu nâu/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc dân gian sử dụng đẳng sâm để điều trị bệnh
Bài thuốc khai thanh tâm, bổ nguyên khí, thanh phế kim và tráng gân cơ
Chuẩn bị: Sa sâm 320g, đẳng sâm 640g và quế viên nhục 160g.
Thực hiện: Đem các dược liệu nấu thành cao và uống mỗi ngày.
Bài thuốc trị thoát giang, lỵ, tiêu chảy và khí bị hư
Chuẩn bị: Chích kỳ, nhục khấu tương, bạch truật và phục linh mỗi thứ 6g, thăng ma nướng mật 2.4g, gừng 3 lát, đẳng sâm sao với gạo 8g, sơn dược sao 8g và chích thảo 2.8g.
Thực hiện: Đem các vị sắc uống mỗi ngày.
Bài thuốc trị khí huyết đều suy
Chuẩn bị: Chích hoàng kỳ, long nhãn, đẳng sâm, bạch truật và đường cát.
Thực hiện: Đem nấu thành cao và uống mỗi ngày.
Bài thuốc trị tỳ vị bất hòa và trung khí suy nhược
Chuẩn bị: Đường và đẳng sâm.
Thực hiện: Nấu thành cao lỏng.
Bài thuốc trị mệt tim, ê ẩm và người gia suy yếu lâu ngày
Chuẩn bị: Ngưu tất, đương quy, mạch môn và long nhãn mỗi thứ 12g và đẳng sâm 40g.
Thực hiện: Sắc mỗi ngày 1 thang.
Lưu ý: Có thể gia thêm nhân sâm từ 4 – 8g nếu bệnh tình nghiêm trọng.
Bài thuốc trị đại tiện lỏng, mệt mỏi và ăn uống không ngon
Chuẩn bị: Bạch truật sao 12g, đẳng sâm 20 – 40g, ba kích 12g và đương quy 12g.
Thực hiện: Sắc uống hoặc tán thành bột mịn, trộn mật là thành viên. Ngày dùng từ 12 – 20g.
Bài thuốc trị đau lưng, tiểu nhắt, mệt mỏi, đau gối do thận hư suy
Chuẩn bị: Cáp giới 6g, trần bì 0.8g, đẳng sâm 16g, huyết giác 1.2g, tiểu hồi 6g và rượu 250ml.
Thực hiện: Ngâm các dược liệu với rượu và uống trước khi đi ngủ cho đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc trị tử cung xuất huyết
Chuẩn bị: Đẳng sâm 30 – 60g.
Thực hiện: Đem sắc, uống 2 lần/ ngày trong 5 ngày liên tục trong thời gian hành kinh.
Bài thuốc trị cơ thể suy nhược, ho và hư lao
Chuẩn bị: Hoài sơn 12g, cam thảo 2g, khoản đông hoa 6g, đẳng sâm 16g, ý dĩ nhân 6g và xa tiền tử 6g.
Thực hiện: Sắc lấy nước, chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
Bài thuốc trị huyết áp cao ở bệnh nhân cơ tim
Chuẩn bị: Vỏ con trai (loại trai cho ngọc) 16g, đương quy 10g, táo 16g, phục linh 16g, hoàng liên 6g, đẳng sâm 10g, sinh địa 10g, trắc bá tử 16g, mộc hương 6g.
Thực hiện: Đem các vị sắc với 800ml nước, sau đó chia thành 3 lần uống và dùng liên tục trong 2 – 2.5 tháng.
Bài thuốc trị huyết áp thấp
Chuẩn bị: Hoàng tinh 12g, cam thảo 6g, đẳng sâm 16g, nhục quế 10g, đại táo 10 quả.
Thực hiện: Đem sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc trị miệng lở loét ở trẻ nhỏ
Chuẩn bị: Hoàng bá 20g và đẳng sâm 40g.
Thực hiện: Đem các vị tán bột và thoa trực tiếp lên vùng lở loét.
Bài thuốc trị suy nhược thần kinh
Chuẩn bị: Mạch môn 12g, đảng sâm 12g và ngũ vị tử 8g.
Thực hiện: Đem sắc uống.
Bài thuốc trị lao phổi và viêm phế quản mãn tính
Chuẩn bị: Tang diệp 12g, mạch môn 12g, hồ ma nhân 6g, tỳ bà diệp nướng mật 6g, đảng sâm 12g, thạch cao 12g, a giao 8g, hạnh nhân 6g.
Thực hiện: Đem sắc uống, tuy nhiên cần sắc thạch cao trước khi cho các dược liệu còn lại vào.
Bài thuốc trị miệng sinh nhọt, Tỳ Vị hư yếu
Chuẩn bị: Chích kỳ 8g, cam thảo 2g, đảng sâm 8g, phục linh 4g và bạch thược 2.8g.
Thực hiện: Đem các vị sắc uống.
Một số cách sử dụng khác
Đảng sâm dược liệu rất quý và tốt cho sức khoẻ phù hợp cho cả người khoẻ mạnh, người muốn bồi bổ sức khoẻ, tăng cân, tốt cho người già, người mới ốm dậy.
Trong trường hợp này, nếu muốn sử dụng đẳng sâm, bạn có thể dùng theo cách dưới đây:
Làm đẳng sâm ngâm mật ong: Củ đẳng sâm tươi, sơ chế sạch sẽ đất cát rồi cắt thành từng lát mỏng. Xếp dược liệu vào và đổ mật ong nguyên chất cho ngập, đậy nắp kín trong 1 tháng là có thể dùng được.
Cách ngâm rượu đẳng sâm bổ dưỡng: Chuẩn bị 0,5kg đẳng sâm khô (tương đương 1kg tươi), rửa sạch sẽ và để ráo nước. Xếp vào bình rồi đổ 8 – 10 lít rượu ngon cho ngập bình trong 2 – 3 tháng.
Lưu ý: Mỗi ngày chỉ nên dùng 10 – 15ml mật ong và 1 – 2 chén nhỏ rượu thuốc, không nên lạm dụng.
Đẳng sâm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc YHCT/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Những lưu ý khi sử dụng đẳng sâm
Đẳng sâm mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng đẳng sâm cũng giống như các vị dược liệu khác nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra phản tác dụng. Thậm chí có thể làm cho bệnh tiến triển nặng và nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi sử dụng đẳng sâm, bạn cần lưu ý;
Trước khi muốn sử dụng đẳng sâm bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định xem đẳng sâm có thực sự mang lại hiệu quả điều trị cho tình trạng hiện tại của bạn không. Hơn nữa, bác sĩ cũng sẽ giúp bạn hiểu và sử dụng đúng cách, đúng liều phù hợp với tình trạng bệnh và mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bạn không nên tự ý kết hợp đẳng sâm với các dược liệu thuộc họ hắc dược hoa
Bạn nên sử dụng đẳng sâm theo đúng liều lượng đã được chỉ định, không nên sử dụng quá liều có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ
Bạn cần thực hiện kết hợp giữa việc sử dụng thuốc với chế độ ăn, luyện tập thể dục, nghỉ ngơi khoa học và hợp lý.
Sử dụng thuốc sẽ có hiệu quả từ từ nên bạn cần kiên trì thực hiện mới nhận thấy được tác dụng của thuốc.
Đối với những trường hợp phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú, bạn không nên tự ý sử dụng đẳng sâm khi không được sự cho phép của bác sĩ điều trị.
Trên đây là những thông tin quan trọng về vị thuốc đẳng sâm, bạn nên đọc kỹ trước khi dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Đẳng sâm mua ở đâu?
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều nơi bán đẳng sâm nhưng đẳng sâm mua ở đâu chất lượng? Bạn có thể tham khảo một số nơi như sau:
Nhà thuốc Đông y: Đẳng sâm là vị thuốc Đông y phổ biến, vậy nên bạn có thể đến bất kỳ nhà thuốc Đông y nào để mua đẳng sâm chất lượng nhất.
Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty có chứng nhận: Có khá nhiều công ty dược, thực phẩm chức năng cũng phân phối đẳng sâm và một số chế phẩm từ đẳng sâm. Bạn nên chọn mua những thương hiệu công ty có đầy đủ chứng nhận nguồn gốc để không mua phải hàng giả.
Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc: Đẳng sâm luôn nằm trong danh sách những dược liệu y học cổ truyền của dân tộc. Đó cũng là lý do bạn có thể tìm mua được Đẳng sâm ở Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc, có địa chỉ tại số 145 đường Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh viện Y học Cổ truyền: Nếu bạn không thuận tiện để ghé đến những địa chỉ trên, bạn có thể tìm đến Bệnh viện y học cổ truyền để mua được Đẳng sâm chất lượng cao với giá cả vô cùng phải chăng