Hoa đào tác dụng từ sức khỏe cho đến làm đẹp

Theo Y học cổ truyền, hoa đào tính bình, vị đắng, không độc; có công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, hoạt huyết, hóa ứ, tư âm, bổ thận, nhuận tràng. Hoa đào không chỉ là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc mà đây còn là một vị thuốc trong Y học cổ truyền có tác dụng thông tiểu tiện, hoạt huyết và nhuận tràng cùng dưỡng nhan, làm đẹp da không thua gì các mỹ phẩm cao cấp đắt tiền.

Thất diệp nhất chi hoa – thảo dược quý hiếm chữa ung thư, giải độc Trinh nữ hoàng cung và những tác dụng chữa bệnh không ngờ

Hoa đào

Cây mọc ở rừng núi và đồng bằng, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm và cận nhiệt đới châu Á. Hoa nở khoảng 10 – 15 ngày, thường thích nghi trên đất dễ thoát nước.

Cây đào là một loại cây nhỡ, cao 3 – 4m. Thân cành nhẵn, có vỏ màu xám, trên thân thường có chất nhầy trong đùn ra gọi là nhựa đào. Lá đơn, mọc so le, có cuống ngắn, hình mũi mác hẹp, đầu thuôn nhọn. Phiến lá dài 5 – 8cm, mép lá có răng cưa, gốc hẹp dần có 2 tuyến nhẵn, gân giữa nổi rõ ở mặt dưới; lá kèm hẹp nhọn, có răng. Khi vò có mùi hạnh nhân.

Hoa xuất hiện trước lá, hoa mọc riêng lẻ hoặc mọc chùm, lưỡng tính, màu hồng nhạt dày đặc ở cành; đài có ống hình chuông, 5 thùy có rất nhiều lông, tràng có 5 cánh mỏng hình trứng ngược; 35 – 40 nhị màu vàng, dài bằng cánh hoa, chỉ nhị nhẵn, bao phấn hình mắt chim; bầu thường có lông, gốc có lông xồm xoàm, đầu nhụy phình to.

Quả hạch gần hình cầu, đầu nhọn có một ngấn lõm vào, chạy dọc theo quả. Vỏ ngoài có lông rất tơ mịn, đáy tròn, đầu nhọn. Quả chín có những đốm đỏ, hoặc có màu vàng nhạt.

Hoa đào tác dụng từ sức khỏe cho đến làm đẹp
Hoa đào đã được xem như tinh hoa ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ, điều không may và mang lại sự an yên, hạnh phúc/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Tác dụng của hoa đào

Y học cổ truyền phương Đông cho rằng, có thể trọng dụng vẻ đẹp tao nhã và hương thơm thanh khiết cũng như cái sinh khí tràn trề, mãnh liệt của hoa lá để làm đẹp cho làn da và nâng cao sức khỏe, làm chậm quá trình lão hóa và phòng chống bệnh tật.

Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi) hoa đào có tính tẩy và có tác dụng làm thông tiểu tiện (nên được dùng điều trị phù thũng, bí đại tiện).

Trong Y học cổ truyền hoa đào có vị đắng, tính bình, không độc và vào được ba đường kinh Tâm, Can và Vị. Vị thuốc này có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh như thủy thũng, cước khí, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, kinh bế, tâm phúc thống (đau vùng tim), mụn nhọt…

Chính vì vậy mà từ xa xưa, sau dịp Tết Nguyên đán, người ta thường thu hái hoa đào đem phơi khô trong bóng râm (phơi âm can) và bảo quản nơi cao ráo để làm thuốc dùng dần.

Trong Y học hiện đại tthành phần của Đào chứ glycosdie cyanogenetic, amygdalin. Hoa đào chớm nở chứa trifolin, glucosid. Tinh dầu của cây gồm 130 hoạt chất, trong đó đáng kể nhất là benzaldehyd, limone, 1 – methylhydrazin, 4 – ethenyl – 1,4 – dimethyl xiclohenxen và 3 – caren.

Hoạt động chống oxy hóa

Tất cả các nồng độ của ethyl acetate và n–butanol đều có tác dụng ức chế quan trọng đối với các hoạt động chống oxy hóa khác nhau. Có một hệ số liên quan cao đáng kể giữa hoạt động chống oxy hóa tổng thể với tổng hàm lượng phenolic và flavonoid. Dường như các phân đoạn etyl axetat và n-butanol có thể đóng vai trò như một nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên mới.

Dịch chiết Hoa đào có tác dụng dụng chống oxy hóa, giúp làm mờ nếp nhăn, cải thiện độ săn chắc cho làn da.

Hoạt động chống viêm

Hoa đào có hoạt tính chống viêm chống lại các tế bào sarcoma nguyên bào xương của chuột trong khi hoạt động chống viêm ở liều 250 mg/kg đã được quan sát thấy ở phù chân gây dị ứng. Hoa được sử dụng như một loại thuốc tẩy giun và tẩy sán.

Bảo vệ chống lại chất sinh ung thư da

Chiết suất nước của cây cung cấp sự bảo vệ khi bôi tại chỗ chống lại sự phá hủy DNA do tia cực tím gây ra và chất sinh ung thư.

Bảo vệ da khỏi các tác hại của tia UV

Tác dụng bảo vệ của các chất chiết xuất từ hoa đã được thử nghiệm chống lại tổn thương da do tia cực tím (UV) gây ra bằng cách sử dụng các mô hình in vivo đối với ban đỏ do tia UVB ở chuột lang và phù tai ở chuột ICR. Hoa đào được làm thành một sản phẩm mỹ phẩm mới, được sử dụng bôi ngoài da để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVB.

Chiết xuất Hoa đào ức chế hình thành hắc sắc tố melanin, làm mờ tàn nhang, nám da, da mịn màng và trắng hồng. Tính vị, tác dụng

Hoa đào tác dụng từ sức khỏe cho đến làm đẹp
Trà hoa đào/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Bài thuốc dân gian sử dụng hoa đào để làm đẹp và trị bệnh

Hoa đào dùng để làm đẹp

Danh y Tuệ Tĩnh trong Nam dược thần hiệu cũng đã ghi lại hai phương thuốc dùng hoa đào để làm đẹp da mặt cho phụ nữ.

Phương thứ nhất: hoa đào 4 lạng ta, nhân hạt bí đao 5 lạng ta, vỏ quýt 2 lạng ta, tất cả đều phơi khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 đồng cân với nước ấm sau bữa ăn. Muốn da trắng thì thêm nhân hạt bí đao, nếu muốn da đỏ hồng thì thêm hoa đào. Uống 50 ngày thì mặt trắng, uống thêm 50 ngày nữa thì da dẻ toàn thân cũng trở nên trắng trẻo.

Phương thứ hai: vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch lấy hoa đào phơi khô, tán bột. Ngày mùng 7 tháng 7 chích lấy máu ở mào con gà, đem trộn với bột hoa đào rồi bôi lên da mặt, sau 2 – 3 ngày màng thuốc bong ra thì da mặt trở nên tươi sáng như hoa. Đây là phương thuốc làm đẹp bí truyền của Thái Bình công chúa đời nhà Đường (Trung Quốc), sau được sách Thánh tễ tổng lục chế thành một loại mỹ phẩm có tên gọi là Diện mô cao.

Để trị trứng cá, mụn nhọt trên da mặt, Tuệ Tĩnh khuyên nên dùng hoa đào và nhân hạt bí đao với liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán bột, hòa với mật mà bôi hoặc dùng hoa đào và đan sa với liều lượng như nhau, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 đồng cân (3 – 4g) vào lúc đói trong 10 – 20 ngày. Ngoài ra, để trị mụn nhọt ở vùng lưng, sách Thánh tễ tổng lục khuyên nên dùng bột hoa đào hòa với dấm đặc mà bôi lên tổn thương nhiều lần trong ngày.

Với những phụ nữ quá béo, muốn có được một thân hình thon thả, ưa nhìn, sách Thiên kim yếu phương khuyên nên uống bột hoa đào mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1g vào lúc đói.

Để trị các vết rám đen ở mặt, người ta dùng hoa đào 4 phần, bạch dương bì 2 phần và bạch quả tử nhân 5 phần, tất cả đem sấy khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g ngay sau bữa ăn.

Phụ nữ muốn có được làn da trắng trẻo, nhu nhuận, mịn màng có thể dùng bài thuốc có tên gọi là Ngọc nhan tán, gồm các vị : hoa đào 200g, đông qua nhân (nhân hạt bí đao) 250g, và bạch dương bì (vỏ cây bạch dương) 100g. Các vị đều sấy hoặc phơi khô, tán bột, trộn thêm một chút đường trắng rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê sau bữa ăn.

Hoa đào dùng để chữa bệnh

Để trị các chứng cước khí, đau vùng tim, người ta dùng hoa đào khô tán bột, uống với nước ấm hoặc rượu với liều từ 3 – 5g trong một ngày.

Để chữa chứng rụng tóc, hói đầu người ta dùng bột hoa đào trộn đều với mỡ lợn hoặc dầu vừng rồi bôi lên vùng tổn thương sau khi đó rửa sạch bằng nước hòa với tro của rơm rạ.

Để chữa chứng ngược tật (sốt rét) dùng hoa đào tán bột uống, mỗi ngày 3 g với rượu ấm.

Để chữa chứng kiết lỵ dai dẳng, có thể dùng hoa đào 10 – 15 bông sắc uống, mỗi ngày 3 lần.

Để chữa chứng đại tiện táo kết, dùng hoa đào khô 10g, hoa đào tươi 30g, sắc uống.

Để chữa chứng tiểu tiện bất lợi, dùng hoa đào tươi 30g trộn với bột mỳ, đường làm bánh nướng ăn.

Hoa đào tác dụng từ sức khỏe cho đến làm đẹp
Đào phai, sắc hồng nhẹ nhàng, mơn mởn, đầy tinh tế, thanh lịch/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Truyền thuyết về hoa đào ngày tết

Ngày xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt có một cây hoa đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào to lớn khác thường, bóng cây che phủ cả một vùng rộng.

Có 2 vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa đào khổng lồ này. Các vị diệt trừ ma quái, giúp cho người dân trong vùng có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Khiếp sợ trước quyền năng to lớn của 2 vị thần, lũ yêu ma cũng sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là chúng đã sợ hãi bỏ chạy.

Tuy nhiên, đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, 2 thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Chính vì thế, lũ yêu tinh được dịp hoành hành, tác oai tác quái.

Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã nghĩ ra một cách là đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ. Nếu ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà để xua đuổi ma quỷ.

Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành hoa đào về cắm trong nhà để trừ ma quỷ. Tuy nhiên về sau, người ta quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này vì không còn tin vào ma quỷ, thần linh như tổ tiên ngày xưa.

Ngày nay, cành đào tươi thắm vẫn xuất hiện trong mỗi ngôi nhà vào dịp Tết đến xuân về nhưng ý nghĩa của nó đã khác xa với tục lệ ngày xưa. Vẻ đẹp của nó đã mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới tốt đẹp.

Luu ý khi sử dụng hoa đào

Hiện nay, trên thị trường có một số loại mỹ phẩm lấy danh nghĩa là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, hoặc làm giả các nhãn hiệu nổi tiếng để đánh lừa khách hàng.

Thực chất tác dụng làm trắng da, trị mụn, chống nám, làm mịn da một cách nhanh chóng do trong sản phẩm còn ngầm có thêm thành phần Corticoides- đã bị Bộ Y tế cấm sử dụng. Nếu dùng lâu ngày Corticoides sẽ phá huỷ làn da: gây teo da, giòn mao mạch, da nhợt nhạt, nhăn nhúm, dễ bắt nắng, sụp mi mắt, viêm da, gây mụn mủ….Vì vậy, bạn đọc nên cẩn thận khi sử dụng.

https://suckhoeviet.org.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *