Đông y điều trị tiểu đường dựa trên cơ sở “tam tiêu”

Đông y điều trị tiểu đường dựa trên cơ sở “tam tiêu”- thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu đại diện cho 3 phần cơ thể. Phần trên gồm tâm, phế. Phần giữa gồm tỳ, vị. Phần dưới gồm can, thận, tiểu trường, đại trường, bàng quang.

3 bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường
Thiên hoa phấn

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là một loại bệnh lý mà cơ thể không thể điều chỉnh đường huyết một cách hiệu quả. Điều này xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin một cách đúng cách.

Insulin là một hormone được tạo ra bởi tuyến tụy và có vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng đường trong máu. Khi bạn ăn thức ăn chứa carbohydrate, cơ thể sẽ chuyển đổi chúng thành đường trong máu. Insulin giúp đưa đường từ máu vào các tế bào trong cơ thể, nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng hoặc được lưu trữ.

Khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả, đường trong máu sẽ tăng lên, gây ra hiện tượng gọi là tình trạng đường huyết cao (hyperglycemia). Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, hyperglycemia kéo dài có thể gây hại cho các cơ quan và mô trong cơ thể, gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Trong y học cổ truyền không có bệnh danh “tiểu đường”, nhưng đối chiếu với các chứng trạng biểu hiện trên lâm sàng căn bệnh này được quy vào phạm vi chứng “tiêu khát”, một chứng bệnh đã được nói đến rất sớm trong các y thư cổ như Hoàng đế nội kinh, Linh khu, Thiên kim yếu phương… Biểu hiện chủ yếu của chứng bệnh này được người xưa gọi là “tam đa, nhất thiểu”, nghĩa là ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều và sút cân nhanh.

Về trị liệu, cổ nhân thường lấy biện chứng “tam tiêu” làm cơ sở, nghĩa là phân chia thành 3 thể: Thượng tiêu (phần trên cơ thể, gồm tâm và phế), Trung tiêu (phần giữa cơ thể, gồm tỳ và vị) và Hạ tiêu (phần dưới của cơ thể, gồm can, thận, tiểu trường, đại trường và bàng quang). Nhưng hiện nay loại này thường chỉ tương ứng với tiểu đường típ I với đặc điểm lâm sàng khởi phát đột ngột, thường gặp ở người dưới 40 tuổi và trẻ em.

Còn tiểu đường típ II đa số gặp ở người trên 40 tuổi, có đặc điểm tiến triển âm thầm không bộc lộ rõ các triệu chứng lâm sàng, trên 70% các trường hợp phát hiện là nhờ xét nghiệm máu trong các kỳ khám sức khoẻ định kỳ, bệnh nhân đến với thầy thuốc chủ yếu vì các biến chứng về tim mạch, thần kinh, mắt và nhiễm khuẩn do tiểu dường gây ra. Bởi vậy, phương thức phân loại và biện chứng theo ‘tam tiêu’ truyền thống tỏ ra chưa hoàn toàn thích hợp với thực tiễn lâm sàng hiện đại.

Theo TTND. BS Trần Văn Bản – Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, Đông y điều trị tiểu đường dựa trên cơ sở “tam tiêu”- thượng tiêu, trung tiêuhạ tiêu đại diện cho 3 phần cơ thể. Phần trên gồm tâm, phế. Phần giữa gồm tỳ, vị. Phần dưới gồm can, thận, tiểu trường, đại trường, bàng quang. Trên cơ sở đó, BS Trần Văn Bản đưa ra một số bài thuốc chữa tiểu đường:

Tiểu đường thiên về thượng tiêu

Biểu hiện: Tân dịch hao tổn, kèm theo các triệu chứng: Khát, uống nhiều, miệng khô, lưỡi ráo, tiểu tiện nhiều lần. Mạch sác.

Phương pháp điều trị: Dưỡng âm nhuận phế

Bài thuốc- Thiên hoa phấn thang: Thiên hoa phấn 36g, sinh địa 24g, mạch môn 24g, cam thảo 8g, ngũ vị tử 8g, đạo mễ 16g.

Cách dùng: Mạch môn bỏ lõi, các vị trên (trừ đạo mễ) sắc với 1500ml nước. còn 600ml, cho đạo mễ vào đun vừa chín, lọc bỏ bã. Chia đều 7 phần, ngày uống 5 lần, tối uống 2 lần.

Tiểu đường thiên về trung tiêu

Biểu hiện: Trường vị hỏa uất táo thực, kèm theo các triệu chứng : Ăn nhiều, chóng đói, cồn ruột, gày sút nhanh

Phương pháp điều trị: Dưỡng vị sinh tân

Bài thuốc-Tăng dịch thang: Huyền sâm 32g, sinh địa 32g, mạch môn 32g, thiên hoa phấn 32g, hoàng liên 10g.

Cách dùng: Mạch môn bỏ lõi, các vị trên sắc với 1800ml nước, lọc bỏ bã , lấy 300ml. Chia đều 7 phần, ngày uống 5 lần, tối uống 2 lần.

Tiểu đường thiên về hạ tiêu

Biểu hiện: Thận âm bất túc, hoặc quá hư nên có các triệu chứng chính: tiểu nhiều, cả số lượng nước tiểu và số lần, mệt mỏi, đau lưng, mỏi khớp.

Phương pháp điều trị: Bổ thận sinh tân

Bài thuốc – Lục vị đại hoàng thang gia thạch hộc thiên hoa phấn: Sơn thù 16g, đan bì 12g, trạch tả 12g, hoài sơn 16g, thục địa 32g, thạch hộc 12g, thiên hoa phấn 12g, bạch linh 12g.

Cách dùng: Các vị trên sắc với 1800ml nước, lọc bỏ bã , lấy 400ml. Chia đều 7 phần, ngày uống 5 lần, tối uống 2 lần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *