Lá ổi – vị thuốc trong y học cổ truyền Bài thuốc dân gian từ lá húng chanh |
Diệp hạ châu có vị ngọt đắng, tính mát. |
Diệp hạ châu có tên khoa học là Phyllanthus urinaria, thuộc chi Phyllanthus (L.), họ Phyllanthaceae (họ diệp hạ châu). Diệp hạ châu là loài thảo mộc được tìm thấy nhiều ở các vùng nhiệt đới châu Á, như Việt Nam, Trung Quốc và các đảo Ấn Độ Dương.
Diệp hạ châu còn được gọi với một số tên gọi khác như cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng hay cây cau trời. Toàn bộ thân cây đều được sử dụng như một phương thuốc chữa các bệnh vàng da hay các bệnh về gan.
Theo Đông y, diệp hạ châu có vị ngọt đắng, tính mát, quy kinh can và phế, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, giảm viêm, tán ứ, lưu thông huyết mạch và lợi tiểu.
Hỗ trợ điều trị viêm gan
Tác dụng đầu tiên của diệp hạ châu được nhiều người biết đến nhất là điều trị các bệnh liên quan đến gan như viêm gan B. Bằng chứng nghiên cứu vào năm 1980 ở Nhật Bản và Ấn Độ cho thấy khả năng điều trị được bệnh gan của diệp hạ châu là nhờ có chứa các hoạt chất gồm phyllanthin, hypophyllathin và triacontanal.
Tác dụng trên hệ thống miễn dịch
Tác dụng này của diệp hạ châu được phát hiện vào năm 1992, khi các nhà khoa học Nhật Bản đã nhận thấy cao lỏng Phyllanthus niruri chiết xuất từ thảo dược này có khả năng kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV.
Đồng thời vào năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb cũng cho biết chiết xuất Nuruside của diệp hạ châu cũng có tác dụng tương tự.
Diệp hạ châu có thể dùng tươi hoặc sấy khô. |
Giải độc
Diệp hạ châu được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng để điều trị các chứng mụn nhọt, rắn cắn, giun, lở loét, bệnh lậu, viêm da, giang mai, viêm âm đạo…
Điều trị các bệnh đường tiêu hóa
Sử dụng diệp hạ châu đều đặn có thể giúp ăn ngon, kích thích khả năng trung tiện tốt hơn và các bệnh táo bón, kiết lỵ, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa…
Tác dụng đối với bệnh đường hô hấp
Diệp hạ châu được người dân Ấn Độ sử dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh ho, lao, viêm phế quản hay hen phế quản…
Tác dụng giảm đau
Thành phần acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có trong diệp hạ châu có tác dụng giảm đau mạnh.
Tác dụng lợi tiểu
Trong y học cổ truyền nước ta và các quốc gia khá được sử dụng làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng.
Hỗ trợ điều trị chữa sỏi mật, sỏi thận
Hoạt chất alkaloid có tác dụng chống co thắt cơ vân, cơ trơn, do đó có khả năng hỗ trợ chữa khỏi sỏi mật, sỏi thận.
Tốt cho bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu cho thấy tác dụng hữu hiệu của loại thảo dược này với những bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm lượng đường huyết trong cơ thể một cách đáng kể.
Các bài thuốc từ diệp hạ châu
Thông huyết, hoạt huyết
Bài 1: Lá chó đẻ, mần tưới mỗi thứ 1 nắm, có thể thêm bột đại hoàng 8g. Tất cả giã nhỏ, thêm đồng tiện, vắt lấy nước uống; bã đắp. Chữa vết thương ứ máu.
Bài 2: Lá chó đẻ 1 nắm, giã nhỏ, thêm ít vôi tôi, đắp lên vết thương khi bị thương, bị chảy máu.
Thanh can, lợi mật
Bài 1: Diệp hạ châu 24g, nhân trần 12g, chi tử 8g, sài hồ 12g, hạ khô thảo 12g. Sắc uống; uống liên tục 3 tháng. Trị viêm gan virus B.
Bài 2: Diệp hạ châu 30g, mã đề thảo 20g, chi tử 12g. Sắc uống. Chữa viêm gan vàng da, viêm ruột tiêu chảy.
Bài 3: Diệp hạ châu 16g, bồ bồ 16g, vỏ bưởi khô 5g, hậu phác 8g; thổ phục linh, tích huyết thảo, chi tử, rễ đinh lăng mỗi vị 12g; vỏ cây đại 8g. Sắc uống. Chữa viêm gan virus.
Diệp hạ châu – Vị thuốc chữa viêm gan, tốt cho bệnh nhân tiểu đường |
Thuốc tiêu độc
Bài 1: Diệp hạ châu 1 nắm, giã hoặc xay nát với ít muối, ép nước uống, bã đắp vào chỗ đau. Chữa nhọt độc sưng đau.
Bài 2: Lá chó đẻ, lá thồm lồm liều lượng bằng nhau; đinh hương 1 nụ. Tất cả giã nát, đắp chỗ đau. Chữa lở loét không liền miệng.
Chữa sốt rét
Bài 1: Cây chó đẻ 8g, dạ giao đằng 10g, thường sơn 12g, thảo quả 10g, lá mãng cầu tươi, dây gân 10g, dây cóc 4g, binh lang 4g, ô mai 4g. Sắc uống trước khi lên cơn 2 giờ. Chữa sốt rét.
Bài 2: Diệp hạ châu 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống hàng ngày. Chữa suy gan, sốt rét, nhiễm độc nổi mẩn mụn do nhiệt.
Bài 3: Cây chó đẻ 10g, cỏ nhọ nồi 20g, xuyên tâm liên 10g. Các vị tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 – 5g. Chữa sốt rét.
Trị viêm gan, vàng da
Bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như diệp hạ châu, nhân trần, chi tử, hạ khô thảo, sài hồ và sắc uống trong ngày. Nên kiên trì uống trong 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Một số lưu ý khi sử dụng diệp hạ châu
– Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng diệp hạ châu: Đau bụng, đi ngoài, đau khi tiểu, đầy bụng, buồn nôn, hạ đường huyết. Do đó, bạn nên cẩn trọng nếu đang sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp.
– Một số bài thuốc từ diệp hạ châu có thể gây đầy bụng
– Tương tác thuốc: Diệp hạ châu cũng có thể tương tác với một số loại dược liệu, các loại thuốc hoặc một số thực phẩm chức năng khác.
– Phụ nữ đang có thai và trẻ nhỏ dưới 12 tuổi không nên sử dụng diệp hạ châu.