Khám phá những vị thuốc “độc, lạ” trong Đông y Tác dụng chữa bệnh của cây bồ công anh |
Quả hắc kỷ tử tươi và khô. |
Hắc kỷ tử (kỷ tử đen, Lycium barbarum, tên khoa học là lycium ruthencium) là loại quả có hình tròn mọng, khi chín quả có màu đen với đường kính quả khoảng 0,5 cm. Hắc kỷ tử có vị ngọt, ngâm nước sẽ chuyển sang màu tím như màu hoa oải hương.
So với kỷ tử đỏ thì hắc kỷ được được cho là có giá trị dinh dưỡng cao hơn và được ví như “vua của Anthocyanin” – một hợp chất thực vật giúp trái cây và rau củ có màu đậm như đỏ, tím, xanh lam. Hoạt tính sinh học của hợp chất này đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra là giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sức khỏe con người.
Quả hắc kỷ tử hay kỷ tử đen quý hiếm và có tác dụng tốt hơn nhiều so với kỷ tử đỏ (câu kỷ tử) – vị thuốc thường gặp trên thị trường. Từ lâu, phụ nữ Tây Tạng sử dụng loại quả này để chống lão hóa, làm đẹp da và được ví như một loại “siêu trái cây” vì có những công dụng kỳ diệu cho sức khỏe.
Theo Đông y, hắc kỷ tử tính bình, quy kinh can, thận có tác dụng bổ can thận, ích khí, bổ huyết, làm sáng mắt.
Hắc kỷ tử sở hữu lượng OPCs (Oligomeric Proanthocyanidins) cực lớn, nồng độ cao nhất được phát hiện trong tự nhiên hiện nay. OPCs là bioflavonoids (các hợp chất thực vật phức tạp) được tìm thấy trong một số loại trái cây, rau và vỏ cây nhất định có lợi ích dinh dưỡng cho cơ thể người. Các nghiên cứu cho thấy mức độ chống oxy hóa của chất này mạnh gấp 20 lần so với vitamin C và mạnh gấp 50 lần so với vitamin E.
Sự biến đổi màu sắc thú vị khi pha trà hắc kỷ tử. |
Mỗi quả hắc kỷ tử chứa khoảng 40% protein và 18 axit amin khác nhau, cộng với hơn 20 chất khoáng khác, bao gồm kẽm, sắt, phốt pho và riboflavin (vitamin B2). Có thể thấy hàm lượng sắt nhiều hơn so với đậu nành và dinh dưỡng của rau bina.
5 loại carotenoid được tìm thấy trong quả hắc kỷ tử là: beta-carotene, zeaxanthin, lutein, lycopene và cryptoxanthin. Theo nghiên cứu, hàm lượng beta-carotene trong quả này còn nhiều hơn cà rốt.
Một số tác dụng của hắc kỷ tử
Cải thiện nhận thức, tăng năng lượng
Hắc kỷ tử chứa một số axit amin có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể tổng hợp dopamine và các chất dẫn truyền thần kinh khác. Đồng thời giúp ngăn ngừa tổn thương do stress oxy hóa đối với các tế bào não, nguyên nhân gây suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi.
Chống lão hóa
Quả hắc kỷ tử chứa các hợp chất gọi là polysacarit và rất giàu vitamin C có tác dụng chống lão hóa hiệu quả nhờ khả năng thúc đẩy cơ thể sản xuất elastin và collagen. Từ đó giúp làn da đàn hồi hơn, săn chắc hơn và khỏe mạnh hơn.
Nước ngâm hắc kỷ tử bôi lên da còn giúp da sáng khỏe, mờ thâm, giảm sẹo và giảm tổn thương do mụn trứng cá gây ra.
Hắc kỷ tử khô. |
Bảo vệ và ngăn ngừa tổn thương DNA
Stress oxy hóa có thể cản trở chức năng bình thường của tế bào và gây tổn hại DNA. Quả hắc kỷ tử chứa beta-carotene và OPCs (Oligomeric Proanthocyanidins) được cho là có tác dụng giảm stress oxy hóa và ngăn ngừa tổn thương DNA có liên quan tới các bệnh lão hóa thần kinh như sa sút trí tuệ, Alzheimer; kéo dài tuổi thọ;… OPCs cũng có thể giúp bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư.
Tốt cho thị lực
Hắc kỷ tử từ lâu đã được biết đến là có tác dụng rất tốt với thị lực, giúp cải thiện thị giác và giảm xuất huyết mao mạch, phòng tránh và chống lại sự phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng nhờ tác dụng của hai hợp chất carotenoid và OPCs. Trong đó loại carotenoid được nhắc đến nhiều nhất là lutein và zeaxanthin.
Tăng cường hệ miễn dịch
Hắc kỷ tử cũng là một nguồn giàu vitamin C và kẽm. Hai loại này đặc biệt tốt cho hệ miễn dịch, chống lại các nhiễm trùng như cảm lạnh và cúm.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Hàm lượng chất chống oxy hóa cao cùng lượng vitamin B giúp hắc kỷ tử có thể có lợi trong việc bảo vệ khỏi các bệnh tim mạch bao gồm giảm nồng độ cholesterol xấu, chống lại sự hình thành của các mảng xơ vữa động mạch có liên quan tới các bệnh huyết khối và rủi ro đột quỵ, nhồi máu cơ tim, đồng thời hỗ trợ cho quá trình lưu thông máu thuận lợi hơn.
Vì thế mà hắc kỷ tử cũng có thể trở thành lựa chọn lành mạnh cho người mắc bệnh huyết áp.
Trà hắc kỷ tử. |
Cách sử dụng hắc kỷ tử
Theo Đông y, hắc kỷ tử có vị ngọt, đi vào kinh can thận. Loại thảo dược này được nhắc đến trong nhiều sách y học cổ truyền, trong đó, sách Bản thảo kinh sơ có đề cập: Hắc kỷ tử bổ can thận, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc, rất tốt để ích tinh, minh mục (sáng mắt). Sách Dược tính bản thảo lại viết: Hắc kỷ tử bổ ích tinh bất túc, minh mục, an thần, trị chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn gây xây xẩm mặt mày, mệt mỏi, di tinh, đau mắt, mỏi mắt, quáng gà.
Về cách sử dụng, bạn có thể dùng hắc kỷ tử để pha lấy nước uống (cho hắc kỷ tử vào nước, hãm như hãm trà). Mỗi lần dùng 5 gram hắc kỷ tử với 200ml nước ấm. Ngoài ra, có thể đem hắc kỷ tử ngâm rượu hoặc dùng hắc kỷ tử để nấu các món hầm, canh, súp.
Lưu ý, hắc kỷ tử để lâu sẽ bị giảm dược tính.