Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Say nóng, say nắng là tình trạng mất nước kèm theo rối loạn trung khu điều hoà thân nhiệt cấp tính.

Khi con người lao động hoặc di chuyển quá lâu dưới thời tiết nắng nóng, nhất là buổi trưa (11h -14h), nhiều tia nắng mặt gay gắt sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy (tương ứng với vùng hành tủy của não bộ) một cách liên tục khiến trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể sẽ bị chấn động, làm rối loạn việc điều hòa thân nhiệt kèm theo hiện tượng mất nước cấp của cơ thể. Do đó, say nắng thường cho biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể xuất hiện nhiều dấu hiệu thần kinh sớm khi bị say nắng, rất rõ tổn thương có thể hồi phục hoặc không thể hồi phục. Một số trường hợp bị say nắng có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.

Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền
Ảnh minh họa

Khi nạn nhân bị say nắng, say nóng cần phải đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi thoáng mát, có bóng râm, nới rộng khuyu áo khuyu quần.

Châm hoặc day bấm: huyệt nhân trung; châm nặn máu huyệt thập tuyên, thập nhị tỉnh, hoặc châm tả huyệt đại chùy, khúc trì, hợp cốc, túc tam lý.

Cho dùng thuốc:

Hương phụ 20g, cát căn 20g, tích tuyết thảo (rau má tươi) 40g, lá tre 20g.. Dùng 400ml nước sắc còn 200ml chia hai lần uống, có thể sắc từ một đến hai thang, nếu chuyển biến chậm thì sắc thêm thang thứ hai.

Hương nhu 20g, rau má 30g, sâm bố chính 15g, đậu ván trắng 20g, hậu phác 20g, rễ đinh lăng lá nhỏ 40g. Dùng 600ml sắc còn 300ml chia hai đến 4 lần uống/24h. Sau đó sơ cứu bệnh nhân tỉnh táo nhưng mệt mỏi do rối loạn nước và điện giải cần phải đưa nạn nhân hoặc thương binh về cơ sở y tế đơn vị để theo dõi và điều trị tiếp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *